Chồng tôi đi chợ, mua giấy vệ sinh, kem đánh răng...
Lấy chồng nhiều tuổi, người con gái thường được thoải mái và được chiều chuộng hơn vì người đàn ông của họ sẽ tâm lý, hiểu và thông cảm cho người vợ trẻ của mình. Thế nhưng hoàn cảnh của tôi lại hoàn toàn khác.
Năm nay tôi 29 tuổi, có một con trai 5 tuổi. Chồng tôi hơn tôi 8 tuổi, tính tình hiền lành, chịu khó và rất yêu vợ con. Mặc dù lương tháng 10 triệu nhưng chồng tôi thuộc loại người tiết kiệm tới mức “keo kiệt”, không dám giao du với ai vì sợ tốn tiền.
Hồi mới tìm hiểu nhau, trong những lần đi chơi, đi ăn ở tiệm, bao giờ tôi cũng giành quyền trả tiền mà tuyệt nhiên không thấy một sự phản ứng nào từ phía người yêu. Nhưng vì quá tin vào những lời hoa mỹ, chúng tôi đã đi đến hôn nhân rồi hàng loạt mâu thuẫn liên tục phát sinh do bản tính không thể thay đổi đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành của anh. Rồi khi đứa con ra đời, tôi mất việc, đành an phận ở nhà cơm nước cho chồng.
Cũng từ đây bệnh keo kiệt của chồng tôi ngày một nặng hơn. Mỗi tháng, anh quy định chị chỉ được tiêu xài trong số tiền 1 triệu đồng. Đã 2 năm nay, mặc cho giá cả leo thang, anh vẫn tỉnh như không có chuyện gì. Tôi phải kiếm việc làm thêm về nhà để có tiền chi tiêu, số tiền thuê nhà được 2 triệu đồng xem ra cũng chẳng thấm vào đâu so với thời buổi đồng tiền trượt giá như bây giờ. Anh lại xem như chừng đó là quá dư dả, tiếp tục thắt lưng buộc bụng vợ.
Năm nay tôi 29 tuổi, có một con trai 5 tuổi. Chồng tôi hơn tôi 8 tuổi, tính tình hiền lành, chịu khó và rất yêu vợ con. Mặc dù lương tháng 10 triệu nhưng chồng tôi thuộc loại người tiết kiệm tới mức “keo kiệt”, không dám giao du với ai vì sợ tốn tiền.
Hồi mới tìm hiểu nhau, trong những lần đi chơi, đi ăn ở tiệm, bao giờ tôi cũng giành quyền trả tiền mà tuyệt nhiên không thấy một sự phản ứng nào từ phía người yêu. Nhưng vì quá tin vào những lời hoa mỹ, chúng tôi đã đi đến hôn nhân rồi hàng loạt mâu thuẫn liên tục phát sinh do bản tính không thể thay đổi đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành của anh. Rồi khi đứa con ra đời, tôi mất việc, đành an phận ở nhà cơm nước cho chồng.
Cũng từ đây bệnh keo kiệt của chồng tôi ngày một nặng hơn. Mỗi tháng, anh quy định chị chỉ được tiêu xài trong số tiền 1 triệu đồng. Đã 2 năm nay, mặc cho giá cả leo thang, anh vẫn tỉnh như không có chuyện gì. Tôi phải kiếm việc làm thêm về nhà để có tiền chi tiêu, số tiền thuê nhà được 2 triệu đồng xem ra cũng chẳng thấm vào đâu so với thời buổi đồng tiền trượt giá như bây giờ. Anh lại xem như chừng đó là quá dư dả, tiếp tục thắt lưng buộc bụng vợ.
Chưa hết, anh còn cãi nhau cả với bà thu tiền rác khi bà đến đòi lì xì 10.000 đồng ăn Tết; anh không chịu đi thăm ông chú bệnh nằm liệt giường chờ chết vì sợ phải chi tiền mua đường sữa; anh không dám đi họp phụ huynh cho con vì sợ phải móc túi đóng tiền quỹ lớp.
Mỗi lần đi làm về anh hỏi con bà ngoại có ghé không, mẹ có cho tiền bà không, cậu Hai điện thoại về vấn đề gì, xin tiền à, chú An ra đây làm gì, lại xin đồ cũ về mặc phải không... Riết rồi không một ai trong gia đình chị tôi dám ghé thăm.
Cách chi tiêu keo kiệt này của anh khiến tôi khó chịu vô cùng. Tôi cũng đã nhiều lần góp ý nhưng anh dường như không thay đổi.
Lắm khi trong người tôi, không còn một xu nào. Con ốm, tôi phải đi vay hàng xóm tiền để mua thuốc. Vậy mà khi biết được, anh mắng tôi, anh bảo tôi là đồ ăn hoang phá hoại, chồng đưa bao nhiêu tiền thì tiêu hết bấy nhiêu. Tôi uất ức khóc và cảm thấy nhục nhã vô cùng. Từ hôm sau tôi quyết định hai mẹ con ở trong nhà có gì ăn đó, thậm chí chết đói, không đi đâu và không cầm đồng tiền nào của anh nữa, và sẽ không mua bất cứ cái gì để anh đi chợ và chi tiêu mọi cái trong gia đình. Nghe tôi nói xong, anh cũng ok luôn. Từ hôm đó, kem đánh răng, giấy vệ sinh, tiền rác, tiền nước đều 1 tay anh trả. Anh đi chợ, mang về tôi nấu.
Tôi chán ngán vô cùng và nếu không vì con cái thì tôi đã chấm dứt cuộc sống chung này. Tôi không biết phải làm sao bây giờ? Tôi sẽ đi làm và kiếm tiền, chi tiêu để không phụ thuộc vào anh ấy nữa.
Liên (Hà Giang)
Nhãn: Nơi chia sẻ
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ