Khốn khổ vì gánh nặng học thêm của con
Vừa vào đầu năm học chưa đầy 1 tháng, nhiều bậc phụ huynh lại đau đầu tìm lớp học thêm cho con và những lịch học “tự nguyện” được nhà trường đưa xuống ngày càng nhiều...
Muốn điểm cao phải đến nhà cô học trước
Vừa xả được gánh nặng đóng góp đầu năm cho con, các bậc phụ huynh lại phải lao vào con đường học thêm của các con mình. Không chỉ mệt nhoài với các khoản đóng góp tiền học thêm mà việc chọn lớp, chọn cô cho con học bên ngoài trường cũng trở nên nan giải.
Chị Vũ Thị Bích Hạnh (Minh Khai, Hà Nội) than thở cậu con trai lớn nhà chị vừa vào học lớp 10 ở một trường dân lập trong quận Đống Đa, tiền học phí đã cao nhất ngưởng, mỗi tháng lại gánh thêm mấy trăm nghìn tiền học thêm. Không chỉ học thêm ở lớp, cô giáo dạy toán, hóa, lý, tiếng Anh còn tổ chức dạy ở nhà hàng tuần. Mỗi buổi có 10 học sinh với mức phí 40 nghìn đồng/2h.
Vợ chồng chị định không cho con đi học vì biết rõ sức học của con mình không theo được nhưng mỗi khi con trai về nhà than thở “các bạn đều đến nhà các cô học. Cô dạy trước bài hôm sau trên lớp, lên lớp chỉ nghe lại và làm lại nên ai đi học cũng điểm cao, còn không đi học thì chẳng biết gì.”
Nghe con nói chị vừa buồn, vừa lo nhưng sợ con bị đuối hơn các bạn nên chị Hạnh đành cho con đi học. Học thêm bên ngoài nhà cô giáo, chị Hạnh vẫn phải gặp cô ra bộ “xin xỏ” cho con được học cho phải lệ nhà. Chị Hạnh tính nhẩm một tuần con chị học thêm 4 buổi ngoài nhà trường cũng mất 200 nghìn đồng, không biết con có theo được không nhưng chị vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt
Vừa xả được gánh nặng đóng góp đầu năm cho con, các bậc phụ huynh lại phải lao vào con đường học thêm của các con mình. Không chỉ mệt nhoài với các khoản đóng góp tiền học thêm mà việc chọn lớp, chọn cô cho con học bên ngoài trường cũng trở nên nan giải.
Chị Vũ Thị Bích Hạnh (Minh Khai, Hà Nội) than thở cậu con trai lớn nhà chị vừa vào học lớp 10 ở một trường dân lập trong quận Đống Đa, tiền học phí đã cao nhất ngưởng, mỗi tháng lại gánh thêm mấy trăm nghìn tiền học thêm. Không chỉ học thêm ở lớp, cô giáo dạy toán, hóa, lý, tiếng Anh còn tổ chức dạy ở nhà hàng tuần. Mỗi buổi có 10 học sinh với mức phí 40 nghìn đồng/2h.
Vợ chồng chị định không cho con đi học vì biết rõ sức học của con mình không theo được nhưng mỗi khi con trai về nhà than thở “các bạn đều đến nhà các cô học. Cô dạy trước bài hôm sau trên lớp, lên lớp chỉ nghe lại và làm lại nên ai đi học cũng điểm cao, còn không đi học thì chẳng biết gì.”
Nghe con nói chị vừa buồn, vừa lo nhưng sợ con bị đuối hơn các bạn nên chị Hạnh đành cho con đi học. Học thêm bên ngoài nhà cô giáo, chị Hạnh vẫn phải gặp cô ra bộ “xin xỏ” cho con được học cho phải lệ nhà. Chị Hạnh tính nhẩm một tuần con chị học thêm 4 buổi ngoài nhà trường cũng mất 200 nghìn đồng, không biết con có theo được không nhưng chị vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang lục đục vì chuyện học thêm của con. Chị muốn cho con đi học thêm ở nhà cô giáo nhưng chồng chị không đồng ý vì tạo thêm gánh nặng cho con. Hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung nên “chiến tranh lạnh” xảy ra cả tháng. Trong khi con gái chị học lớp 4 đã gánh trên vai học bán trú và 4 buổi học thêm buổi tối.
“Tính ra thế, nó (con gái chị Thu) vẫn được nghỉ ngày Chủ nhật nên mình muốn cho nó đi học thêm môn tiếng Anh, vì học ở kia chỉ là toán và tiếng Việt. Ngày chủ nhật, nó ở nhà chẳng làm gì cho đi học cho đỡ phí thời gian” – chị Thu nói.
Trong khi đó chồng chị cho rằng gánh nặng đè lên vai con bé thế là đủ và bố mẹ cũng vất vả vì đưa đón đêm hôm. Bản thân chị Thu cũng làm giáo viên cấp hai nên chị Thu hiểu việc học thêm rất ý nghĩa với học sinh thay vì cho con nghỉ ở nhà chơi.
Không học thêm, cô giáo chỉ có tiền ăn cháo
“Một học sinh cần phải học thêm tối thiểu ở lớp là 2 buổi, lịch học này được nhà trường khéo léo xếp vào thời khóa biểu chung cho các buổi học nên học sinh răm rắp nghe theo. Còn phụ huynh, đố ai không dám cho con đi học vì cả trường như vậy, không lẽ cho con mình ở nhà” – đó là khẳng định của chị Hà (một giáo viên cấp II trong quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo như chị Hà “thu nhập của giáo viên rất thấp, lương cứng chỉ có hơn hai triệu đồng, nên nhà trường đã tiến hành cho học sinh học phụ đạo để tăng thêm thu nhập cho thầy cô giáo. Lịch học phụ đạo được sắp xếp vào các ngày trong tuần và ngày Thứ 7. Riêng ngày thứ 7 là học sinh được nghỉ nhưng các em vẫn phải đi học vì thời khóa biểu như học chính thức, chỉ có các thầy cô giáo mới biết đó là học thêm. Phí học thêm mỗi tháng của một học sinh trong trường này là 300 nghìn đồng. Nhà trường và cô giáo chủ nhiệm lớp chia nhau 40% còn lại là giáo viên đứng lớp được hưởng 60%. Chính vì vậy, mỗi tháng các cô cũng kiếm thêm được vài triệu đồng để trang trải thu nhập.
Không chỉ vậy, các cô giáo còn tập hợp nhau lại thành một câu lạc bộ phụ đạo. Mỗi lớp từ 20 đến 30 học sinh, học hai tiếng đồng hồ. Nếu tính chỉ dạy 20 học sinh, trừ tiền thuê địa điểm mỗi buổi các cô cũng kiếm được gần 1 triệu đồng, tuần hai buổi.
Chị Hà bật mí, những “mánh khóe” của các cô là gợi cho Hội Phụ huynh để họ làm đơn tự nguyện cho con đi học, tạo thành những câu lạc bộ giáo viên giỏi để bổ trợ kiến thức cho các em. Nếu không có học thêm, giáo viên chỉ sống bằng đồng lương chính thức của nhà nước thì chỉ có ăn cháo qua ngày thôi.
Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể từ đầu năm học 2011-2012, nhà trường cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Với các bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm, phải dành tối thiểu 50% yêu cầu của đề bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo.
Các trường THPT, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên không được tổ chức học thêm cho học sinh khối lớp 10. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ giám sát và kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của các tổ chức, cá nhân. Các đơn vị cần nghiêm túc xử lý các giáo viên có hành vi ép buộc học sinh để dạy thêm, tiến tới chấm dứt các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm học thêm.
Nhưng trên thực tế, nhiều trường vẫn tổ chức dạy thêm cho học sinh theo kiểu tự nguyện, phụ đạo…
Theo một cán bộ trong Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội việc giám sát dạy thêm, học thêm là rất khó. Nhất là đối với những giáo viên dạy chui trong các khu dân cư thì không ai kiểm soát được họ.
“Tính ra thế, nó (con gái chị Thu) vẫn được nghỉ ngày Chủ nhật nên mình muốn cho nó đi học thêm môn tiếng Anh, vì học ở kia chỉ là toán và tiếng Việt. Ngày chủ nhật, nó ở nhà chẳng làm gì cho đi học cho đỡ phí thời gian” – chị Thu nói.
Trong khi đó chồng chị cho rằng gánh nặng đè lên vai con bé thế là đủ và bố mẹ cũng vất vả vì đưa đón đêm hôm. Bản thân chị Thu cũng làm giáo viên cấp hai nên chị Thu hiểu việc học thêm rất ý nghĩa với học sinh thay vì cho con nghỉ ở nhà chơi.
Không học thêm, cô giáo chỉ có tiền ăn cháo
“Một học sinh cần phải học thêm tối thiểu ở lớp là 2 buổi, lịch học này được nhà trường khéo léo xếp vào thời khóa biểu chung cho các buổi học nên học sinh răm rắp nghe theo. Còn phụ huynh, đố ai không dám cho con đi học vì cả trường như vậy, không lẽ cho con mình ở nhà” – đó là khẳng định của chị Hà (một giáo viên cấp II trong quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo như chị Hà “thu nhập của giáo viên rất thấp, lương cứng chỉ có hơn hai triệu đồng, nên nhà trường đã tiến hành cho học sinh học phụ đạo để tăng thêm thu nhập cho thầy cô giáo. Lịch học phụ đạo được sắp xếp vào các ngày trong tuần và ngày Thứ 7. Riêng ngày thứ 7 là học sinh được nghỉ nhưng các em vẫn phải đi học vì thời khóa biểu như học chính thức, chỉ có các thầy cô giáo mới biết đó là học thêm. Phí học thêm mỗi tháng của một học sinh trong trường này là 300 nghìn đồng. Nhà trường và cô giáo chủ nhiệm lớp chia nhau 40% còn lại là giáo viên đứng lớp được hưởng 60%. Chính vì vậy, mỗi tháng các cô cũng kiếm thêm được vài triệu đồng để trang trải thu nhập.
Không chỉ vậy, các cô giáo còn tập hợp nhau lại thành một câu lạc bộ phụ đạo. Mỗi lớp từ 20 đến 30 học sinh, học hai tiếng đồng hồ. Nếu tính chỉ dạy 20 học sinh, trừ tiền thuê địa điểm mỗi buổi các cô cũng kiếm được gần 1 triệu đồng, tuần hai buổi.
Chị Hà bật mí, những “mánh khóe” của các cô là gợi cho Hội Phụ huynh để họ làm đơn tự nguyện cho con đi học, tạo thành những câu lạc bộ giáo viên giỏi để bổ trợ kiến thức cho các em. Nếu không có học thêm, giáo viên chỉ sống bằng đồng lương chính thức của nhà nước thì chỉ có ăn cháo qua ngày thôi.
Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể từ đầu năm học 2011-2012, nhà trường cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Với các bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm, phải dành tối thiểu 50% yêu cầu của đề bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo.
Các trường THPT, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên không được tổ chức học thêm cho học sinh khối lớp 10. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ giám sát và kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của các tổ chức, cá nhân. Các đơn vị cần nghiêm túc xử lý các giáo viên có hành vi ép buộc học sinh để dạy thêm, tiến tới chấm dứt các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm học thêm.
Nhưng trên thực tế, nhiều trường vẫn tổ chức dạy thêm cho học sinh theo kiểu tự nguyện, phụ đạo…
Theo một cán bộ trong Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội việc giám sát dạy thêm, học thêm là rất khó. Nhất là đối với những giáo viên dạy chui trong các khu dân cư thì không ai kiểm soát được họ.
Nhãn: Học hành
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ