Quần áo

Quần áo

18 thg 10, 2011

Có nên chia tay người đàn ông keo kiệt?

Một người đàn ông thường được xếp vào khuôn mẫu ga lăng, sòng phẳng, sẵn sàng chi tiền mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, có nhiều quý ông tính toán chi ly từng nghìn lẻ một để không lãng phí. Với mẫu đàn ông này phụ nữ nên chấp nhận sống chung hay chia tay?

“Muối mặt” với bạn vì chồng bủn xỉn

Gia đình chị Bùi Thị Lĩnh ( quận Kiến An, Hải Phòng) có cuộc sống khá bình yên, tĩnh lặng. Hai vợ chồng chị đều làm cùng công ty liên doanh tàu biển nên thu nhập cũng khá. Vợ chồng chị bằng tuổi nên mọi người thường nói “vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn” ngẫm lại chị cũng thấy thế nhưng chỉ có điều “chị nằm chỉ duỗi được chân mà không duỗi được lòng”.

Chồng chị Lĩnh vốn tính gia trưởng lại thêm tính tằn tiện đến mức thái quá. Anh ta luôn đòi được làm người giữ tay hòm chìa khóa trong nhà, tiền lương, tiền tiết kiệm của hai vợ chồng anh đều quản lý chỉ quy định tiền ăn mỗi ngày cho cả nhà và chị là người đi chợ nếu thiếu chị phải chịu trách nhiệm.

Khi vật giá leo thang, tiền chi tiêu cho sinh hoạt gia đình luôn rơi vào trạng thái thiếu nhưng anh kiên quyết không “giải ngân” nên chị phải khéo léo từng đồng cắt một. Mỗi khi thấy vợ đi chợ mua đồ ăn về anh lại than thở “sao mua nhiều thế, rau hôm nay giá bao nhiêu, gạo bao nhiêu, tháng này ăn gạo hao, dầu ăn, nước mắm nhanh hết thế… và hàng loạt những câu hỏi như thế luôn dội lên đầu chị.

Sau bữa ăn cơm nếu cơm thừa, hoặc thừa quá một bát canh là anh lại cằn nhằn vợ lãng phí. Nếu con làm mất cái bút hay cái thước, xin tiền bố mua là anh phải quát nạt cho một thôi, một hồi rồi mới chịu cho. Nhìn cảnh đó, nhiều lần chị ôm con mà khóc.

Nhiều lần nhà có khách thì anh dặn dò vợ nên mua như thế nào bao nhiêu lạng thịt, bao nhiêu mớ rau, bao nhiêu lạng tôm… anh dặn kỹ càng để vợ mua không bị thừa và lãng phí. Có lần nhà chị có khách ở Quảng Ninh sang chơi. Chị đang bận rộn với sắp bữa thì anh cứ cằn nhằn “sao thịnh soạn thế”.Trong khi đó cả gia đình và khách là 7 người chỉ có 1 con gà nhỏ luộc và 7 quả trứng ốp, bát canh rau muống luộc. Lúc đó, chị Lĩnh thấy như chồng đang bỏ muối vào mặt mình khiến chị xấu hổ không nói được gì.

“Mỗi khi xà phòng hết hay bất cứ cái gì hết thì anh cũng than sao hao thế, con cái mà quên không tắt điện ra khỏi phòng là anh mắng chúng xơi xơi. Nhiều lần đi liên hoan cùng cơ quan anh cũng chỉ cho 1 người tham gia vì sợ tốn kém. Chưa bao giờ cả nhà cùng nhau ra nhà hàng ăn một bữa thay đổi không khí. Tính ra thu nhập một tháng cũng gần 20 triệu, chi tiêu rồi anh còn tiết kiệm được 15 triệu, đến nay số tiền tiết kiệm cũng ngót ngét 1 tỷ nhưng tính anh vẫn kẹt như thế, tiền để mà làm gì chứ” – chị Lĩnh than thở. Đã có lần chị Lĩnh nghĩ đến chuyện ly thân vì bản tính keo kẹt đó của chồng mình.

Ngán với người yêu keo kiệt

Mặc dù còn đang trong giai đoạn đang yêu nhưng Phạm Thị Hương (quê Bắc Ninh) đã phải nhiều lần xấu hổ vì người yêu keo kiệt. Nhiều lần đi chơi cùng người yêu về khuôn mặt của Hương lại bần thần như người mất hồn chỉ vì chàng người yêu quá bủn xỉn. Người yêu Hương sinh năm 1983, nhìn vẻ bề ngoài rất đẹp trai và lịch lãm, nhưng tính tình thì bần tiện.

Lần Hương đau lòng nhất là khi Hương cùng người yêu và một cô bạn gái lên xe bus để đến công viên Thủ Lệ, khi lên xe, anh chàng điển trai này ga lăng đến mức khó ai tưởng tượng nổi là anh ta chỉ trả tiền xe bus của anh ta và Hương, còn cô bạn gái kia thì phải tự túc rút tiền túi ra mà trả. Số tiền chỉ có 3000 đồng nhưng anh ta không chịu chi. Nhìn cảnh đó, mặt Hương đỏ phừng phừng, cô không nói được gì và cuộc đi chơi đã mất không khí từ trên xe.

"Nhiều bạn bè khuyên mình nên chia tay với anh chàng bủn xỉn này vì lỡ có tiến tới hôn nhân chắc cả đời anh ta chẳng dám về quê vợ. Nhưng vì yêu anh ta thật lòng nên việc chia tay đã lên “dự thảo” nhiều lần và đều thất bại".

Khi cả hai người đều ra trường và đi làm,sống cùng một xóm trọ có bạn bè khác cùng phòng nên người yêu tính bài tiết kiệm ra ăn cơm bụi thay vì phải góp tiền để người khác đi chợ. Anh ta phân tích “biết đâu đi chợ củ hành, quả quất xin thêm được về họ cũng tính vào tiền quỹ thì ai cũng đòi đi chợ được ”. Anh ta chọn quán cơm bụi gần nhà trọ giá rẻ. Vì rẻ nên thức ăn cũng chẳng ra gì. Mình có cố ăn cũng chẳng nuốt nổi, anh ta đánh chén hết suất của mình lại lân la kéo đĩa cơm bên cạnh về ăn nốt và luôn miệng cho rằng mất tiền cả đấy nên phải cố ăn, tiền có phải là giấy vụn đâu. Nhìn cảnh này mình chỉ thấy ngán ngẩm mà không trút bỏ được tình này".

Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn (Vọng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chỉ cười khi nghe chúng tôi đề cập đến chuyện đàn ông “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Ông Chất cho rằng để khắc phục được tình trạng này người phụ nữ chỉ cần nói nhẹ nhàng với người đàn ông của mình thay đổi từ từ. Nhất định phải nhẹ nhàng và thông cảm với tính đó. Ông chất nhận định có thể do hoàn cảnh của những người này khó khăn từ nhỏ nên sinh tính tiết kiệm. Không nên ca thán, chê trách chỉ khiến không khí gia đình thêm nặng. Hãy nhẹ nhàng khuyên chồng và người yêu từ từ thay đổi bằng lời lẽ nhẹ nhàng.

Ngọc Hiếu

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ