Quần áo

Quần áo

8 thg 12, 2011

Vụ lật xe thảm khốc 10 người chết: Đại tang phố núi

“Thế là hết rồi chú à. Hai thằng con nhà tôi nó đi thật rồi. Nó đi để lại vợ dại và các con thơ, bây giờ ông bà cũng già rồi chẳng biết phải làm sao nữa đây...”, nhưng giọt nước mắt lặng thầm rơi trên đôi gò má gầy guộc ông Lô Văn Hùng khóc thương 2 người con đã chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Chưa bao giờ phố núi Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An lại tang tóc đến thế. Chỉ mấy xóm nhỏ nhưng đã phải chứng kiến 10 cái chết ra đi trong chốc lát trong một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào sáng sớm ngày 7/12/2011


Ngày đại tang Châu Lý

Những ngày cuối năm không khí tất bật cho công việc nước rút để đón một năm mới. Cũng chính những ngày cuối năm này (2011) xóm nhỏ Bù Lầu, Na Lạn, Bản Ngọn, Bản Cồn đã phải chứng kiến những vành khắn trắng trên đỉnh Bù Lầu - nơi 10 con người ra đi cùng một lúc. Họ ra đi để lại những người vợ dại, đứa con thơ và bố mẹ già. Nỗi đau ấy biết bao giờ khôn nguôi với người dân Châu Lý nói riêng và người dân xứ Nghệ nói chung.

Chúng tôi trở về Châu Lý trong một ngày trời mưa lâm thâm cộng thêm cái rét nơi núi rừng hoang vu này càng trở nên gay gắt hơn. Từ đầu bản đến cuối xóm nơi đâu cũng đầy bóng cờ tang, trống đám ma. Trong căn nhà tàn, trống huơ trống hoác, ông Lô Văn Hùng, bản Na Lạn khóc đứng khóc ngồi: “Thế là hết rồi chú à. Hai thằng con nhà tôi nó đi thật rồi. Nó đi để lại vợ dại và các con thơ, bây giờ ông bà ta cũng già rồi chẳng biết phải làm sao nữa đây. Hôm qua nó bảo đi bốc gỗ thuê chuyến này kiếm ít tiền về chuẩn bị cho ngày cuối năm nhưng giờ nó không còn nữa rồi”. Nói đoạn ông Hùng ôm lấy hòm hai đứa con mà khóc toáng lên.

Gia đình ông Hùng có hai đứa con trai là Lô Văn Thông (SN 1988) và Lô Văn Minh (SN 1990) đã mãi vĩnh viễn ra đi để lại cho ông bà, hai người vợ trẻ và 4 đứa con thơ dại. Anh Thông chết đi để lại cho chị Lương Thị Dung một đứa con nhỏ mới hơn 1 tuổi; còn anh Minh ra đi cũng để lại cho vợ là chị Lo Thị Nghi 2 đứa con nhỏ (một cháu 2 tuổi và một cháu mới 3 tháng tuổi).

Bên chiếc quan tài người chồng, chị Lương Thị Dung khóc dường như không còn một giọt nước mắt than thân trách phận mình: “Anh ơi. Sao anh bỏ mẹ con em mà đi lúc này. Con nó đang cần bố mà, em không thiết để sống nữa đâu...”. Tiếng khóc chị Dung như ai oán cho một số phận con người kham khổ ở vùng đất khó khăn này.

Như một thân cây lau già trước gió lớn, chị cứ oặt ẽo hồi hồi lại khóc rên lên đến thảm thiết, chị kể về những điều mà chồng cũng như mình chưa thực hiện được: “Bây giờ anh đã đi thật rồi ư. Mẹ con em, ông bà đang chờ anh năm nay sum vầy bên cái tết lớn mà. Sao anh lại bỏ ra đi khi con vẫn chưa biết gì hả anh. Còn cái nhà kia, anh mới tháo dở hôm qua, anh bảo tết này anh sẽ làm nhà mới, giờ thì không thể nữa rồi”, chị Lo Thị Nghi nằm ôm lấy hòm người chồng mà than khóc.

Được biết, anh Minh làm nhà cạnh bên con suối Tà Khốp, nhưng do mưa lũ thời gian qua bây giờ nước ăn sâu, xoáy làm lở móng nhà và hôm 5/12 anh và ông quyết định dở bỏ để chuẩn bị làm nhà mới thì anh đã mãi mãi ra đi.


Lo Thị Nghi bế con ôm lấy hòm người chồng mà than khóc

Tang tóc bao trùm lấy xóm nhỏ, dưới chân Bù Lầu những “bản nhạc khèn” cứ ai oán như đang trách số phận những con người ở nơi đây đang phải gánh chịu. Anh Thông, anh Minh (con ông Hùng) ra đi để lại 3 cháu nhỏ, bố mẹ cũng đã già nua, anh em họ hàng ai cũng xác xơ như dậu mồng tơi.

Trời tối, rét và mưa tôi vội vượt qua con suối Tà Khốp mà lòng trĩu nặng những tiếng ai oán ở phía bên kia con khe. Đã gần một ngày, thi thể anh Vi Văn Hiếu (SN 1984) và anh Vi Văn Là (SN 1976) con bà Vi Thị Khuyền đã gần 70 tuổi. Thi thể hai anh em vẫn chưa được khâm liệm. Theo quan niệm của người dân tộc Thái, sau khi chết (hai anh e trong một nhà) dù trước hay sau nhưng cũng phải đi nhờ thầy bói xem giờ mới có thể nhập quan. Sau đó, người anh nhiều tuổi sẽ được nhập quan trước và người em sau.

Thi thể anh Hiếu, anh Là chưa cho vào quan, nhưng đã được quấn chặt hàng chục mét vải trắng toàn thân để tránh mùi hôi. Chị Lô Thị Hằng (vợ anh Hiếu) cứ thế ốm lấy xác người chồng nằm bất động mà khóc. Chị khóc như chưa từng được khóc bao giờ. Tiếng khóc não nề của như xé màn đêm tĩnh mịch nơi đây trở nên cô liêu và buồn chưa từng thấy: “Anh Hiếu ơi về với mẹ con em đi. Anh có biết mẹ đã già rồi không? Vợ con anh cũng đang ngây dại mà anh. Anh ơi là anh ơi”. Được biết vợ chồng anh Hiếu có một cháu nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Hằng ngày anh vẫn phải bươn chải kiếm ăn từ những gánh củi trên rừng, những con cá dưới suối Tà Khốp... Thế nhưng giờ đây anh đã mãi mãi vĩnh viễn ra đi để lại người mẹ già 70 tuổi, người vợ trẻ và đứa con thơ dại, nỗi đau này chắc hản không bao giờ phai phôi.

Dưới con suối Tà Khốp nước vẫn chảy nhưng nó không được như thường ngày. Nó như đang ngưng lên. Nó ngưng bởi sự tang tóc đau xót đã xảy ra nơi đây muốn để sẻ chia. Những dòng nước mắt của các nạn nhân đã rơi vào con suối ấy như nhân lên nỗi niềm ai oán và gửi gắm đi về xuôi những nỗi niềm mà con người nơi đây đang phải gánh chịu trước sự ra đi đầy bi thương của 10 con người.

Mưa, lạnh – không khí tang tóc bao phủ lấy bản nghèo. Trên chiếc giường xiêu xiêu vẹo vẹo, bà Vi Thị Khuyền – mẹ anh Hiếu và anh Là nằm bất động. Bà nằm bất động bởi đã kiệt nước mắt, đã mệt mỏi, chân bà không còn bước thêm được bước nào nữa... Đến giở ăn bà không dám bưng bát cơm. Bà bảo: “Tôi không thể ăn được nữa. Cai thân ta già như thế này sao ông trời không cho ta chết thay 2 thằng con nhà ta hả chú?. Ta không còn thiết sống nữa đâu... ”.



Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc

Bà Khuyền chồng cũng đã mất cách nay ít năm. Trụ cột gia đình là anh Hiếu, anh Là. Nhưng giờ cả hai anh em rủ nhau từ biệt người mẹ già, vợ dại và các đứa con thờ mà về nơi suối vàng. Nỗi đau, nỗi buồn và thất vọng đang thể hiện trên những nét mặt, từng con người và mỗi hoàn cảnh. Rồi mai đây, người thân của họ sống trong cảnh góa bụa nuôi con, mẹ già như chuối chín cây khi trụ cột đã mãi mãi ra đi.

Châu Lý - ngày đại tang. Chưa bao giờ người dân ở mảnh đất cằn sỏi đá này phải chứng kiến. Bây giờ, những nhà hàng xóm từ làng trên xuống bản dưới ai cũng chung một cảnh ngộ: Buồn. Và sẽ thời gian tới là: Một tết buồn.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Loan - Phó chủ tịch UBND xã Châu Lý vẫn chưa hết bùi ngùi: Chúng tôi thật bất ngờ. Bất ngờ không thể tin nỗi đó là sự thực. Nghe lãnh đạo của xã Bình Chẩu nói có người xã Châu Lý gặp nạn chết hết rồi. Nhận được tin, chúng tôi đã cử cán bộ xóm, bản và xã vào Bình Chuẩn để xem thế nào. Và đúng là ngày đại tang đang đến với bà con chúng tôi. Giờ thì xã chúng tôi buồn lắm, một cái tết đầy những khổ đau khi 10 con người ra đi trong chốc lát. Nỗi đau này không của riêng ai cả, của gia đình, của làng bản và của xã. Trước mắt chúng tôi cũng chỉ biết động viên và giúp đỡ các gia đình chút ít. Chị Loan nói đoạn rồi khóc thương cho những số phận bi thương đã ra đi một cách quá đột ngột.

Sáng sớm ngày 7/12, vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại dốc Pù Uột, xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông làm 10 người chết.

Sau đó CA tỉnh Nghệ An và các ngành chức năng đã tổ chức giám định pháp y và các nghiệp vụ chuyên môn, vào lúc 14 giờ chiều ngày 7/12, thi thể 10 nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ lật xe tại Bình Chuẩn đã được chuyển về gia đình.

Chia buồn cùng nỗi mất mát quá lớn của các gia đình nạn nhân, chiều nay các đồng chí: Lữ Văn Tường - Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - Phó ban an toàn giao thông tỉnh; Hoàng Văn Huệ- Phó giám đốc sở Giao thông vận tải Nghệ An cùng các đồng chí trong Ban an toàn giao thông tỉnh, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp và chính quyền địa phương đã đến tận từng nhà các nạn nhân xấu số thăm hỏi, chia buồn và trao tiền hỗ trợ.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Huệ đã trao tiền UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ lật xe, mỗi người 2 triệu đồng. Đồng chí Vi Thanh Tường- Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cũng đã trao số tiền UBND huyện Quỳ Hợp hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân bị thiệt mạng 2 triệu đồng. MTTQ và chính quyền địa phương xã Châu Lý hỗ trợ trước mắt mỗi gia đình nạn nhân 500.000 đồng và kêu gọi toàn thể nhân dân trong xã quyên góp, chia sẻ với gia đình các nạn nhân.

Những bản nghèo của Châu Lý như Na Lạn, Bù Lầu, Bản Cồn, Bản Ngọn trắng những vành khăn tang. Cái mưa rét dầm dề ở vùng sơn cước như làm tăng thêm nỗi niềm tê tái… Nỗi mất mát của gia đình các nạn nhân là không gì bù đắp nổi. Sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo các cấp đã phần nào làm vợi chút nhói lòng những người ở lại. Rất mong có nhiều thêm những nghĩa cử ấm tình người như thế đến với gia đình những nạn nhân xấu số.

Chia tay Châu Lý – nơi 10 con người ra đi trong chốc lát và nỗi đó đó còn nằm mãi trong tim mọi người.

Uy Danh

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ