Nhạc sĩ Hà Dũng bị kiện đòi nợ 1,3 triệu USD
Theo đơn khởi kiện, tháng 10/2008, ACB ký kết hợp đồng tín dụng với công ty Đông Dương bằng hình thức bảo lãnh. Đến ngày 12/1/2010, Ngân hàng ACB thay công ty này thanh toán cho Ngân hàng Komercni Banka số tiền gần 1,2 triệu USD.
Hơn 3 tháng sau, Ngân hàng ACB tiếp tục yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "ngăn chặn hành vi xuất cảnh đối với ông Hà Dũng" để đảm bảo quyền lợi cho mình. Yêu cầu này đã được cơ quan xét xử chấp thuận và ban hành quyết định "tạm hoãn xuất cảnh" với vị nhạc sĩ vào ngày 16/3.
Theo phán quyết của bản án ngày 26/7, TAND TP HCM đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc công ty Đông Dương phải trả số tiền hơn 1,3 triệu USD cho Ngân hàng ACB. Nếu công ty Đông Dương không còn khả năng thanh toán thì ông Hà Hùng Dũng phải có nghĩa vụ trả thay.
"Duy trì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Hà Hùng Dũng cho đến khi ông Dũng thi hành án xong", bản án nêu.
Ngoài ra, tòa đã bác yêu cầu của Ngân hàng ACB về việc được phát mãi căn nhà của bà Vinh để thu hồi nợ bởi biện pháp bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp bị vô hiệu. ACB phải trả lại giấy tờ căn nhà tại quận 3 cho chủ.
Ngay sau đó Ngân hàng ACB đã có đơn kháng cáo đề nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM phúc xử theo hướng buộc công ty Đông Dương phải trả toàn bộ số tiền gốc và lãi đến ngày 26/7 là hơn 1,3 triệu USD và lãi phát sinh sau đó cho đến khi trả hết nợ. Đồng thời quy trách nhiệm cho chủ căn nhà về việc Hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu.
Trao đổi với VnExpress.net, nhạc sĩ Hà Dũng cho biết đã ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn đầu của vụ án nên không biết TAND TP HCM đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với ông.
"Tôi không được luật sư cho biết vấn đề này, bản thân cũng không có ý định xuất cảnh nên không quan tâm đến quyết định trên của tòa án. Vấn đề tôi quan tâm bây giờ là làm sao cho công ty của mình có thể hoạt động trở lại", vị nhạc sĩ nói.
Khởi động đường bay từ ngày 25/11/2008, Indochina được coi là hãng tư nhân đầu tiên bay thương mại. Thời gian đầu, hoạt động của hãng khá suôn sẻ với 8 chuyến một ngày trên các chặng từ TP HCM đi Hà Nội và Đà Nẵng. Tổng số ghế cung ứng cho mỗi chuyến có ngày gần 280.
Sau hơn 5 tháng bay, Indochina Airlines đã gặp khó khăn khi thị trường nhiên liệu biến động, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu đi lại của hành khách bằng đường hàng không giảm mạnh. Gần 2 năm sau, hãng bay tư nhân này dừng mọi hoạt động.
Nhãn: Sao
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ