Quần áo

Quần áo

17 thg 10, 2011

Giá đắt cho những người “tham công tiếc việc"


Chuyên gia nghề nghiệp Caroline nói: “Bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu và nếu bạn cố gắng nhiều hơn nữa thì thành công sẽ gõ cửa nhà bạn nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những người “tham công tiếc việc” lại mất nhiều hơn là được”.

Vô tình trờ thành người “vô” tổ chức

Bạn liên tục ở lại muộn và đến sớm để giải quyết mọi công việc. Thoạt nhìn thì đây là một việc làm tốt, cho thấy sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra một cách thường xuyên và trở thành phong cách riêng của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn thất vọng. Bởi, sếp sẽ cho rằng bạn là người vô tổ chức và làm việc kém hiệu quả. Đó là lời lý giải cho sự lộn xộn về thời gian và mức độ làm việc “khác người” của bạn.


Ông Dave Cheng, huấn luyện viên của trung tâm nghề nghiệp Athena nói: “Tập trung vào công việc đó là cách thức tuyệt vời để hoàn thành công việc nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian. Đóng khung và lên lịch một cách hợp lý. Nếu bạn là người cầu toàn và muốn phấn đấu nhiều hơn nữa hãy đề xuất với ban quản lý về thời gian làm việc. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết đó là chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc mà phụ thuộc vào năng lực bản thân”.


Xa dần các mối quan hệ

Khi bạn “tham công tiếc việc” bạn sẽ mất dần các mối quan hệ. Thứ nhất, bạn sẽ không còn thời gian chia sẻ cho gia đình. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa bạn và những người thân ngày càng trở nên xa cách. Thứ hai, bạn bè và đồng nghiệp bỗng nhiên trở thành người “vô hình” trong mắt bạn vì giờ trong bạn chỉ có ba từ công việc, công việc và công việc.


Thêm vào đó, sự “tham công tiếc việc” của bạn còn là ngòi châm cho mâu thuẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ. Bạn luôn là ngươi chăm chỉ, bạn luôn đến sớm về muộn, bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, trong mắt sếp bạn giống như một con “sâu việc” và điều này mang lại lợi ích cho sếp. Sếp vui bạn sẽ là người có lợi. Nhưng, trở thành cánh tay phải của sếp đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào “tầm ngắm” của đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ ghen tỵ với bạn, đố kỵ với bạn và luôn tìm cách “dìm” bạn xuống. Dẫu cho việc làm của bạn là đúng, là cống hiến và lao động hết mình nhưng cách bạn thể hiện lại không mang lại kết quả xứng đáng cho những công sức bạn bỏ ra.


Khó cảm nhận được những điều tuyệt vời từ cuộc sống

Cũng theo Dave Cheng: “Bạn hãy tự hỏi lòng mình rằng bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu bạn sống để làm việc thì bạn quả là một con người vĩ đại. Bạn cống hiến hết mình và bỏ qua những thú vui đời thường. Tất cả những gì bạn cho là ý nghĩa, là thiêng liêng cao quý chính là công việc. Đáp lại sự hy sinh này của bạn là sự cô đơn, lạc lõng dẫu cho công việc có thể đưa bạn đến đỉnh cao của vinh quang nhưng sau đó bạn chỉ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này với công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi”.


Nếu bạn là người làm việc để sống, bạn sẽ biết cách hưởng thụ thành quả mình đã có, trân trọng những gì mình đang có và nắm bắt cơ hội mình sẽ có. Người thành công là người biết cách cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, dung hòa mâu thuẫn và khéo léo giải quyết công việc.


“Bạn biết không quà tặng cuộc sống luôn đến từ những điều bình dị nhất, nhỏ nhoi nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bạn chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận. Cuộc sống không được là bao vì vậy hãy tận dụng từng phút giây mà mình đang có để vun đắp tình cảm, vun đắp những giá trị nhân bản thiêng liêng. Đó mới là cái gốc, là ngọn lửa và là điểm tựa nâng đỡ bạn mỗi lúc bạn gặp khó khăn”. Dave chia sẻ.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ