Quần áo

Quần áo

26 thg 9, 2010

Bố GS Ngô Bảo Châu: Chúng tôi không ép con

GS.TSKH Ngô Huy Cẩn, thân sinh của GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về cách dạy con cũng như cuộc sống của gia đình mình.

GS.TSKH Ngô Huy Cẩn sinh năm 1941, là bố của GS Ngô Bảo Châu - người vừa giành giải thưởng Fields danh giá.
Ông từng du học ở Nga chuyên ngành cơ học, nhiều năm công tác ở Viện cơ học, là cán bộ Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước.
Hiện ông đã nghỉ hưu và sống cùng vợ là PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền TƯ) ở phố Đào Tấn, Hà Nội.
- Về cậu con trai duy nhất của mình, ông có thấy hồi nhỏ Ngô Bảo châu có gì đặc biệt, khác các bạn cùng lứa như mọc răng sớm hơn, biết đi, biết nói sớm hơn...

Không. Châu là đứa trẻ bình thường. Nếu nói về đặc điểm thì hồi nhỏ Châu khá bụ bẫm do được mẹ nuôi tốt. Còn tôi thời gian đó đi bộ đội, xa nhà suốt, không chăm được con mấy.

- Nhưng những lần về thăm nhà, quan sát con, và nghe vợ kể về con, ông thấy Ngô Bảo Châu là đứa trẻ thế nào?

Châu cũng hiếu động, nhưng ngoan, khi bố mẹ nói biết nghe lời.

- Còn khi con lớn, ông nhận xét về Châu như thế nào?

Nó là người điềm đạm, chín chắn.

- Cái điềm đạm, chín chắn này là do rèn luyện hay do tính cách Ngô Bảo Châu từ trước như thế? Ông thấy mình ảnh hưởng tới con ở điều gì là nhiều nhất?

Nói chung, "cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Ngay khi học xong phổ thông, Châu đã đi học xa nhà. Lúc con còn nhỏ thì tôi đi bộ đội nên cũng hay xa nhà. Tính cách Châu là tự nó thế chứ không phải do mình muốn uốn mà được. Vả lại, vợ chồng tôi cũng không can thiệp nhiều vào con. Chúng tôi để Châu tự phát triển, cả tính cách cũng như khả năng.



Gia đình GS Ngô Bảo Châu.

- Đứa trẻ nào cũng dễ nghịch ngợm, thậm chí nghịch dại và khó có thể nói không mắc lỗi. Với Ngô Bảo Châu, ông đã bao giờ phải cho đòn roi?

(Cười) Chúng tôi gần như không bao giờ đánh con. Thực ra cũng do Châu ngoan, khi làm gì sai, chúng tôi nói là Châu biết nghe. Tôi nhớ có lần Châu đang học trường Trưng Vương, Hà Nội do ở lớp Châu nghịch, hình như là nhảy lên bàn nên bị thầy giáo bắt làm bản kiểm điểm. Hôm đó, Châu sợ không dám về nhà. Hết giờ học đã lâu mà không thấy con về, vợ chồng tôi cuống lên đi tìm. Mãi lâu lắm, không nhớ là mấy giờ, nhưng tối mịt rồi, công an mang Châu tới nhà trả. Hóa ra, cu cậu sợ quá, đi bộ tuốt lên Cầu Giấy rồi bị lạc.

- Lúc đó, thấy con về, ông có trách phạt gì không?

Không. Thấy nó về là mừng rồi.

- Nhưng ít ra, để làm nghiêm với con, có lẽ cũng phải giả vờ nghiêm nghị trách mắng...

Thú thực là lúc đó mừng quá rồi, chẳng còn trách phạt gì nữa.

"Châu không được học trước chương trình"

- Nhiều người tò mò, vợ chồng ông đã dạy con như thế nào khi con còn nhỏ, để bây giờ có một GS Ngô Bảo Châu giỏi đến thế?

Thực ra, cách dạy con của chúng tôi không có gì đặc biệt. Tôi không cho Châu học trước chương trình. Chỉ khi đến khoảng lớp 3, lớp 4, tôi thấy Châu giải toán nhanh nên có hướng cho con sau này học chuyên toán.

- GS Châu đã từng giải toán nhanh như thế nào?

Trong một chương ở sách giáo khoa, tôi giao cho 1, 2 bài toán, Châu giải loáng cái xong ngay. Giao cho cả chương, từ hôm trước, đến hôm sau Châu cũng xong. Thực sự là tôi thấy con ngay từ hồi đấy giải toán nhanh, bộc lộ khả năng về toán nên hướng cho cháu học chuyên sâu về toán.

- Và ông có kỳ vọng sau này con mình trở thành một nhà toán học?

Chúng tôi đều là những nhà nghiên cứu, lại thấy con học được về toán nên cũng mong con mình sau này trở thành một nhà nghiên cứu. Chỉ là một nhà nghiên cứu thôi, chứ cũng chưa nghĩ xa hay kỳ vọng kiểu như con phải nổi tiếng, giành giải thưởng này nọ. Khi Châu lớn, học đại học rồi, tôi muốn Châu nghiên cứu sâu hơn về cơ học, nhưng Châu chỉ thích toán nên tôi cũng không ép.

Đừng thái quá!

- Năm học mới vừa bắt đầu. Những bậc cha mẹ có con vào lớp 1 hay có con vào đầu cấp nói chung (lớp 6, lớp 10) thường rất kỳ vọng vào con. Nhiều trẻ mới đầu năm đã căng thẳng bởi lịch học kín từ sáng đến tối, kể cả ngày nghỉ. Trẻ 4 - 5 tuổi đã phải học thêm để biết chữ, biết số, biết tiếng Anh và bố mẹ đã phải tính toán, thậm chí "đặt cọc" để cho con vào học trường nào tốt, dù trái tuyến... Cá nhân ông nhận xét về điều này thế nào?

Tôi nghĩ rằng mọi thứ đừng thái quá. Hãy để con trẻ phát triển tự nhiên đúng với khả năng của nó. Việc chạy trường hay học thêm, dạy thêm cũng phải nhìn đến yếu tố giáo viên và nền giáo dục nói chung. Nếu chỉ có một vài trường thật sự bật lên dành cho đối tượng giỏi đặc biệt, còn lại chất lượng các trường đồng đều nhau, giáo viên đều yêu nghề, đồng lương đảm bảo cuộc sống... thì sẽ không có chuyện chạy trường, học thêm, dạy thêm.

Nếu chỉ trần trụi đồng lương, thực sự lương giáo viên đang rất thấp. Không thể yêu cầu giáo viên không được kiếm tiền. Hơn nữa, cuộc sống có cung ắt có cầu. Vì thế, giáo viên đi dạy thêm cũng là điều dễ hiểu. Ở nhiều nước tiên tiến, giáo viên rất yên tâm với công việc của mình, yêu nghề... bởi vì môi trường và đồng lương cho phép họ như vậy.

Nền giáo dục của mình chạy đua. Tôi không nghĩ cái đó là hay. Tuy nhiên, để giải quyết điều này rất khó, đòi hỏi trách nhiệm xã hội. Nếu Bộ GD&ĐT làm sao để chất lượng giáo dục đồng đều thì việc chạy đua vào các trường sẽ giảm.

Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Hoài Hương (Thực hiện)
Theo KH&ĐS

Nhãn:

23 thg 9, 2010

Nguyễn Quốc Cường: Chưa bao giờ nhận biệt danh "Đô la"

Doanh nhân trẻ tuổi đã khẳng định rằng biệt danh Cường "Đô la" mang đến cho anh không ít rắc rối.

Xuất hiện bất ngờ trong cuộc họp báo ra mắt chuyên trang tài chính NDHMoney.vn (Người đồng hành Money.vn) tại Hà Nội với tư cách khách mời danh dự, Nguyễn Quốc Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã trở thành tâm điểm của báo giới.

Nhỏ nhắn hơn so với cả những hình ảnh trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây nhưng ở Cường có sự chững chạc và nghiêm ngắn. Anh trò chuyện khá cởi mở nhưng vẫn có những câu đề phòng với báo giới.

Tên Cường đôla ảnh hưởng nhiều tới kinh doanh

- Có vẻ như NDHMoney.vn rất tương đồng với cái tên Cường Đôla?

- Cường được ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng Giám đốc của SSI mời tham gia sự kiện này nhưng mãi tới khi có mặt tại đây mới biết đó là sự kiện gì. Cường và NDHMoney.vn không có sự liên hệ hay liên quan nào trước đó.



Ông Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Quốc Cường

- Như vậy là anh phải được trả cát- xê cao cho vụ xuất hiện này rồi?

- (Cười tươi) Cường nghĩ là mình cũng như những quý vị khác khi được mời tới đây. Ông Hưng có cho Cường biết rằng, đây là một cuộc hội thảo mà tôi nghĩ là anh rất nên tham dự.

- Giới doanh nhân thì cho rằng anh là người thuộc giới giải trí còn gần đây anh lại muốn khẳng định sự xuất hiện của mình với tư cách một doanh nhân?

- Cường chưa bao giờ là người của giới giải trí, nhưng từ những năm 2004, khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, năm đó, Cường khoảng 24 tuổi thì Cường đã bị khoác lên người rất nhiều tai tiếng, những chuyện mà chính Cường cũng không biết họ lấy từ đâu ra.

- Thiết tưởng anh phải rất tự hào về những giai thoại và cả những điều như… huyền thoại mà cư dân mạng và nhân gian đã mang tới cho mình?

- Những điều mà bạn cho là giai thoại và huyền thoại đó là những điều mà Cường nghĩ rằng họ đã thêu dệt, bịa đặt nên cho mình.

- Những điều đó khiến người ta rất hâm mộ và tò mò về anh?

- Những chuyện thêu dệt đó Cường không quan tâm nhưng gần đây nó ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới công việc kinh doanh của Cường.

- Anh có vẻ cay cú về những tin đồn quanh mình? Song không phải rằng, đôi khi trong kinh doanh, sự chú ý của khách hàng tới ông chủ doanh nghiệp cũng là một cách để bán hàng?

- Cường không quan tâm nên không cay cú và cũng chẳng để những tin đồn đó ảnh hưởng tới công việc hay cuộc sống của mình. Suốt thời gian qua, công ty của Cường vẫn sống khỏe. Nhưng thời gian gần đây, khi Quốc Cường Gia Lai chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh thì những tin đồn đó ảnh hưởng không nhỏ tới công ty của Cường.

Trong cuộc họp các cổ đông hay cộng đồng các nhà đầu tư đều lên tiếng về việc báo chí đưa tên Cường Đôla vào các cuộc phỏng vấn và họ hỏi Cường là tại sao lại đồng ý để người ta kêu cái tên đó, một cái tên nghe qua là thấy thiếu nghiêm túc trong khi tài chính rất cần sự nghiêm túc.

Với “nghi án” giấu lãi

- Anh có nghĩ rằng, bởi anh là người được công chúng chú ý và cái tên Cường Đôla cùng những giai thoại về anh đã góp một phần vào việc xây dựng thương hiệu cho Quốc Cường Gia Lai, đây cũng là một trong những điều mà anh được chọn là người công bố thông tin cho Quốc Cường Gia Lai?

- Tôi không nghĩ như vậy. Việc tôi được chọn là người công bố thông tin cho công ty là vì tôi đã đồng hành và hiểu rất sâu sắc công ty này để có thể đưa ra những thông tin chính xác nhất. Cho tới bây giờ thì vẫn chưa có người đứng ra đảm nhận công việc này nên tôi vẫn phải kiêm nhiệm, nhưng trong tương lai, tôi có rất nhiều việc phải làm và sẽ có người đứng ra đảm nhận công việc này thay tôi.

- Việc trở thành một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có phải là một áp lực đối với cá nhân anh nói riêng và công ty nói chung?

- Cường nghĩ nó không chỉ là áp lực mà còn là việc bắt buộc phải làm khi trở thành công ty niêm yết, bởi mỗi thông tin từ công ty đều có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường cổ phiếu, ảnh hưởng tới lợi ích chung của công ty cũng như lợi ích của mỗi cổ đông, điều mà Cường quan tâm hơn tất thảy.

Chính bởi vậy mà Quốc Cường Gia Lai phải có bộ máy hoạt động, vận hành nhanh nhạy hơn, trơn tru hơn.

- Nhưng mới công bố chính thức niêm yết thì công ty của anh đã vướng vào nghi án giấu lãi?

- Cường giấu lãi để làm gì? Ngay sau khi Cường công bố, giá cổ phiếu đã xuống liên tiếp và đó là lý do mà Cường tránh gặp gỡ với báo chí. Việc lên xuống của thị trường cổ phiếu khó ai điều khiển được, khi nó lên thì ai cũng vui, nhưng khi nó xuống thì ai cũng buồn và Cường không là ngoại lệ, xong một số người ác ý có thể vin vào điều này, điều kia để đổ lỗi.

Cường không muốn chỉ vì những từ “cậu ấm, cô chiêu” hay Cường Đôla… trong những bài viết trên báo chí chính thống, những nguồn mang tính định hướng thông tin làm ảnh hưởng tới công ty Quốc Cường Gia Lai.
- Anh mất cảm tình và không tin báo chí?

- Không. Không phải mất cảm tình hay không tin, ví dụ như ngày hôm nay, các bạn phỏng vấn sao tôi nói vậy nhưng khi lên bài thì được dựng lên cái tít khác hẳn nào là "Đại thiếu gia Cường Đô La", trong câu trả lời của tôi không hề có những điều như thế. Hoặc bạn gửi email thì tôi sẽ trả lời nếu bạn gọi tôi là Cường hoặc Quốc Cường chứ nếu gọi tôi là Cường Đô La thì tôi không bao giờ trả lời.

Tôi không ác cảm với nhà báo, tôi muốn những gì mình nói không bị bóp méo hoặc thêm thắt.

- Anh có nghĩ rằng, vào thời điểm hiện tại, anh có thể hoàn toàn đảm nhận mọi trách nhiệm và công việc mà mẹ anh, bà Nguyễn Thị Như Loan giao cho?

- Cường nghĩ công việc mỗi ngày sẽ nhiều hơn, việc ngày mai sẽ nhiều hơn so với việc hôm nay và lúc nào Cường cũng cần có sự chia sẻ từ mẹ.

- Anh nói nhiều về việc muốn làm những gì tốt nhất cho công ty của mình, vậy trong thời gian tới, anh mong muốn và tập trung làm những việc gì với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai?

- Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai đang là công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản của TP Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. Dự án lớn nhất mà công ty nhằm hoàn thiện trong thời gian này là phát triển khu bất động sản ven thành phố, phía nam Sài Gòn. Thời gian tới sẽ phát triển về lĩnh vực cao su và thủy điện.

-Anh có nói rằng, bất cứ phóng viên nào phỏng vấn anh, loanh quanh một hồi lại trở về với những việc riêng tư như hỏi về vợ mình, ca sĩ kiêm người mẫu và diễn viên nổi tiếng Hồ Ngọc Hà hay nhắc lại những “nghi án” tình ái cũng như các thú chơi của anh, song quả thật, hình ảnh anh với bộ sưu tập xe rất ấn tượng, người ta khó mà không nhắc tới?

- Mỗi người có một sở thích và sưu tầm xe là thú chơi của Cường. Có những người sưu tầm hạt xoàn, kim cương mới mắc tiền chứ mấy chiếc xe của Cường có đáng gì đâu. Cường cũng chưa bao giờ mang xe của mình đi phá làng phá xóm.
- Công ty của anh có nghĩ tới việc đưa hình ảnh của Hồ Ngọc Hà vào việc quảng bá?

Nếu bạn để ý thì trong tất cả những quảng cáo trên báo, đài của công ty, Quốc Cường Gia Lai luôn tập trung vào chất lượng và hình ảnh của sản phẩm nhiều hơn là tìm đến một gương mặt để đại diện cho sản phẩm.

"Bạn thấy tôi không có gì hấp dẫn sao?"

- Bên cạnh thú sưu tầm xe hơi không biết anh có thú uống café, tụ tập bạn bè không?

- Có chứ, thi thoảng trong giờ làm việc Cường cũng có hẹn các đối tác đi café, hoặc vào cuối ngày, dịp cuối tuần, Cường thích tụ tập bạn bè cùng đi chơi, ăn uống.

- Một ngày của anh dành cho công việc và gia đình thế nào?

Cường dậy vào khoảng 6h tới 6h30, làm các thủ tục buổi sáng và có mặt tại công ty vào lúc 8h sáng. Tầm 6h Cường trở về nhà và lúc đó là thời gian dành cho gia đình.

- Nếu có người nhìn anh và nói rằng: anh đúng là niềm mơ ước của không ít người đàn ông khác, không biết điều gì ở anh đã thu hút các kiều nữ và anh lại chiếm được trái tim của một người đẹp nổi tiếng làng showbiz Việt, anh nói sao?

- Bạn thấy tôi không có gì hấp dẫn sao?

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Theo VTC News/

Nhãn:

Rộ mốt ăn thịt chuột

Chuột thui rơm vàng, lột da xong có thể ướp sả ớt rang muối, hoặc chiên dầu mỡ cho giòn.

Không chỉ là món nhậu được ưa thích của dân xứ Nghệ, mấy năm gần đây, chuột đồng còn được các thương lái mua mang vào miền Nam. Đến mùa săn chuột, ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu đều có những thương lái chuyên mua chuột của các thợ săn.

Thợ săn vào mùa



Thịt chuột lên giá, lôi kéo không chỉ người lớn
mà trẻ con cũng rủ nhau đi bắt.

Đang đi trên huyện lộ 533, đoạn qua xã Nhân Thành - Yên Thành (Nghệ An), chúng tôi thấy một nhóm 4 - 5 người cầm mai chạy đi, chạy lại trên bờ kênh. Dừng xe lại gần mới biết đó là những người săn chuột đồng. Chúng tôi tiếp cận một người đang ngồi nghỉ giải lao bên bờ ruộng, vừa hút thuốc lào vừa dùng chân kẹp chặt nửa bao tải đựng chuột.
Không giấu diếm, người đàn ông vui tính tự giới thiệu: “Tui tên Hùng, ở Diễn Quảng, Diễn Châu, hay đi bắt chuột nên người ta gọi Hùng chuột. Bọn tui đi săn “cu tý” kiếm thêm đồng tiền cho con cái ăn học”.
Anh Hùng cho biết, thịt chuột đồng trước đây không ai dám ăn, nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại nay, có lái chuột đến thu gom đưa đi miền Nam, nên giá thịt chuột cứ tăng dần từ 3.000đồng/kg, đến bây giờ từ 15.000 - 20.000đ/kg đối với chuột đã chết. Còn chuột sống có giá 35.000 - 50.000đồng/kg. Thấy có ăn, nhiều người trong làng lao vào săn chuột.
“Ban đầu, bọn tui dùng cuốc, xẻng để đào, rồi đổ nước, hun khói, nhưng càng ngày càng có kinh nghiệm, nên đặt thợ rèn cái thuổng (gần giống cái xà beng) nhỏ, dài hơn 1 mét, một cái chõ miệng đan bằng tre, miệng chõ được cấu tạo để chuột chỉ có thể vào chứ không ra được và quan trọng nhất là huấn luyện chó săn cho tốt. Chỉ cần như thế, chuột nào cũng không thoát được”, anh Hùng nói.
Theo anh Hùng, để săn được chuột hiệu quả thì phải biết tập tính của nó. Hang chuột thường có 1 - 3 ngách, người săn chuột chỉ cần đặt chõ vào các ngách rồi chọn hang chính, thọc thuổng vào, chuột sợ phải vọt ra theo các ngách, chui tọt vào cái chõ đã để sẵn ở ngoài. Nếu con nào thoát thì chó săn bắt lại.
“Những chú chó hỗ trợ rất đắc lực, bản thân nó cũng có thể tìm hang chuột, cào bới, sủa inh ỏi, chuột ra là vồ, ngoạm lại cho chủ”, anh Minh, một thợ săn chuột nói. “Chuột nhiều lúc cũng sống tập thể khoảng 20 – 30 con trong hang lớn. Mỗi ngày, anh em chúng tôi cũng kiếm được từ 100.000 - 200.000 đồng, gấp nhiều lần làm ruộng”, anh Hùng nói.

“Cu tý” du Nam

Thợ săn với bao chuột đồng vừa bắt được

Hà, một lái chuột nói: “Trước đây, tui gom chuột rồi điện thoại cho mối đến lấy, bây giờ người ta ra tận đồng để mua. Khách mua đủ mọi tầng lớp, dân buôn bán có, dân thường có, dân “VIP” có. Họ mua về để mần thịt nhậu. Nhậu chuột đồng bây giờ là mốt”.

Chuột mang đi vào miền Nam được các thương lái lựa chọn kỹ càng, phải là chuột sống, còn khỏe mạnh và thường có giá khá cao, từ 40.000 - 60.000 đồng/kg. Sau khi được gom từ các thợ săn, chuột được cho vào lồng sắt rồi vận chuyển vào miền Nam bằng ô tô.
“Mỗi ngày, ở Nghệ An có hơn 20 chuyến xe khách đi vào TP.HCM, vì vậy việc vận chuyển chuột vào Nam hết sức đơn giản. Chỉ cần có chuột vào, các đầu mối ở trong đó sẽ đến bến xe Lam Hồng nhận hàng rồi phân phát cho các quán nhậu. Gửi vào bao nhiêu, các quán tiêu thụ hết bấy nhiêu”, anh Nguyễn Quốc Đại, một lái buôn chuột ở huyện Diễn Châu cho biết.
Thịt chuột có thể làm được nhiều món. Chuột thui rơm vàng, lột da xong có thể ướp sả ớt rang muối, hoặc chiên dầu mỡ cho giòn; chuột làm món giả cầy, kho tàu, hoặc rô ti; chuột ướp gừng kẹp lá chanh nướng, chuột nướng chao, chuột xào lăn...
Nhưng ngon nhất, có lẽ là món chuột đồng úp nồi đất nung: Chuột làm sạch để nguyên con đem ướp muối, tiêu, ớt, sả, ngũ vị hương, bột ngọt khoảng 15 phút cho gia vị ngấm vào thịt; sau đó dùng que xiên chuột, cắm đứng những que xiên chuột lên, lấy nồi đất úp ngược miệng xuống đất, bên ngoài dùng rơm nếp cái hoa vàng đốt lửa lên, đốt đến lúc nào mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Lúc đó, lấy nồi ra thấy da chuột căng bóng, vàng rộm.
Theo SGTT

Nhãn:

Nước bọt làm vết thương mau lành

Kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy: Một số thành phần hóa học trong nước bọt con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.


Điều này mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc các chấn thương mãn tính liên quan đến bệnh tiểu đường và các thương tổn khác như bỏng, hay bị ngã bầm dập, trầy da...

Điều đặc biệt hơn, với thành phần hóa học này có trong nước bọt các nhà khoa học đang dự định phân lập chúng để chế tạo ra loại kem chống nhiễm khuẩn dùng trong điều trị các vết thương.

Nghiên cứu cho thấy, đối với những bệnh nhân mắc phải các tổn thương khó lành, chẳng hạn như mọc mụn ở chân, bị các vết loét liên quan đến bệnh tiểu đường... thì thành phần trong nước bọt tỏ ra rất có ích trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Đặc biệt, histatin - một protein có trong nước bọt còn được các nhà khoa học khẳng định không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà còn góp phần vào việc phục hồi thương tổn.

Để kiểm chứng hiệu quả của protein này, các nhà khoa học đã sử dụng các tế bào biểu mô trong miệng để làm thí nghiệm. Họ đã tạo ra một vết thương nhỏ đối với các tế bào này, sau đó chia chúng ra làm hai phần: Một phần được đặt trong chất khoáng dạng lỏng, còn một phần được đặt trong nước bọt con người.
Sau 16 tiếng theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy, những tổn thương của các tế bào đặt trong nước bọt đã hoàn toàn biến mất. Trong khi đó, phần được đặt trong chất khoáng dạng lỏng thì những tổn thương tế bào gần như chưa có dấu hiệu gì thay đổi. Điều này đã chứng minh: Các thành phần trong nước bọt có khả năng phục hồi thương tổn cho tế bào.
“Khả năng hồi phục thương tổn này của nước bọt đã lý giải cho hiện tượng các loài động vật thường dùng lưỡi để liếm lên vết thương”, Giáo sư Gerald Weissmann, người tham gia công trình nghiên cứu này, nhận xét. Đơn giản, bởi những thành phần có trong nước bọt đã giúp cho những vết thương đó mau lành hơn. Trên thực tế, những vết thương bên trong miệng hay trên lưỡi cũng nhanh lành hơn những vết thương bên ngoài cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng, đây quả là một tác dụng tuyệt vời của nước bọt. Điều rắc rối duy nhất khiến các nhà khoa học đang băn khoăn là thành phần có trong nước bọt của con người khá phức tạp và đa dạng, vì thế, việc xác định chính xác thành phần nào mang lại khả năng phục hồi tốt nhất đối với các thương tổn hiện là một công việc khá tốn kém công sức và thời gian.

Theo TGPN

Nhãn:

21 thg 9, 2010

Sao Việt cởi đồ - Hy sinh vì nghệ thuật?

Ngày càng nhiều Sao Việt chấp nhận cởi đồ trên phim để “hy sinh vì nghệ thuật”. Nhưng liệu những vai diễn trên phim mà nghệ sĩ thực hiện có hoàn toàn vì sứ mệnh ấy?

"Nóng” miễn cưỡng…
Bộ phim khiến khán giả nhức mắt nhất phải kể đến là phim Chuông reo là bắn. Khi phim còn đang chờ ra rạp, “diễn viên cởi đồ” Lê Kiều Như đã lên mạng khoe: “Bộ phim theo đúng kịch bản nhân vật của Như phải khỏa thân 100% trong lúc chết, nhưng Như không đồng ý. Đạo diễn Trương Dũng cùng tất cả mọi người trong đoàn phim thống nhất là sẽ dùng hoa che những chỗ tế nhị lại, vừa không phô lại vừa như thể có cái gì đó thiêng liêng đối với người đã khuất”.




Những hình ảnh "nóng bỏng" vô lý

Nhân vật cô gái do Lê Kiều Như đóng, có cảnh chết trên bồn tắm với tư thế khỏa thân 90%. Cảnh chết khỏa thân ở bồn tắm là một cảnh nóng lẽ ra có thể chấp nhận được, thì đạo diễn Trương Dũng lại bàn với diễn viên Lê Kiều Như để nhân vật của cô được chết ở bồn tắm với tư thế có hoa cúc trắng được kết lại và che đúng những chỗ kín.

Sự gượng gạo được thể hiện rõ nhất ở chi tiết này, làm gì có người nào chết khỏa thân trong bồn tắm mà lại kịp lấy hoa kết lại và xếp như thế?
Cảnh diễn viên Phi Thanh Vân và Nguyên Vũ trò chuyện trong nhà tắm hay ở phòng khách, ống kính máy quay cứ nhăm nhăm vào bộ ngực của người đẹp dao kéo? Sự gượng gạo dẫn đến chi tiết phi lý của bộ phim khiến người xem bị ức chế bởi “sự diễn” quá thô mà khán giả yêu nghệ thuật khó có thể chấp nhận.
Những “cảnh nóng” trong Chuông reo là bắn diễn ra chủ yếu trong buồng tắm, chính vì thế khi bộ phim được công chiếu, khán giả đã “đổi tên phim” một cách hài hước: Chuông reo là cởi.

Đẻ mướn của đạo diễn Lê Bảo Trung với những cảnh nóng giữa được lọt vào top gây chú ý nhất trên màn ảnh Việt. Cảnh nóng trong phim nhằm thể hiện cố gắng trong vô vọng vào một phép màu mang đến một đứa con cho cặp vợ chồng được xem là đủ đầy trong cuộc sống, của cuộc sống vợ chồng giữa hai con người tưởng chừng có tất cả.
Điều khiến cảnh nóng giữa hai nhân vật do Chi Bảo (vai Gia Bảo) và Kim Thư (vai Mai) trở nên gượng ép là vì cảnh nóng này hoàn toàn có bàn tay sắp đặt của người khác. Thế nhưng đến cuối phim lại lộ ra việc Gia Bảo thuê chính người yêu của Mai làm việc “đẻ mướn” vì Gia Bảo mắc chứng vô sinh.


Cảnh được cho là lạm dụng hình ảnh phòng the...

Cảnh nóng là một yếu tố văn hóa phòng the rất tế nhị và khó thực hiện trên màn ảnh. Bởi vai diễn đó đòi hỏi diễn viên phải hóa thân và lột xác, phải sống đúng tâm trạng nhân vật. Nhưng Hà Kiều Anh (vai Vân) khi để chồng “ngủ” với Mai để có con mà tâm trạng hoàn toàn không cho khán giả thấy Vân dằn vặt, đau khổ, hay diễn viên Hà Kiều Anh chưa diễn tới tầm? Cảnh nóng giữa Gia Bảo và Mai cũng hoàn toàn thoải mái dù đã được Vân sắp đặt?

Đâu là nghệ thuật?

Mặc dù nhiều diễn viên từng thốt lên rằng họ rất ngại đóng cảnh nóng nếu không phải là những cảnh nóng hy sinh vì nghệ thuật. Thế nhưng sự thật là nhiều Sao Việt đang quá dễ dãi chấp nhận những cảnh nóng để phơi bày giá trị cơ thể một cách không cần thiết.

Thâm niên trong việc cởi đồ phải kể đến Hà Kiều Anh. Trong Lục Vân Tiên, cảnh tắm suối của Hà Kiều Anh trong phút “trượt chân” đã để lộ hàng và lúc ấy đạo diễn Phương Điền đã vô tình chụp tấm hình này để làm ảnh tư liệu cho phim. Cảnh nóng ngoài mong muốn ấy đã khiến Hà Kiều Anh khoác trên mình tên mới: “Mỹ nhân cởi đồ”.
Cảnh nóng được đánh giá là phản cảm nhất thuộc về vai diễn của Johnny Trí Nguyễn trong Nụ hôn thần chết. Trong khi Thần Chết Du đang ngâm mình trong nhà tắm của An, chính anh đã rất “hồn nhiên” và không nghĩ rằng cô gái An kia có thể nhìn thấy mình “trần như nhộng” chỉ vì mình là Thần Chết. Nhưng, An đã nhìn thấy anh bởi cô sắp chết… và “thần chết” Du (Johnny Trí Nguyễn) chỉ kịp cầm hay tay “giữ hàng” và để mặc 99% cơ thể trong một tư thế cực kì phản cảm.


Thần chết Du"phòng thủ"bằng tấm thảm chùi chân

Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được quay tại Ninh Thuận - vùng đất quanh năm khô hạn - vào giữa mùa hè, khi nhiệt độ bên ngoài có lúc hơn 40°C. Cảnh nóng giữa Tải và hai người vợ trong phim không thể thiếu bởi đây là điểm làm bật lên khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Tải.

Ấn tượng nhất là Sắc giới của đạo diễn Lý An (Trung Quốc). Bộ phim kể về mối tình của hai nhân vật Vương Giai Chi (Thang Duy đóng) và Dịch tiên sinh (Lương Triều Vỹ đóng). Bộ phim lấy bối cảnh tại Thượng Hải trong Chiến tranh Trung - Nhật của thập niên 1930 và xoay quanh một nhóm sinh viên yêu nước kháng Nhật.
Vương Giai Chi – Cô sinh viên năm thứ nhất bị cha bỏ rơi tại Trung Hoa khói lửa - được giao nhiệm vụ quyến rũ một tên trùm mật thám thân Nhật họ Dịch (Lương Triều Vĩ) để cả nhóm tìm cách thủ tiêu. Tuy nhiên, khi gần gũi xác thịt với Dịch, Giai Chi đã rơi vào cạm bẫy của sắc dục và gián tiếp phản bội lại các bạn mình để dẫn đến kết cục bi thảm cho cả nhóm.
Những cảnh nóng xuất hiện trong phim thường phải tạo nên “cao trào” hoặc là gia vị cho bộ phim. Nhưng hiện nay, xu hướng “cởi đồ” của Sao Việt trên phim dường như mang một mục đích quá rõ ràng là: câu khách. Điều ấy thể hiện rõ nhất ở những tình huống phim, những cảnh nóng không ăn nhập với nhau tạo nên một sự nhàm chán, thiếu sức thuyết phục đối với người xem.
Liệu khi nghe khán giả than vãn thế này, những đạo diễn chuyên làm phim có cảnh nóng và những diễn viên có thâm niên cởi đồ có chừng mực hơn khi chọn lựa cho mình những cảnh quay nóng nhưng có chất lượng hơn?

Theo Pháp luật&Xã hội

Nhãn:

19 thg 9, 2010

“Dị nhân” bán chuối rong

Đường phố Hà Nội dường như đã quen thuộc với hình ảnh ông lão râu tóc bạc phơ, chiếc áo nâu gụ đã sờn màu, chân trần đạp xe đạp cộc bán những nải chuối rong.

Dáng người khổ hạnh đó đã gắn bó với nhịp sống Thủ đô bao lâu. 10 năm 20 năm… "Không tính được năm, tôi bán chuối ở Hà Nội từ khi dân ta còn tiêu tiền Đông Dương", ông lão kể.


Dị nhân” rong ruổi hơn 60 năm bán chuối ở Hà thành
Đi - về đã đủ 50km
Người đàn ông bán chuối đặc biệt này là cụ ông Nguyễn Trung Khánh, hay còn gọi là ông Đạc. Quê ông ở thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Từ nhà ông vào đến nội thành phải hơn 25km, vậy mà ngày nào mưa cũng như nắng, với hai thúng chuối trên chiếc xe đạp cà tàng, ông rong ruổi trên mọi nẻo phố phường Hà Nội.
Một ngày làm việc của ông bắt đầu từ tảng sáng và kết thúc khi nào ông bán hết số chuối mang theo. "Ngày thường thì sáng ra tôi bắt đầu đạp xe từ nhà đi. Nhưng những dịp mồng 1 và rằm thì tôi phải đi từ 3 giờ sáng và đèo theo số lượng chuối nhiều hơn", cụ Khánh cho biết.




Nhà ông lúc nào cũng rải đầy chuối: "Chuối chín hàng ngày, không bán ngay là hỏng".


Xuất phát từ nhà, cụ cùng chiếc xe đạp không phanh chất đầy 2 thúng chuối phải mất gần 3 giờ đồng hồ mới đến được chợ Hà Đông. Cứ khoảng 8giờ30- 9giờ hàng ngày, người dân phu vực quận Thanh Xuân lại bắt gặp hình ảnh một ông cụ ngoại bát tuần chở hai rổ chuối rong ruổi trên đường. Không câu nệ thói quen "mùa đông chuối tây, mùa hè chuối ta", rổ chuối ngày mùng 1 của ông lão có đủ cả chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự bán cho người thắp hương và người sành ăn chọn lựa.
Hôm nào đắt hàng, khoảng 3 giờ chiều là cụ lên đường trở về nhà. Nhưng cũng có những hôm ế ẩm, đạp hết phố này sang phố khác mãi đến xẩm tối mới hết, đạp về đến nhà cũng phải 8- 9 giờ tối.
Theo thời gian, lưng cụ càng còng hơn. Tính đoạn đường đi và về đã 50km, chưa tính cả ngày ròng rã đạp rong ruổi mọi ngõ ngách.
Bữa sáng của cụ đơn giản, chỉ là phần xôi gấc và đĩa bánh cuốn không còn nóng. Chị Mai làm nghề bán xôi ở Hạ Đình - nơi cụ Khánh thường xuyên ăn kể: "Cụ chỉ có ăn xôi qua ngày, sáng nắm xôi, trưa cũng chỉ có xôi. Bao nhiêu năm nay vẫn thế! Nhiều lúc thấy tội nghiệp thân già, không biết gia cảnh thế nào mà ngần ấy tuổi rồi còn phải bươn chải kiếm sống. Khuyên ông cụ nghỉ cho khỏe, sống không được mấy hơn nữa, để việc kiếm tiền con cháu nó lo nhưng cụ chỉ cười không nói gì cả".

Bước chân không mỏi
Trưa. Mây đen ập đến. Rồi mưa rả rich. Cụ ông ngồi nhỏ thó nghỉ trưa ở cổng đình Hạ Đình. Đẩy xe chuối còn non nửa vào mép tường, phủ nilon cẩn thận, cụ kiếm chỗ ngồi cho mình tránh ướt rồi móc túi áo ra lọ thuốc bôi hai bàn chân. "Mấy hôm nay, trời mưa, nước ăn chân, máu chảy ra, xót lắm. Tôi vừa mua lọ thuốc để bôi đây", cụ nói.
Hà Nội vào thu thời tiết trở trời mưa liên miên, cũng gần đến ngày rằm, nhớ đến cụ Khánh, tôi ghé qua chợ Hạ Đình, nơi cụ Khánh nghỉ trưa để trước là để thăm cụ sau đó mua nải chuối.
Cô bán xôi cho biết mấy hôm nay không thấy ông đến. Trước đó, cụ vào quán ăn xôi, ăn không hết vắt xôi, có kể lại với chủ quán rằng mấy hôm nay thấy trong người mệt mệt. Rồi lúc đẩy xe đi bán dạo, trời mưa đường trơn sơ ý thế nào mà bị ngã khiến mặt mày trầy xước, sưng húp lên.
Không lẽ nào? Thân già như chuối chín cây… Nghĩ khôn nghĩ dại, tôi phóng xe về thôn Bãi xem thế nào. Vào đến cổng cụ đã nhận ra, nhoẻn miệng cười hiền hậu: "Hôm nay bỏ bữa bán rong ở nhà hỏi vợ cho thằng chắt. Mai tôi lại gặp chú ở chợ Thượng Đình ".
Đôi chân trần không mỏi ấy bao nhiêu năm rồi đạp xe, không giầy, không dép- Cụ bảo: Đi dép vướng lắm! Cụ kể: "Ai đời lạ thế! Sáng nay có cô cứ nằng nặc biếu tôi 20 nghìn. Cô ấy nói nhìn cụ giống ông nội mình. Tôi không lấy, tôi không phải đi xin tiền, đơn giản chỉ đi bán chuối. Vậy mà cô ấy bỏ tiền vào thúng rồi phóng xe đi".
Ở cái tuổi xế chiều của cuộc đời, cụ ông kể lại chuyện đời mình: "Trước khi làm nghề bán chuối, tôi từng là thợ xẻ gỗ ở một nhà máy tại Hà Đông. Tổ xẻ gỗ của nhà máy giải thể, tôi về quê mua chuối rồi quay trở lại Thủ đô bán dạo. Bán chuối dạo từ cái thuở người Tây chiếm đóng tràn lan khắp nơi, tôi hay đứng ở khu vực chợ Hà Đông. Thời ấy muốn đứng bán ở đó còn phải nộp tiền cho bọn lính Pháp. Mà tiền Đông Dương chứ nào đã dùng tiền ta".
Thời ấy, phong trào bán chuối rong rầm rộ, cả làng Cao Viên lũ lượt gánh chuối từ thôn bãi Trung Việt ra đến Hà Đông để bán. Nhưng rồi 65 năm sau chỉ còn cụ là trung thành với nghề này. Năm 30 tuổi, cụ lập gia đình. Hiện cụ sống với vợ chồng người con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Điển. Vợ chồng anh cũng làm nghề bán chuối.
Cụ bật mí là mình mới biết đi xe đạp được chục năm nay. "Tại sao mình không tập xe đạp mà đi bán? Đi xe đạp sẽ khỏe hơn gánh bộ, đi được xa hơn"? Nghĩ được như vậy nên cụ quyết tâm tập xe đạp cho dù thời điểm ấy đã hơn 70 tuổi. "Ngã lên ngã xuống u đầu mấy lần nhưng khi biết đi xe đạp rồi mới thấy Hà Nội thật gần, không cần bán ở Hà Đông nữa", cụ hào hứng kể.
Xuôi theo quốc lộ 21, rồi men theo đường đê đến xóm Trung Việt, xã Cao Viên, nơi cụ sinh ra lớn lên- Đây là vùng quê với bạt ngàn những bãi chuối xanh tít tắp. Điều đáng nói là ngôi nhà cụ được gây dựng nên từ những đồng tiền bán chuối rong bao nhiêu năm nay, khá khang trang đẹp đẽ.
Là người gắn bó với phố phường Thủ đô chứng kiến bao sự đổi thay của Hà Nội, tuy đã 82 tuổi rồi, cụ vẫn nhớ như in những ngõ ngách sâu nhất, ngoằn nghèo nhất. "Thủ đô bây giờ đẹp hơn trước rất nhiều, phố xá đông vui nhà cao tầng mọc lên như nấm, chứ không thưa vắng như ngày trước, người dân giờ toàn đi xe máy, ô tô. Nhiều lúc đi trên phố với chiếc xe đạp cũ kỹ lại thấy mình lạc lõng. Ừ, nhưng mà được ngày nào hay ngày đó, tuổi tôi biết ngày mai thế nào? Còn sống, còn sức khỏe tôi còn đi bán chuối, bởi dù có thay đổi thế nào thì trong mâm ngũ quả thờ gia tiên, hay thói quen ăn hoa quả của người Việt chúng ta vẫn cần chuối", ông cụ cười hiền hậu.
Anh con thứ nói như phân bua với chúng tôi: "Nhiều người cứ tưởng con cái đẩy cụ ra đường mưu sinh. Đã bao nhiêu lần chúng tôi bàn nhau bán sắt vụn cái xe đạp ấy đi rồi nhưng mà cụ vẫn khăng khăng, đòi được làm việc".
Và cứ thế, hàng ngày nhiều người dân Hà Nội ở khu vực Thanh Xuân lại thấy một cụ già bát tuần chậm rãi đạp xe trên phố phường đông đúc, đằng sau là 2 rổ chuối, bàn chân trần ấy đã in dấu hầu hết mọi ngõ nghách đường phố Hà Nội.
An Quỳnh

Nhãn:

Thói quen xấu khiến ngực chảy xệ

Những thói quen vô tình trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến vòng một mất độ quyến rũ.

Chế độ ăn uống nghèo chất béo

Nhiều phụ nữ lầm tưởng, hạn chế tối đa chất béo sẽ có được vóc dáng cân đối, không có mỡ thừa. Nhưng bạn nên biết, cấu trúc chính tạo nên độ căng tròn cho vòng ngực chính là collagen chất béo.
Khi chất béo ở ngực bị mất mát, tuyến mô cũng teo dần, size vòng một thay đổi đáng kể, không còn săn chắc. Một vòng ngực đẹp rất cần các loại thực phẩm giàu protein, vitamin A, B, C, E, khoáng chất, canxi, magiê, sắt… để cung cấp cho ngực đầy đủ dinh dưỡng và duy trì sự cân bằng hormone.

Tắm nước quá nóng

Một số người có thói quen tắm nước cực nóng, đặc biệt là vào mùa đông, nhưng đây cũng là nhân tố làm mất dáng vòng ngực. Tránh tắm nước quá nóng, đặc biệt là ngâm trong nước nóng quá lâu. Nhiệt độ nước tắm chỉ nên trong khoảng 27 độ.

Kích cỡ áo ngực không phù hợp

Là phụ nữ bạn cần quan tâm đến vấn đề chọn lựa áo lót, nhất là phải mua đúng kích cỡ ngực của mình. Có nhiều phụ nữ xuề xòa trong việc chọn mua áo ngực, nhưng những chiếc áo to hơn kích thước thật dễ làm ngực chảy xệ.

Đặc biệt phụ nữ cần chú ý, tuổi tác thay đổi, trước và sau khi kết hôn hoặc sau khi sinh, kích thước vòng một cũng thay đổi đáng kể.

Không mặc áo lót
Nhiều phụ nữ thích “thả rông” vòng một để thoải mái trong quá trình vận động, làm việc… nhưng đây cũng là nguyên nhân làm vòng một nhanh "xuống sắc".

Đặc biệt, với những phụ nữ thường xuyên tập luyện thể thao, cần có áo ngực tốt hơn để bảo vệ vòng một hiệu quả.

Lạm dụng thuốc nở ngực

Kem tăng kích thước, giúp nở ngực hiện đang được quảng cáo khá nhiều. Việc sử dụng lâu dài kem nở ngực sẽ làm tăng lượng estrogen, ức chế sự bài tiết của cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực.

Tác dụng phụ từ các loại thuốc

Những viên thuốc tránh thai hay thuốc đặc trị… đều dễ làm cho vòng một thay đổi hình dạng nhanh chóng. Các thành phần chính của thuốc tránh thai estrogen và progesterone. Quá lượng của estrogen sẽ gây rối loạn nội tiết, phá vỡ cân bằng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, điều này làm cho càng thêm nhỏ.
Theo Dân Việt


Nhãn:

Văn Quyến phải mổ: Tiền đâu?

Quyến cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt, trước khi tình trạng tràn dịch cổ chân của anh trở nên quá nghiêm trọng.

Thông tin mới nhất từ đội tuyển quốc gia, Văn Quyến sẽ phải phẫu thuật khẩn cấp nếu không muốn đối mặt nguy cơ giải nghệ. Như vậy, cơ hội cho tiền đạo xứ Nghệ tham dự AFF Cup 2010 chắc chắn không còn. Nhưng điều khiến bản thân Quyến lẫn VFF đau đầu lúc này là huy động ở đâu khoản tiền dự kiến lên đến hơn 15.000 USD để sang Singapore phẫu thuật.
Chia tay đội tuyển
Sau khi biết tin mình bị dính chấn thương nặng, Văn Quyến vẫn một mực khẳng định quyết tâm bám trụ và tìm lại vinh quang cùng đội tuyển. Nhưng một lần nữa, định mệnh khắc nghiệt lại quay lưng với anh. Chấn thương cổ chân mà Quyến mắc phải, sau khi được hội chẩn kỹ càng bởi các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành đã cho kết quả: Tiền đạo xứ Nghệ phải phẫu thuật ngay lập tức, nếu không muốn đối mặt nguy cơ giải nghệ sớm.
Thông tin này đã được chuyển tới HLV Calisto khi ông đang vào thị sát đội tuyển U23 tại TPHCM. Không ngần ngại, thầy Tô thừa nhận ông sẽ nói chuyện với Quyến về khả năng xấu nhất có thể xảy đến. Như thế có nghĩa là Quyến chắc chắn phải chấp nhận chia tay đội tuyển, dù anh vẫn còn cháy bỏng khát khao với màu áo đỏ thiêng liêng.
Trao đổi cùng báo giới, ông Nguyễn Lân Trung (Phó Chủ tịch VFF) một lần nữa khẳng định lại khả năng này: “VFF và SLNA thậm chí đã lên kế hoạch cho Quyến sang Singapore phẫu thuật. Trong điều kiện chấn thương như vậy, tốt hơn hết là tạo cho Quyến tâm lý thoải mái và tránh những hy vọng trở lại viển vông. Cậu ấy cần phải nghỉ ngơi tối đa và sẽ hồi phục dần dần theo phác đồ điều trị. Quyến mới 26 tuổi và dẫu không thể tham dự AFF Cup 2010, tương lai ở đội tuyển vẫn rộng mở trước mắt cậu ấy. Tất nhiên là sau khi Quyến khỏi chấn thương và lấy lại phong độ cao nhất”.

Lo chuyện “đầu tiên”
Chuyện Quyến phải chia tay đội tuyển như thế đã rõ. Nhưng cho đến chiều qua (16/9), điều khiến dư luận quan tâm nhất không còn nằm ở khía cạnh chuyên môn này. Theo ông Nguyễn Lân Trung: “Địa điểm phẫu thuật cho Quyến đã được xác định nhưng ngày lên đường và tiến hành mổ thì chưa thể biết trước. Lý do nói ra rất tế nhị, cả VFF và SLNA hiện chưa thể lo đủ tiền phẫu thuật cho Văn Quyến”.
Nói như vậy bởi theo ước đoán, chi phí ca mổ của Quyến có thể “đội” lên đến hơn 15.000 USD (tương đương 300 triệu đồng). Số tiền này xấp xỉ mức mà HN.T&T đã chi ra cho Công Vinh đi Bồ Đào Nha phẫu thuật chấn thương đầu gối trước đó. Nhưng SLNA thì không dư dả như đội bóng Thủ đô và dĩ nhiên, bây giờ phần thiệt thòi đang bị đẩy về phía Văn Quyến.
Điều đáng lo là theo các bác sỹ, Quyến cần phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt, trước khi tình trạng tràn dịch cổ chân của anh trở nên quá nghiêm trọng. Nguy cơ này sẽ là một áp lực lớn lên Văn Quyến trong bối cảnh khó khăn. Anh hiện không còn là một ngôi sao có ảnh hưởng lớn để khiến SLNA phải “chạy vạy”.
Trong khi VFF chưa từng có tiền lệ bỏ nhiều tiền đến thế chạy chữa cho một tuyển thủ bị chấn thương. Phương án khả dĩ nhất lúc này là VFF và SLNA cùng chia sẻ trách nhiệm. Nhưng chia sẻ như thế nào, ai chịu phần hơn thì vẫn chưa thể thống nhất. Bên cạnh đó, việc kêu gọi thêm nguồn tài chính từ bên ngoài cho Quyến mổ thì mới được đề xuất, chứ việc thực hiện vẫn chỉ là “ý tưởng trên bàn”.
Hôm nay (16/9), sau khi trải qua cuộc nói chuyện với HLV Calisto, Quyến có thể phải rời tuyển. Nhưng chuyện chấn thương của anh, chắc chưa thể giải quyết nhẹ nhàng như thế. Có thể nào, vì rắc rối liên quan đến vài trăm triệu đồng cho một ca mổ, BĐVN sẽ mất đi một tiền đạo tài năng nhất từng sản sinh trong thập niên vừa qua?
Chờ đợi Công Vinh
Trung tuần tháng 10, tiền đạo đang khoác áo HN.T&T sẽ trở lại sau khi tiến hành chữa trị chấn thương tại Bồ Đào Nha. HLV Calisto cho biết, ông vẫn để ngỏ tên tiền đạo xứ Nghệ trong chiến dịch chuẩn bị AFF Cup 2010. Tuy nhiên, nếu Công Vinh không đảm bảo thể lực, ông sẽ cân nhắc gọi Đình Tùng hoặc Văn Khải từ đội Olympic lên trám chỗ.
Quang Huy

Nhãn:

Yêu kiều chân váy mùa thu

Những mẫu chân váy dưới đây sẽ khiến cho bạn trở nên lịch lãm và quyến rũ hơn trong ngày thu sang.


Thử tham khảo một số kiểu dáng và cách mix đồ dưới đây để có được những lựa chọn thích hợp nhé:











Nhãn:

BST 'Sắc màu công sở'

Kiểu dáng sang trọng và chất liệu hiện đại là những tiêu chí hàng đầu cho trang phục của các quý cô công sở. Đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này, BST 'Sắc màu công sở' của Sifa Fashion đang được phái đẹp rất ưa chuộng.

Những mẫu thiết kế nổi bật trong BST này:









Địa chỉ tham khảo:


70 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM ĐT : 08.38239047
302 Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa, Hà Nội ĐT : 04.35133548
50 B Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT : 04.39360480
58 B Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT : 04.39449077
76 Nguyễn Trãi, Q.5, TPHCM ĐT : 08.39238476
568 Quang Trung, Q. Gò Vấp, TPHCM ĐT : 08.35892363
352 Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức, TPHCM ĐT : 08.38964894

Nguồn: 24h

Nhãn:

Ông Hồng rạng rỡ đón thu với đầm dạ hội

Mặc dù đã làm mẹ, Ông Hồng vẫn giữ được nhan sắc tươi trẻ, vóc dáng gọn gàng như thời con gái. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hoa hậu châu Á 1989 qua những hình ảnh mới nhất của cô trên Sina.






Nhãn:

17 thg 9, 2010

Người đẹp Hoa hậu VN "theo chồng bỏ cuộc chơi"

Lê Nhã Uyên, top 20 cuộc thi HHVN, vừa quyết định lên xe hoa bỏ lại đằng sau những ánh hào quang.

Thí sinh người Huế trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 Lê Nhã Uyên vừa chính thức xác nhận với phóng viên rằng cô đã quyết định gật đầu với lời cầu hôn của bạn trai. Đám hỏi và đám cưới đã diễn ra tại Huế ngày 12/9 và vào thứ Năm tới (16/9), cô sẽ tổ chức hôn lễ tại TPHCM.

Hình ảnh Lê Nhã Uyên trong cuộc thi Hoa hậu
Lê Nhã Uyên sinh năm 1988 tại Huế, cô vừa tốt nghiệp ĐH Phú Xuân. Cùng với người em họ của mình là Tôn Nữ Na Uy, Nhã Uyên đã tạo được dấu ấn về vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết của vùng đất cố đô trong cuộc thi. Trong đêm chung kết, cái tên Lê Nhã Uyên đã được xướng lên trong top 20 người đẹp nhất của cuộc thi. Bản tính nhút nhát, nên khi được hỏi về đám cưới, Nhã Uyên chỉ cười. Cô cho biết, sau khi kết hôn, cô sẽ ở lại TP HCM lập nghiệp cùng với chồng.
Nhã Uyên từng có ý định kết hôn từ trước khi cô tham dự cuộc thi sắc đẹp hồi tháng Tám. Nhã Uyên cho biết, trong tiệc cưới tới đây, cô sẽ mời một số người bạn trong thời gian tập luyện ở Tuần Châu.
Người đẹp xứ Huế hẹn sẽ tiết lộ thông tin về đức lang quân sau hôn lễ.

Theo Báo Đất Việt

Nhãn:

Linh Nga: Ngỡ ngàng trước hạnh phúc đang có

Linh Nga sau Vũ yên ắng, trầm hơn và cô đơn nữa. Cô đơn vì bước ra khỏi thế giới múa, cô thấy lạc lõng.
Và cô đơn vì cô cứ mãi độc hành. Nhưng hôm nay, cô nhắc đi nhắc lại: “Em ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang có”, có cảm giác, cô không phải nói với tôi, mà đang tự thoại để khẳng định với chính bản thân mình…

Sau Vũ, tôi hụt hẫng
Sự thành công của Vũ thì ai cũng nhìn thấy, còn với riêng Linh Nga, cái được nhất của Vũ là gì?
- Tôi vui vì thực hiện Vũ trước hết là cho bản thân mình, nhưng ít nhiều cũng làm được một điều gì đó cho đồng nghiệp, cho nghề. Trước đó chị biết không, chẳng ai tin một chương trình múa có thể đứng độc lập, bởi khi đi xin tài trợ, người ta còn hỏi tôi “có Đàm Vĩnh Hưng không?”. Nhưng sau Vũ đã có “Chuyện kể những chiếc giày”, “Mộc”… được đón nhận, tôi vui lắm.

Tôi còn vui nữa vì đã làm thay đổi cái nhìn của các bạn trẻ đối với nghệ thuật múa. Tôi đã nhiều lần nghe thấy các bạn đặt nhạc của Vũ làm chuông điện thoại. Tôi cũng vui vô cùng vì góp phần tạo nên một không khí hào hứng trong các diễn viên.

Sau chương trình, Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, một đơn vị tài trợ chính cho Vũ, đã quyết định tặng 16 suất học bổng cho các diễn viên trẻ của Nhà hát Bông Sen. Và chúng tôi đang chờ đợi lớp trẻ ấy trở về vào năm 2013 tới đây, hy vọng đó sẽ là đội ngũ kề cận tài năng, có khả năng tạo nên một luồng không khí mới.
Còn Linh Nga, sau Vũ sẽ là gì?
- Sau Vũ, tôi bị hẫng một thời gian. Không còn sân khấu lớn, không được mùa cả một chương trình tới 15 tiết mục như vậy nữa (trừ một lần duy nhất đưa Vũ trở lại trên sân khấu nước của The Nam Hai, nhưng với đối tượng khán giả rất hạn chế. Không phải lúc nào mình cũng có cơ hội như vậy, có khi phải 10 năm nữa mới có thể làm một Vũ thứ 2, lúc ấy tôi đã hơn 30 rồi). Suốt quãng thời gian sau đó, tôi ở nhà xem ti vi, cái gì cũng xem, kể cả chương trình dành cho các bạn teen nữa.
Một phần nữa là vì hơn chục năm trước đó tôi sống trong môi trường học viện, xung quanh là những người bạn múa, một thế giới chỉ có múa. Tới lúc ấy, bản thân tôi cũng muốn thay đổi phong cách của mình, nhưng tôi không thấy mình làm được gì.

MC ư? Người mẫu ư? Các lời mời đóng phim, quảng cáo… tới ồ ạt. Nhưng tôi không nhận lời, không phải vì tôi chảnh. Nhưng đã học múa từng ấy năm trời, giờ rẽ ngang sang đóng phim, tôi thấy ngượng với bạn bè mình. Tôi cũng đã từng thử vào vai trò người mẫu nhưng cũng không thành công. Tôi chỉ có thể múa mà thôi. Và tôi nghĩ nghề nào cũng cần phải có thời gian để chín.
Bù lại, tôi diễn event nhiều lắm, có tuần ngày nào cũng diễn, diễn nhiều tới mức nhiều khi người cứ đơ ra. Mọi người cứ nghĩ làm diễn viên múa sung sướng, được ăn mặc đẹp, lên sân khấu lộng lẫy, nhưng thật ra múa cũng cực nhọc lắm.
Tôi thấy Linh Nga cắt Vũ ra nhiều mảnh mang đi diễn event hoặc các sân khấu nhỏ. Tôi thắc mắc không biết đó có là chủ đích ban đầu của Nga, như ca sĩ ra đĩa hoặc làm liveshow để có tiết mục đi diễn lẻ. Còn nếu không phải vậy, mà là một việc vạn bất đắc dĩ, thì khi đứng trên sân khấu event, Nga sẽ cảm thấy như thế nào?
- Tôi thì thấy diễn event cũng không quá tệ. Bạn được diễn ở khách sạn 5 sao sang trọng, khách mời cũng là những tổ chức đều không quan tâm tới nghệ thuật. Họ đưa cho tôi một sân khấu bé tí và bảo “muốn làm gì thì làm”. Gặp những câu nói ấy tôi rất buồn. Tại sao lại “muốn làm gì cũng được”? Nghề nghiệp của tôi không chấp nhận điều đó.

Khi lên sân khấu là đạo diễn chương trình phải đặt ra yêu cầu và chúng tôi tuân thủ. Nhưng tôi phải cân bằng cuộc sống, không có các event thì làm sao sống được để nuôi nghề? Và càng gặp các trường hợp như vậy, tôi càng quyết phải biểu diễn thật nghiêm túc, càng diễn event thì chất lượng phải càng cao, để họ hiểu thế nào là nghệ thuật thật sự.

Cuộc sống của tôi dần chia làm hai, diễn buổi tối, song song là các buổi tập và diễn định kỳ của Nhà hát. Đó là hai cuộc sống khác hẳn. Diễn event thì bạn được ăn mặc lộng lẫy, sân khấu rực rỡ. Còn tới Nhà hát phải tuân thủ theo nguyên tắc và điều kiện của Nhà hát. Nhiều khi đêm diễn tới 12 giờ, trở về sửa soạn nghỉ ngơi đã 1 giờ, sáng hôm sau 6 giờ phải dậy để chuẩn bị đi tập.

Lúc đó, tất cả hào quang của buổi tối hôm qua bỗng tắt hết. Tối qua mình lộng lẫy, hào nhoáng là thế, sáng trở lại với con người thật của mình, là Linh Nga của múa. Tôi phải học cách cân bằng. Chị có hiểu hai cuộc sống ấy khác nhau thế nào không. Tôi nghĩ mình có Nhà hát để gò mình, để đưa mình trở lại đúng con người mình.

Sau khi trở về, người ta nhìn thấy một con đường thảm đỏ với Linh Nga, một cuộc sống chắc là màu hồng. Nhưng hôm nay gặp Nga, tôi lại thấy gương mặt mang nhiều sự mệt mỏi…
- Mệt mỏi thì chưa, nhưng cũng có những nỗi buồn. Các diễn viên múa đi diễn hầu như không có phòng riêng để thay đồ và khởi động, là một thứ rất cần thiết cho diễn viên múa, mà tất cả cứ nháo nhào, thậm chí nhiều khi không có cả một chiếc ghế để ngồi, sân khấu không sạch, có lúc còn bị giật điện nữa… Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của diễn viên. Đó là điều bức xúc và buồn nhất trong 2 năm gần đây của tôi.
Còn những mệt mỏi của cuộc sống?
- Những dấu ấn của cuộc sống cũng có, nhưng ít hơn. Tôi hạnh phúc được sinh ra trong đại gia đình toàn những người hoạt động nghệ thuật, điều đó giúp tôi giải tỏa được nhiều áp lực, khi va vấp cũng có người chia sẻ. Bố mẹ tôi thì rất nghiêm khắc với cuộc sống riêng tư của tôi, là những người đã giữ tôi lại, nên có thể nói tôi cũng chưa có nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Cũng có thể vì từng ấy năm học múa, tôi đã trở thành một người sống máy móc. Và tôi cũng không muốn những sự phức tạp ngoài cuộc đời ảnh hưởng tới tâm lý của mình, nếu phân tâm thì không thể múa hay được.
Chị biết không, với tôi thì tinh thần của một con người rất quan trọng. Như tôi có được đi chấm thi hoa hậu mấy lần, tôi nhận thấy rất nhiều thí sinh rất đẹp, có thể nói là hoàn hảo, nhưng lại như một bức tượng. Hoặc học sinh của tôi, có những người nghe nhạc mà mặt vẫn lạnh như tiền… Nên tôi thấy cái đẹp ở bên trong mới tạo ra được cảm xúc cho người đối diện. Cuộc sống của tôi hầu như chỉ có múa thôi, ít va chạm bên ngoài lắm.
Linh Nga sống trong môi trường sư phạm và học múa từ nhỏ, trở về nước đột ngột nhận hào quang, điều đó chắc sẽ mang tới nhiều giá trị ảo, những mối quan hệ ảo?
- Có chứ, nhưng mẹ tôi là người vô cùng bảo thủ, và mẹ giữ gìn tôi rất nghiêm khắc. Trong cuộc sống, bố mẹ luôn là người kéo tôi lại. Đôi khi mình hơi bước ra ngoài, là đã có bố mẹ kéo lại ngay. Còn tôi thì nhìn vào cha mẹ mình, những người hơn 50 tuổi vẫn miệt mài dạy những đứa trẻ 5 tuổi. Tôi nhận ra rằng khi dạy trẻ con thì mình phải trong sáng, đứng trước trẻ con đầu óc mình không thể phức tạp được.
Công việc cũng là một thứ níu tôi lại. Nhiều người nói tôi cổ hủ, nhưng đã bỏ ra hơn 10 năm trời để học, không dễ gì từ bỏ được. Tôi cố gắng hạn chế tới những nơi không phải thế giới của mình, giữa thế giới ấy tôi thấy mình lạc lõng lắm.
Hình ảnh hiện tại của Linh Nga có thể khiến người ta nghĩ Nga đang tiến tới con đường của một entertainer?
- Chính tôi cũng mâu thuẫn về vấn đề đó. Cần phải xuất hiện, cần phải có các hoạt động khác. Tôi thì thấy cả việc chụp ảnh, quay quảng cáo cũng có thể giúp tôi có nhiều tìm tòi trong nghề nghiệp. Đôi khi hình ảnh của tôi trông rất thời trang, rất giải trí, nhưng thật ra đã ai thấy tôi làm lệch nghề bao giờ đâu.

Dù chụp ảnh hay đóng quảng cáo thì bao giờ tôi cũng xuất hiện với tư cách diễn viên múa Linh Nga đấy chứ. Sau Vũ, tôi không muốn trả lời phỏng vấn nhiều nữa, vì tôi thấy phải có gì mới hãy nói, chứ cứ lặp đi lặp lại chẳng hay chút nào. Người ta bảo làm nghệ thuật thì đừng ham hố quá, phải vừa đủ hoặc thiếu một chút, nên tôi muốn im lặng, đợi khi nào có gì mới hơn, như Vũ 2, Vũ 3 chẳng hạn.
Linh Nga đang im lặng để ấp ủ điều gì nữa?
- Tôi dự định học tiếp thạc sĩ, nhưng băn khoăn không biết có nên đi ngay không, khi mình đang trong giai đoạn sung sức của nghề. Tôi hiện đang học múa Việt Nam, tôi dừng múa Trung Quốc đã nửa năm nay rồi. Tôi cũng chăm chút cho công ty Vương Vũ của mình, mong sẽ là nơi giúp các diễn viên múa có thêm cơ hội làm nghề, được cọ xát với bên ngoài, có nhiều cơ hội đến với khán giả hơn.

Kinh nghiệm lại cho thấy rằng, đàn ông ít khi thay đổi lắm?
- Nhưng tôi tin rằng nếu người ta yêu mình và muốn có cuộc sống hạnh phúc thì người ta sẽ sẵn sàng thay đổi vì mình, tất nhiên về phía mình cũng phải như vậy.
Và lòng tin giúp Linh Nga vượt qua mọi tin đồn xung quanh người bạn trai vốn xuất thân từ gia đình cũng có ít nhiều vai vế?
- Tôi chẳng nghe tin đồn đâu. Thứ nhất là tôi không thể cứ nghe tin đồn, chưa tìm hiểu gì mà đã mang về để vận hỏi, điều ấy sẽ làm người ta bị tổn thương. Thứ hai là bản thân mình cũng có tin đồn chứ có phải không đâu. Và dù có gì đi nữa, thì đó cũng đã là cuộc sống trước đây, có khi cả chục năm trước rồi. Còn bây giờ, tôi chỉ cần biết người ta ở hiện tại thế nào, sống với mình như thế nào thôi.
Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện! Chúc chị thành công và hạnh phúc!

Theo Đẹp

Nhãn:

Bị ong đốt 1.200 vết vẫn sống

Ông Lamar LaCaze (65 tuổi, Mỹ) đang dần hồi phục trong bệnh viện sau 2 tuần bất tỉnh mê man bởi 1.200 vết ong đốt.

Ông bị đàn ong tấn công khi đang vận hành máy kéo tại một cánh đồng ở Kyle (bang Texas, Mỹ) vào hôm 31/8.

“Chúng bâu dày kín lên mũi, mặt, đầu và tai tôi. Tôi phải lấy tay xua bớt chúng đi để lấy chỗ thở. Khi đó tôi chỉ kịp tắt máy kéo và rút điện thoại gọi cho con trai tôi là Trey đến giúp đỡ”. Ông LaCaze nhớ lại.

Anh Trey cho biết: “Khi đến nơi, tôi đã nhìn thấy cha tôi ngã gục trên cánh đồng, một đàn ong lên tới hàng nghìn con bâu kín đầu ông. Ông đã bất tỉnh”.

Ngay lập tức Trey đã phải dội một xô nước lên người cha mình và một người hàng xóm là Rudy Cisneros phải dùng thêm một bình chữa cháy để hỗ trợ xua đuổi đàn ong.

Ông đã được đưa tới trung tâm y tế Seton ngay sau đó trong tình trạng toàn thân sưng phù và dày kín những vết thâm đen. Các bác sỹ tại đây cho biết, số lượng các vết ong đốt trên người ông có thể lên tới 1.200 vết và việc ông sống sót được sau vụ tai nạn này là điều thần kỳ.

“Tôi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể chết. Tôi đã thấy cơ thể mình rất yếu và cảm thấy mọi thứ như lịm tắt dần”, ông LaCaze cho biết.

Người nhà của ông LaCaze cho rằng có thể chính âm thanh từ chiếc máy kéo đã thức tỉnh một tổ ong mật châu Phi 70.000 con làm tổ trong một máy nước nóng cũ gần đó.

“Tôi đã nghe nhiều về loài ong này nhưng chưa bao giờ tưởng tượng được chúng sẽ tấn công dữ dằn đến thế. Thậm chí tôi còn không nhìn thấy chúng đang tiến sát mình. Tất cả xảy ra quá bất ngờ và tôi không thể làm gì được thêm”, ông LaCaze rùng mình khi nhớ lại vụ việc.

Theo DailyMail/Vietnamnet

Nhãn:

12 thg 9, 2010

Bảo Hòa - Không! tôi 100% người Việt

Phản ứng kiên quyết của Bảo Hòa trong đợt tuyển chọn gương mặt độc quyền một thương hiệu danh tiếng Hong Kong gây không ít ngạc nhiên khi người đại diện dặn dò: Hãy nói mình người Việt lai, vì khách hàng Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore thường chuộng người mẫu lai!

"Không, tôi là người Việt 100%, tôi sinh ra tại Việt Nam, ba mẹ, gia đình tôi, cả nhà tôi đều là người Việt Nam". Sự chắc nịch khi khẳng định nguồn gốc của mình và lực hút sâu hoắm từ ánh nhìn đủ để lý giải vì sao cô người mẫu "không mấy cao" có thể tỏa sáng tại môi trường quốc tế. Đã 5 năm qua, cô xứng đáng tự hào là gương mặt người mẫu Việt Nam hiếm hoi thành công trên đất Mỹ không dựa vào danh hiệu, quốc tịch mà chính nhờ vào thực lực.


"Không, tôi là người Việt 100%, tôi sinh ra tại Việt Nam, ba mẹ, gia đình tôi, cả nhà tôi đều là người Việt Nam".

Tóc đen, không thích nhuộm vàng, nhuộm đỏ hay đeo kiếng sát tròng thay màu mắt, dáng vẻ Hòa không giống nhiều bạn cư ngụ ở nước ngoài về thăm quê hương?

Tôi chỉ là chính tôi, yêu cái chất - Tôi - bên - trong - mình đến kì lạ. Khi mình trở thành cá thể của cộngđ ồng ngoại quốc, mới thấy quý nét riêng của con người và đất nước mình. Đi nhiều mới nhận ra cái vỉa hè quê nhà đẹp thế! Bạn bè thế giới hỏi về Việt Nam, tôi kể1 đất nước đậm chất Á Đông nhất. Khách phương Tây lần đầu ghé thăm xứ sở người da vàng, tôi giới thiệu nếp sống đằm thắm, góc nhà giản đơn, phố chợ hàng rong ấp e, nhưng đầy nhuệ khí ẩn sau bộ áo khiêm nhường.

Điều tiếng Bảo Hòa kiêu lắm, có phải do kiệm cười?

Gò má cao, mặt hóp, dáng gầy khẳng khiu ít gây thiện cảm về sự cởi mở, thân mật, cũng chẳng là lời đáp thỏa lòng. Tôi thích thú "cái giá" của từng sự việc, không khó cười, nhưng chỉ cười đúng lúc. Quý những nụ cười "đắt", sự ngây ngất toát ra từ cảm xúc hồn nhiên, tôi ngại trước đôi ba điệu cười giả lả, gắng làm đẹp lòng, nên càng yêu cái tình thật.

Hòa nhận định thế nào về mối quan hệ giữa tiền-sức lao động và giá trị của nó?

Tiền - hệ quả chính đáng của việc lao động nghiêm túc. Giá trị vật chất là nguồn thu nhập tất yếu của công sức. Hai năm vào nghề, tôi ở Việt Nam làm người mẫu trước hết để kiếm tiền, sau đó mới đam mê và dấn thân theo nghiệp diễn. Tiền rất quý, nhưng có một thứ quý hơn. Chính là sức khoẻ. Còn ai giàu bằng người có sức khoẻ tốt? Tôi may mắn hơn những người giàu mà không đủ sức khoẻ hưởng thụ. Mong đến ngày gặt hái nhiều thành quả, mẹ tôi và gia đình vẫn thật mạnh khoẻ để đón nhận trọn vẹn mọi điều tôi đền đáp.


"Không, tôi là người Việt 100%, tôi sinh ra tại Việt Nam, ba mẹ, gia đình tôi, cả nhà tôi đều là người Việt Nam".

Tóc đen, không thích nhuộm vàng, nhuộm đỏ hay đeo kiếng sát tròng thay màu mắt, dáng vẻ Hòa không giống nhiều bạn cư ngụ ở nước ngoài về thăm quê hương?

Tôi chỉ là chính tôi, yêu cái chất - Tôi - bên - trong - mình đến kì lạ. Khi mình trở thành cá thể của cộngđ ồng ngoại quốc, mới thấy quý nét riêng của con người và đất nước mình. Đi nhiều mới nhận ra cái vỉa hè quê nhà đẹp thế! Bạn bè thế giới hỏi về Việt Nam, tôi kể1 đất nước đậm chất Á Đông nhất. Khách phương Tây lần đầu ghé thăm xứ sở người da vàng, tôi giới thiệu nếp sống đằm thắm, góc nhà giản đơn, phố chợ hàng rong ấp e, nhưng đầy nhuệ khí ẩn sau bộ áo khiêm nhường.

Điều tiếng Bảo Hòa kiêu lắm, có phải do kiệm cười?

Gò má cao, mặt hóp, dáng gầy khẳng khiu ít gây thiện cảm về sự cởi mở, thân mật, cũng chẳng là lời đáp thỏa lòng. Tôi thích thú "cái giá" của từng sự việc, không khó cười, nhưng chỉ cười đúng lúc. Quý những nụ cười "đắt", sự ngây ngất toát ra từ cảm xúc hồn nhiên, tôi ngại trước đôi ba điệu cười giả lả, gắng làm đẹp lòng, nên càng yêu cái tình thật.

Hòa nhận định thế nào về mối quan hệ giữa tiền-sức lao động và giá trị của nó?

Tiền - hệ quả chính đáng của việc lao động nghiêm túc. Giá trị vật chất là nguồn thu nhập tất yếu của công sức. Hai năm vào nghề, tôi ở Việt Nam làm người mẫu trước hết để kiếm tiền, sau đó mới đam mê và dấn thân theo nghiệp diễn. Tiền rất quý, nhưng có một thứ quý hơn. Chính là sức khoẻ. Còn ai giàu bằng người có sức khoẻ tốt? Tôi may mắn hơn những người giàu mà không đủ sức khoẻ hưởng thụ. Mong đến ngày gặt hái nhiều thành quả, mẹ tôi và gia đình vẫn thật mạnh khoẻ để đón nhận trọn vẹn mọi điều tôi đền đáp.



Tiếp xúc Bảo Hòa, người đối diện bị cuốn hút bởi cách bộc lộ quan điểm rành rõi, không loay hoay thể hiện ý tứ như người mẫu trẻ cũng chẳng giữ kẽ. Đây là ưu điểm của Bảo Hòa trước phương tiện truyền thông?

Nguyên tắc của tôi chỉ trả lời những gì từng trải nghiệm và đoán chắc, đồng thời giữ tiếng để đừng tạo scandal cho dư luận hay báo chí thổi phồng. Tôi tập nói ngắn, rõ nghĩa, đưa sự việc cụ thể vào từng nhận định. Điều quan trọng là chú ý lượng thông tin chuyển tải đi phải dồi dào, có giá trị. Ai đó hỏi Hòa: "Làm người mẫu khổ không?" Sẽ nhận được ngay lời đáp không chút do dự: "Sướng thấy mồ, khổ gì chứ!". Hay: "Đóng phim cực lắm hả?", "Cực đâu? Ăn ngủ đầy đủ, như tiên!"

Bảo Hòa thuộc "tuýp" người hướng theo chủ nghĩa lạc quan?

Nhiều người chỉ ước mơ như mình mà không được, sao mình lại than? Tính quyết đoán, cân nhắc giúp giảm thiểu sai lầm do chủ quan, tôi hay nghĩ ngợi sâu về cuộc sống: Lỡ có chuyện gì, ai sẽ lo cho mình? Không thể trả lời, nghĩa là chỉ có một mình bản thân tôi chịu trách nhiệm cho những gì sắp xảy đến.

Nhiều người nói, ý thức tự lập giúp trẻ châu Á kém hơn giới trẻ châu Âu - Mỹ. Hòa học hỏi được gì về ý thức tự lập trong môi trường New York?

Phương Đông - phương Tây, hai nền văn hóa khác biệt nên lối sống và ý thức đương nhiên khác. Nhưng ở đâu cũng có thiểu số. Ở Mỹ cũng có thanh niên sống dựa gia đình, nhất là gia đình giàu có. Ở Việt Nam không thiếu các bạn trẻ tự lập rất sớm, khi chưa bước qua tuổi vị thành niên. Tất cả là do sự tác động hoàn cảnh. Tôi đã học cách sống tự lập trong suốt 5 năm, vẫn cần học thêm nhiều nữa. Bất kể sự cố nặng nhẹ, cũng chẳng thể bó gối đợi Bụt giải cứu như truyện cổ tích. Việc gọi điện thoại, yêu cầu dịch vụ chỉ dành cho khẩn cấp, tự bạn phải chiến đấu vượt qua bằng mọi cách!

Cuộc sống qua lời kể của Hòa giống như một dây đàn đang căng cứng, chẳng có lỗ hở cho sự dung nhàn?

Tôi thích sưu tầm cái "cực". Muốn khám phá giới hạn tột độ của sự cùng cực là gì xem khả năng có vượt nổi hay không! Để đánh thức tiềm năng, bắt buộc phải thử thách qua từng hoàn cảnh cụ thể. Khi đã chinh phục nhiều khó khăn rồi thì chẳng còn gì có thể ép mình phải đầu hàng!

Ai là người hiểu rõ bản thân Hòa nhất? Phương châm cụ thể nào giúp Hòa gặt hái thành công?

"Sống làm việc hết mình cho ngày hôm nay". Bảy năm làm người mẫu không tránh khỏi giây phút chán mệt, nhưng hiểu giá trị cuộc sống và thời gian, tôi càng trân trọng từng giờ từng phút giây hiện tại "vì biết đâu ngày mai cơ hội sẽ chẳng còn". Có lúc muốn khụy ngã, vẫn cố gồng mình để không bị đánh quật bởi cái lạnh ngoài sức chịu đựng tại miền tuyết rơi, hay vùng núi cao mưa dầm đến răng tê, mặt buốt. Toàn thân run bật trong mảnh lụa mong manh nhưng cơ mặt biểu cảm và cái hồn đôi mắt tuyệt đối không được mất thần. Gian khó là thước đo năng lực rất tốt.

Bí quyết vượt khó của Hòa?

"Hôm nay xảy ra bất cứ điều gì không cần biết, cũng không liên quan đến ngày mai". Những người cộng sự chẳng cần biết chuyện cá nhân mình để năng lượng của họ giảm xuống. Điều họ quan tâm duy nhất là công việc hiệu quả.

Nét nổi bật trong nhân cách Hòa? Lời khuyên cho lớp người kế tục?

Thái độ gay gắt trong mọi việc và sự khắt khe với bản thân. Tôi sòng phẳng, rạch ròi trong tư tưởng điều kiện - kết quả, "muốn giàu phải cày, muốn giỏi phải vấp ngã". Không nhắn nhủ với bạn trẻ: "Hãy là chính mình", mà tôi muốn nhấn mạnh: "Phải là chính mình, bắt buộc phải là mình". Tố chất riêng, cái Tôi tự chủ, cũng như trái tim bạn, nếu thiếu mất, có sống cũng trở thành vô nghĩa.

Cô ấy nghĩ về:

Mẹ: Hòa đang tiết kiệm tiền mua nhà tặng mẹ.

Bạn bè: Chơi với nhau rất thân từ nhiều năm qua

Thời trang: Là niềm đam mê của Bảo Hòa


Theo Thời trang trẻ

Nhãn: