Quần áo

Quần áo

10 thg 11, 2011

Nữ sinh bở vía khi gặp "dê già" đội lốt xe ôm

Ngoài taxi, xe ôm cũng là phương tiện thuận lợi cho hành khách đến khắp nơi mà không phải chen lấn, bó buộc thời gian như đi xe bus. Nhưng không ít lần, khách đi xe ôm phải hoảng hồn rồi nhớ mãi, và chẳng bao giờ dám nghĩ tới xe ôm.

Khi xe ôm…không có tiền trả lại

Một lần, Thanh Vân (SV năm 1, CĐ Công nghiệp) vô tình để quên điện thoại trong lớp học. Vừa xuống khỏi xe bus, cô bạn vội vàng bắt xe ôm quay lại trường để tìm lại chiếc điện thoại đã để quên kia. Theo ngã giá thì Vân phải trả 20.000đ cho người xe ôm đó. Tới nơi, Vân rút ra tờ 100.000đ trả tiền cho lái xe. Người xe ôm nhăn mặt kêu không có tiền trả lại. Mải nghĩ đến chiếc điện thoại, không kịp đắn đo ngợi nhiều, Vân nói: “Cháu chỉ còn mỗi tờ 100.000đ này thôi. Chú không có tiền trả lại, biết làm sao?”.

Người xe ôm cầm tờ tiền Vân đưa và ngỏ ý vào quán nước ven đường ngay cạnh đó để đổi thành tiền lẻ. Vân mới chỉ kịp quay mặt vào quán định hỏi, tức thì, xe nổ máy, người lái xe nọ một mạch phóng đi. Chỉ còn cô bạn trẻ tần ngần đau khổ, vào lớp thì điện thoại cũng không còn, tiền cũng đã bay đi. Biết về thế nào khi trên người không còn một đồng tiền để đi xe bus?

SV giờ đây đã e dè hơn với các tài xế xe ôm. (Ảnh minh hoạ)

“Dê già” mượn lốt xe ôm

Ánh Tuyết (SV CĐSP Hưng Yên) xuống xe về quê lúc trời đang mưa và khá lạnh. Gọi người nhà ra thì ngại, đi nhờ về thì cũng hơi khó khăn. Đang lưỡng lự đứng giữa đường thì một chiếc xe máy đỗ xịch trước mặt. Một thanh niên trẻ cất tiếng hỏi:” Em về đâu? Anh chở”. Nghĩ rằng đó là xe ôm, vì trên xe có thêm một chiếc mũ bảo hiểm, Tuyết trả lời :” Cho em về Vân Du, anh lấy bao nhiêu”. Người thanh niên trả lời:” Em trả anh bao nhiêu cũng được”. Bình thường cô bạn vẫn đi với giá 10.000đ cho khoảng cách đó nên Tuyết ra giá như vậy. Thanh niên nọ đồng tình và Tuyết lên xe. Anh ta hỏi đường làm Tuyết thấy nghi nghi, nhưng cô nghĩ chắc là mới chạy nên chưa quen đường quen xá.

Vừa đi vừa nói chuyện, người chạy xe hỏi han cô những câu hỏi xã giao ban đầu. Dần dần, anh ta lộ nguyên bộ mặt của mình, nói ra những câu vô cùng khiếm nhã, nghe rất khó chịu và bệnh hoạn. Tuyết nói:”Lúc ấy mình bực mình kinh khủng, vội vàng đòi xuống xe và trả ngay cho hắn 10.000đ. May mà đường có người qua lại, hắn không dám làm gì. Lúc hắn đi rồi mình mới để ý, biển số xe hắn đang chạy là 34 – Hải Dương chứ không phải Hưng Yên quê mình. Sợ gần chết. May một lúc sau có người đi qua chở mình về đến nơi đến chốn. Từ đấy, mình nhìn xe ôm với ánh mắt khó chịu hơn nhiều”.

Còn Việt Quỳnh (Hưng Yên) lại gặp một trường hợp khác gần tương tự. Đi từ quê lên, do có phần say xe và mệt mỏi, Quỳnh chọn cho mình phương án đi xe ôm để đỡ phải ngột ngạt chen chân trong xe bus và có sức để tối học hành. Từ bến xe Gia Lâm vào gã lái xe cứ chạy vòng quanh, rồi đến một đoạn đường ít người qua lại, gã phóng thẳng vào nơi có đề hai chữ “nhà nghỉ” to tướng. Đến lúc này cô bạn mới hoảng hồn giật mình và la lên cho to chuyện. Tức thì gã xe ôm đi mất, bỏ mặc cô bạn ở đoạn đường mình chưa nắm rõ cách đi về.

Đó là còn chưa kể đến nhiều trường hợp như khách yêu cầu về tới Cầu Giấy, xe ôm không cần biết khách về đâu, chỉ ngã giá rồi chở khách đi. Đến đúng đoạn đầu Cầu Giấy thì dừng xe và yêu cầu khách xuống.

Trong trường hợp đó, nếu khách muốn tới đúng nơi mình cần, “vui lòng” bỏ thêm chút lộ phí gia tăng, để có thể đi đến nơi, về đến chốn.
Không còn đơn thuần là chèo kéo khách, lôi tay, tóm chân, hay rủa thầm khi khách không đi xe, nhiều xe ôm thực hiện những hành vi “chém chặt” không thương xót. Có lẽ họ cho rằng dân số Việt Nam đã quá đông, và chỉ cần một phần trong số đó đi xe họ, một lần thôi cũng đủ sống ấm êm đến cuối đời!

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ