Có thể đây là “tin dữ” cho các ông bố, nhưng lại là tin lành với bé, vì “ngủ chung với mẹ đến 3 tuổi” tốt cho sự phát triển hệ tuần hoàn và thần kinh của trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học tin rằng, trẻ sơ sinh ngủ một mình sẽ khó tạo ra sự gắn bó giữa mẹ và bé, có thể gây ra những tổn hại trong sự phát triển của não bộ, dẫn đến các hành vi xấu khi trẻ lớn lên.
Lời khuyên gây tranh cãi trên phát sinh từ tiến sĩ Bergman, chuyên gia nhi khoa của Đại học Cape Town, Nam Phi. Tiến sĩ Bergman phát hiện rằng các bé hai ngày tuổi nằm một mình trong cũi ngủ ít hơn các bé ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ, tim của chúng cũng đập căng thẳng hơn.
Tiến sĩ Bergman cho biết để có sự phát triển tối ưu, trẻ sơ sinh mạnh khỏe nên ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó, chúng có thể nằm chung giường với mẹ cho đến khi lên ba, hay thậm chí lên bốn tuổi.
Nghiên cứu cũng đề cập đến khả năng rủi ro tăng lên khi bé ngủ chung với mẹ - bé có thể bị mẹ đè lên gây ngạt thở. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho thuyết “ngủ chung” kém phần thuyết phục. Trong một nghiên cứu gần đây của Anh về các ca đột tử của trẻ sơ sinh, gần 2/3 các trường hợp không giải thích được đã xảy ra khi trẻ ngủ chung với mẹ.
Tuy nhiên, ông Bergman nói: “Trẻ sơ sinh bị ngạt thở và tử vong khi ngủ trong cũi, đó không phải do mẹ của chúng. Đó là do những nguyên nhân khác, như hít phải khí độc, khói thuốc lá, hơi rượu cồn, gối quá to và các đồ chơi nguy hiểm”.
Mười sáu trẻ sơ sinh đã được nghiên cứu khi chúng ngủ trong lòng mẹ và trong một cũi cạnh giường của mẹ. Giám sát y khoa cho thấy tim của bé đập căng thẳng gấp 3 lần khi bé ngủ một mình.
Ngủ một mình trong cũi, giấc ngủ gián đoạn của 6/16 bé ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ. Các nghiên cứu trên động vật đã làm rõ mối liên kết giữa trạng thái căng thẳng và thiếu ngủ với các vấn đề hành vi ở tuổi thanh thiếu niên.
Nhãn: Mẹ và bé
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ