Quần áo

Quần áo

29 thg 9, 2011

90 tuổi vẫn sờ ô sin

Chào quý bạn, đọc được tất cả ý kiến, tôi xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình của người bạn thân như sau: Bác gái mất sớm, bác trai lập gia đình khác, Năm 1975 gia đình ly tán nên bác hai di tản ra nước ngoài. Hơn mười năm sau bác trai được đoàn tụ. Vì xa nhau lâu nên có những xung đột và bác trai đã trở về Việt Nam sống một mình. Tất cả chi phí đều do các con chung lo.

Bước vào tuổi gần 90 nhưng bác vẫn cần "chuyện đó", ô sin nào đến ở hầu như cũng bị sờ mó, nếu không bác sẽ kiếm chuyện đuổi thẳng tay (xin nhớ rằng bác gần 90 tuổi rồi).

Gia đình bạn tôi rất xấu hổ và nhục nhã, cuối cùng người em trai thông cảm chọn cách mướn người làm được cả 2 việc, từ đó ông sống rất yên ổn. Khoảng hơn 2 năm sau ông ra đi thanh thản bên cạnh người giúp việc (người giúp việc này lãnh lương 6 triệu/tháng, ăn uống và chi phí khác không kể. Chị này đã để dành hơn 200 triệu đồng).

Tôi muốn lên tiếng ở đây, một số đàn ông còn mạnh mẽ trong vấn đề sinh lý nên đối với hoàn cảnh gia đình bạn, không nhất thiết phải cưới hỏi, tuy nhiên để cho cụ tự do sống với người mà cụ có thể chia sẻ sinh hoạt hằng ngày.

Không nhất thiết phải có học thức hay trình độ tương đương nhưng ông nói bà nghe và chăm sóc ông chu đáo, tỉ mỉ để ông còn cảm thấy có người ngoan ngoãn, nhường nhịn và không bao giờ phản đối điều gì ông phán ra là được.

Về người ô sin, bạn đã không thể dành giờ chăm sóc bố bạn được mà có người khác thay thế thì cũng nên đối xử chân tình và "bù đắp" hậu hĩ, tính lương hằng tháng để sau này bố bạn mất đi thì người ô sin kia có số tiền sống. Về xã hội bạn có thể giới thiệu " đây là bà A...B đang chăm sóc cho bố tôi .v.v...", không cần phải khai báo dài dòng để ai muốn hiểu sao thì kệ họ.

Trường hợp bạn tôi và bạn khác nhau chút vì một phần mướn người làm 2 việc nên họ chỉ làm vì bổn phận nên sòng phẳng, nhưng bố bạn có phần chọn lựa thiên về tình cảm nên hy vọng bạn nhìn ra vấn đề để đối xử với bà ô sin cách tốt đẹp, đầy nhân ái hơn. "Nếu không thay đổi được hoàn cảnh, tốt hơn là sống chung với nó" .

Chúc bạn nhanh chóng chấp nhận hoàn cảnh và được nhiều may mắn.

P.S: Xin có vài lời với các ý kiến thiên về cảm tính, các bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh khó xử của bạn Hân. Xã hội Việt Nam còn rất phong kiến nên phân chia giai cấp cũng khá rõ nét. Chúng ta có thể "quên" vì nhu cầu nhưng khi chạm mặt với thực tế thì ở đâu trong góc nào đó sự phân chia rất đậm đặc như gia đình bạn Hân là điển hình, thế hệ không gọi là trẻ mà cũng không phải là già.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ