Quần áo

Quần áo

28 thg 10, 2011

Bị phụ tình...bà già đâm đơn kiện "phi công trẻ"

Dường như tình yêu không có tuổi tác. Nhưng những cuộc tình theo kiểu “xin cho” luôn ẩn họa những kết cục buồn. Nó trở thành câu chuyện đầy nước mắt của người trong cuộc và những tiếng cười thầm của người đời.

Hai vụ khiếu kiện đòi lại tiền và những gì đã mất của hai người tình kiện hai người đàn ông khi lửa tình đã lịm tắt khiến cơ quan chức năng ở Quảng Nam đau đầu khi thụ lý ...

Chuyện tình “phi công trẻ lái máy bay bà già”

Tôi đã có may mắn đọc được toàn bộ đơn thư khiếu nại của hai đương sự là hai người phụ nữ gửi đến cơ quan chức năng của xã, huyện tỉnh khiếu nại người tình của mình để đòi lại bạc tiền và những gì mình đã cho tặng người yêu.

Trước khi kể lại câu chuyện “buồn ra nước mắt” này, vì lý do tế nhị, tên của người đi khiến kiện và người bị khiếu kiện được thay đổi để tránh những phức tạp và ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ.

Chàng trai trẻ mà chúng tôi gọi tên là Hoài Nam (sinh 1979) rời quê nhà Bình Giang,, Thăng Bình vào Sài Gòn để bắt đầu cuộc đời sinh viên với giảng đường và con đường rộng mở phía trước ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đó là vào giữa năm 2002.

Do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, nhưng với quyết tâm là phải học để đổi đời. Vừa học, vừa làm thêm để sống. Hoài Nam chỉ nghĩ đến con đường trước mắt là làm sao để trụ bám 4 năm cho xong đại học.

Thế rồi trong một buổi chiều, Hoài Nam được một người phụ nữ “tốt bụng” mời về nhà để ở. Người phụ nữ ấy sinh năm 1947, có tên là Ngô Thị Thu, nhà ở phường 11, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Hoài Nam cứ tưởng người phụ nữ tốt bụng ấy lớn hơn tuổi mẹ mình ở nhà nên tin và dọn đến ở trọ.

Một thời gian sau mối tình giữa chàng sinh viên trường Kinh tế Hoài Nam và bà chủ nhà Ngô Thị Thu nảy nở. Mặc dù tuổi tác của bà Thu lớn hơn Hoài nam những ...32 tuổi.

Những ngày Hoài Nam trọ học trong nhà bà Thu, hàng xóm trong khu phố nơi bà sinh sống xầm xì bán tán về mối tình của “phi công trẻ lái máy bay bà già...”

Hơn 4 năm đèn sách, cuối cùng Hoài Nam cũng tốt nghiệp ra trường. Để cắt đứt và chạy trốn mối tình thời “sinh viên” của mình, Hoài Nam lặng lẽ thu xếp rời khỏi Sài Gòn về Đà Nẵng để xin việc.

Nhiều năm sau Hoài Nam đã tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc ở Đà Nẵng và đã yên bề gia thất với cô đồng nghiệp trẻ xinh đẹp.

Nhưng với bà Thu thì không thể nào quên được người tình nhỏ của mình. Nổi nhớ quay quắt từng đêm kể từ ngày Hoài Nam ra đi bỏ lại mọt mình bà nơi đất Sài Gòn đô hội. Thế là bà quyết định lên xe lặn lội từ Sài Gòn tìm về quê người yêu bé nhỏ của mình ở Bình Giang, huyện Thăng Bình. Đến lúc đó bà mới hay người yêu mình đã sang ngang đi xây dựng gia đình.

Bà Thu quyết đi tìm Hoài Nam, khi gặp nhau sau nhiều năm trời nhưng nhớ do xa cách. Nhưng Hoài Nam ngoảnh mặt làm ngơ. Không chịu nổi sự bội phản của người yêu bé nhỏ ngày nào, bà Thu đến cơ quan của Hoài Nam hỏi cho ra nhẽ.

Thậm chí bà còn tìm đến tận cơ quan của vợ Hoài Nam và cả địa phương nơi ba mẹ Hoài Nam sinh sống để công khai mối tình thời Hoài Nam còn là sinh viên với bà.

Không dừng tại đó, bà Thu còn đưa ra “tối hậu thư” cho người tình bé nhỏ của mình buộc Hoài Nam phải chọn lựa: Hoặc thuê khách sạn ngủ với bà, hoặc đưa bà về nhà ngủ chung với vợ anh.

Không thể chấp nhận yêu sách của người tình già đưa ra, nhưng Hoài Nam cũng đành xuống nước năn nỉ đưa bà Thu đi ăn trưa và sau đó Hoài Nam chở thẳng bà Thu về nhà mẹ tận xã Bình Giang để nhờ người nhà “dằn mặt” bà Thu về cái tội dám tiết lộ quá khứ của con em họ.

Nhưng bà Thu không sợ. Ngay sau đó bà đến UBND xã, rồi đến công an huyện, công an tỉnh gửi đơn kêu cứu. Nhưng không một cơ quan nào giải quyết.

Không nản chí, vì người yêu bé nhỏ của mình bội phản, thời gian gần đây bà Thu đâm đơn kiện Hoài Nam về việc không trả tiền ăn, ở trong những năm ở trọ nhà bà. Không biết vụ kiện của bà Thu có được thụ lý giải quyết hay không. Nhưng đoạn kết của cuộc tình nhuốm đầy màu sắc của bi hài.

Đi kiện khi lửa tình đã tắt


Một vụ khiếu kiện khác tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam cũng khiến cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng từ xã lên huyện đau đầu. Bởi tính phức tạp mà kẻ đi kiện, người bị kiện nguyên trước là “cặp đôi hoàn hảo” và đã có những ngày tháng lãng mạn.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng “cặp đôi hoàn hảo” và lãn mạn của hai ông bà Nguyễn Văn và bà Nguyễn Thị Phi ở thị trấn Tiên Kỳ cũng khiến nhiều cặp đôi khác ở tuổi “tri thiên mệnh” phải ngước nhìn.

Khi nói đến chuyện tình của ông Văn và bà Phi có lẽ nhiều người nơi thị trấn miền rừng này đều thừa nhận dù tuổi đã cao nhưng họ lãng mạn chẳng khác nào những cặp tuổi mới lớn. Họ thường cặp kè bên nhau và thương viết thơ, viết nhạc tặng nhau.

Thú thực khi đọc những vần thơ yêu đương bay bổng của ông Văn và bà Phi chép tặng nhau, chính tôi cũng giật mình và tự hỏi ngày xưa khi còn trẻ mình yêu nhau có lãng mạn như hai ông bà hay không?

Thú thực tôi không nhớ được rằng mình có làm được thơ tình sâu lắng đầy yêu thương tình tứ để tặng người yêu như ông Văn? Chắc chắn là không bằng nếu nói đúng hơn là không thể có những phút giây yêu đương bỗng hoá thành nhà thơ như ông và bà.

Những ngày lửa tình mặng nồng, hai ông bà quyết định góp vốn làm ăn chung. Thậm chí những lúc gặp khó khăn, người này đều chia sẻ cho người kia. Chuyện tiền nong trong yêu đương dường như khi yêu nhau người ta không hề tính toán thiệt hơn, và ông bà Văn, Phi cũng vậy.

Đến khi lửa tình đã tắt, mỗi người mỗi ngã bà Phi đùng đùng làm đơn khiếu kiện ông Văn ra chính quyền địa phương.

Trong phần phụ lục của lá đơn khiếu kiện, bà Phi kê một bảng danh sách dài dằng dặc về các khoản tiền mà bà đã đưa cho ông Văn khi tình yêu còn đang mặn nồng và lãng mạn.

Bắt đầu từ tiền mua đất, tiền mua xe, tiền làm mộ và cả... tiền bà đưa cho ông cá độ đá banh trong những đêm hai ông bà thức trắng theo dõi những trận túc cầu nóng bỏng nơi miền rừng này.

Hôm bà đâm đơn khiếu kiện, bà tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng: Tình bà có thể cho không biếu không. Nhưng tiền bạc thì nhất quyết bà phải đòi lại cho bằng được, cho dù bà phải đi hầu kiện suốt phần đời còn lại của mình.

Đã qua rồi thời hương lửa mặn nồng. Đã qua rồi cái thời lãn mạn, anh anh, em em, đi đâu cũng có nhau. Đã qua rồi cái thời chép thơ, chép nhạc lời lẽ yêu đương lãn mạn tặng nhau. Giờ đây cả hai người kéo nhau đi khiếu kiện mà ngôn từ họ tặng cho nhau là hai chữ mày, tao...nơi chốn công đường!

Hai mối tình trong hàng triệu mối tình khác trên dương thế này không biết có giống nhau hay không. Tôi chỉ biết một điều rằng nhân cách làm người mà họ nhân danh tình yêu kia đã khiến người đời mỉa mai và cơ quan công quyền ở Quảng Nam đau đầu khi thụ lý giải quyết.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ