Thực hư sự bi quẫn và nỗi đau của gia đình tự tử tập thể
Thực hư sự bi quẫn và nỗi đau tột cùng của gia đình tự tử tập thể !
Sáng ngày 1/10/2011, người dân sinh sống tại lưu vực sông Bến Xe, Phú Yên hoảng hốt vì phát hiện 3 thi thể đang trôi xuôi theo con nước. Thông tin này nhanh chóng được chuyển đến cơ quan điều tra. Thông tin chính thức từ phía cơ quan công an cho biết, cả ba nạn nhân đều là người thân trong gia đình. Ngay khi nắm được thông tin trên, PV đã nhanh chóng có mặt tại địa điểm xảy ra vụ việc đau lòng để tìm hiểu căn nguyên của bi kịch. Theo điều tra của chúng tôi, có thể do bế tắc trong công việc dẫn đến vay mượn và mất khả năng chi trả, người đàn ông trong gia đình ấy đã mang theo vợ con, tìm dòng nước xiết để tìm cách đào thoát khỏi cuộc đời…
Buổi sáng kinh hoàng
Sáng ngày 5/10, giữa trời mưa lâm thâm, chúng tôi tìm đến nhà bố mẹ ruột của anh Trần Văn Trỗi (một trong ba nạn nhân bị chết trôi sông) ở thôn Phước Bình Nam, xã Hoà Thành, huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) để tìm hiểu bi kịch gia đình ông.
Dù lúc này thi thể của ba nạn nhân đã được an táng trọn vẹn nhưng tại nhà ông Quang vẫn còn khá nhiều người đến thắp nhang chia buồn nỗi mất mát quá lớn của gia đình. Dù sự việc đã xảy ra khá lâu nhưng gương mặt ai nấy đều không giấu nổi vẻ bàng hoàng vì sự ra đi đột ngột của 3 thành viên trong một gia đình trẻ, người lớn nhất chưa đầy 40 tuổi, người nhỏ nhất chưa đủ tuổi cắp sách đến trường. Bà Lê Thị Chừng, 60 tuổi, một người đi viếng cho biết:“Cả nhà nó ai cũng hiền lành, chịu thương, chịu khó, sống tốt bụng, hiền lành với những người xung quanh. Ai ngờ cả nhà nó ra đi thê thảm quá!”.
Sáng ngày 1/10/2011, người dân sinh sống tại lưu vực sông Bến Xe, Phú Yên hoảng hốt vì phát hiện 3 thi thể đang trôi xuôi theo con nước. Thông tin này nhanh chóng được chuyển đến cơ quan điều tra. Thông tin chính thức từ phía cơ quan công an cho biết, cả ba nạn nhân đều là người thân trong gia đình. Ngay khi nắm được thông tin trên, PV đã nhanh chóng có mặt tại địa điểm xảy ra vụ việc đau lòng để tìm hiểu căn nguyên của bi kịch. Theo điều tra của chúng tôi, có thể do bế tắc trong công việc dẫn đến vay mượn và mất khả năng chi trả, người đàn ông trong gia đình ấy đã mang theo vợ con, tìm dòng nước xiết để tìm cách đào thoát khỏi cuộc đời…
Buổi sáng kinh hoàng
Sáng ngày 5/10, giữa trời mưa lâm thâm, chúng tôi tìm đến nhà bố mẹ ruột của anh Trần Văn Trỗi (một trong ba nạn nhân bị chết trôi sông) ở thôn Phước Bình Nam, xã Hoà Thành, huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) để tìm hiểu bi kịch gia đình ông.
Dù lúc này thi thể của ba nạn nhân đã được an táng trọn vẹn nhưng tại nhà ông Quang vẫn còn khá nhiều người đến thắp nhang chia buồn nỗi mất mát quá lớn của gia đình. Dù sự việc đã xảy ra khá lâu nhưng gương mặt ai nấy đều không giấu nổi vẻ bàng hoàng vì sự ra đi đột ngột của 3 thành viên trong một gia đình trẻ, người lớn nhất chưa đầy 40 tuổi, người nhỏ nhất chưa đủ tuổi cắp sách đến trường. Bà Lê Thị Chừng, 60 tuổi, một người đi viếng cho biết:“Cả nhà nó ai cũng hiền lành, chịu thương, chịu khó, sống tốt bụng, hiền lành với những người xung quanh. Ai ngờ cả nhà nó ra đi thê thảm quá!”.
Hàng xóm tập trung chia buồn với nỗi đau quá lớn của gia đình
Với gương mặt sầu bi, anh Trần Quốc Toàn, 28 tuổi, em út của anh Trỗi cho biết: “Vào Lúc 10h sáng ngày 1/10, gia đình nhận được tin báo từ UBND xã Hòa Thành cho biết gia đình anh Ba (anh Trỗi) đang bị nạn ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa). Tưởng gia đình anh bị đụng xe, mọi người vội lên đường tìm kiếm nhưng mãi vẫn không thấy. Đến hơn 11h trưa mới nghe tin người dân phát hiện một gia đình trẻ gồm 3 người chết đuối trên sông Bàn Thạch (thuộc thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông).
Khi tìm đến nơi, không ai cầm được nước mắt khi thấy xác anh ba, chị dâu và cháu gái nằm bất động trên bờ. Riêng má và chị dâu tôi lăn ra ngất xỉu tại chỗ”. Càng thương hơn khi xác anh, chị và cháu bị mổ banh ra để các chuyên gia khám nghiệm khiến gia đình thêm buồn. Còn bà Lê Thị Ngọc, ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, thành phố Tuy Hòa, người hay trông coi cháu Châu cho biết: “Vào sáng hôm thứ 6, (cả gia đình anh Trỗi chết), trong người tôi cứ nao nao, bồn ờ chồn bởi không thấy cô Hà điện hỏi thăm bé Châu như thường ngày, tôi liền gọi hơn 10 cuộc điện thoại nhưng không lần nào liên lạc được với gia đình và sau đó thì nghe được hung tin.
Được biết, lúc 6h sáng ngày 1/10, người dân địa phương bàng hoàng khi phát hiện ra xác một đứa trẻ trôi trên sông Bánh Lái (thuộc thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa). Vừa mới vớt xác đứa trẻ lên khoảng 5 phút, họ lại phát hiện thêm xác một người phụ nữ trôi tấp vào bờ cách đó vài mét. Trong lúc lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường và tiến hành mổ tử thi hai xác chết trên thì tiếp tục có thêm xác của một người nam gửi lên. Ngay sau đó, danh tính của các nạn nhân được xác định là anh Trần Văn Trỗi (39 tuổi), chị Nguyễn Thị Thu Hà (32 tuổi) vợ anh và đứa con gái đầu Trần Thị Yến Nhi (5 tuổi), thường trú tại khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, thành phố Tuy Hòa. Gia đình anh Trỗi, chị Hà còn có thêm một đứa con gái nhỏ chưa đầy hai tuổi tên là Trần Thị Yến Châu. Bé Châu thoát nạn do được gửi tại chỗ nhà vú nuôi gần nhà anh Trỗi và hoàn toàn không biết gì về thảm kịch kinh hoàng của gia đình mình.
Bà Trần Thị Đỗ ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa) cho biết, vào trưa ngày 30/9, một người dân trong thôn Cảnh Phước khi đi ra thăm ruộng có thấy vợ chồng ôn Trỗi cùng có mặt ở gần bờ sông. Thấy lạ, người này tiến đến hỏi thăm thì được biết là vợ chồng ông đang muốn đứng nói chuyện riêng một lát rồi về. Vì không muốn làm kẻ quấy rầy nên người này liền bỏ về nhà. Sáng hôm sau, cũng chính người đàn ông này phát hiện ra 3 xác chết và cùng mọi người vớt lên bờ.
Nỗi đau người ở lại.
Người thân nạn nhân cho biết thêm, trước khi chết, anh Trỗi là nhân viên đảm nhiệm việc giao phát bưu kiện, thư tín hàng ngày cho Bưu điện huyện Đông Hòa. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Thu Hà thì làm kế toán cho một HTX trong huyện và đang học thêm lớp bồi dưỡng nghiệp vụ vào ban đêm.
Do chồng làm nhân viên hợp đồng theo thời vụ, vợ lại làm kế toán ở xã với mức thu nhập bèo bọt nên để đảm bảo cuộc sống từ năm 2005, vợ chồng anh Trỗi mở thêm dịch vụ cung cấp SIM, Card điện thoại di động với số lượng lớn. Đến năm 2010, bé Châu ra đời lại mắc đủ các loại bệnh nặng như: nhũn nhão, thiểu năng, tim, teo cơ, nằm bất động thực vật một chỗ nên để có tiền chữa chạy, thuốc thang cho con , ngoài tiền lãi kinh doanh hàng tháng.
Vợ chồng anh Trỗi liên tục phải vay mượn thêm tiền bạc từ bạn bè, người thân. Mỗi chuyến đưa bé Châu đi chữa bệnh thường là vào Sài Gòn, Cần Thơ rồi ngược ra Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội…nói chung nghe ở đâu có thầy là ẵm bé đến “nhờ cứu giúp” với số tiền chi phí điều trị, ăn uống dọc đường lên đến 15-30 triệu đồng. Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, công việc kinh doanh của anh Trỗi liên tục đi xuống trong khi chi phí điều trị cho con gái ngày một tăng lên, hiện vợ chồng anh Trỗi đang bị nợ nần vây bủa với số tiền lên đến hàng tỉ đồng và đã mất khả năng chi trả.
Theo nhiều người quen của anh Trỗi, nhiều lúc say rượu anh Trỗi hay khóc, kể chuyện buồn của gia đình và lặp đi lặp lại câu nói “ khổ như vầy sống sao nổi bây ơi, chết quách đi rồi cho nhẹ nợ.” Do vậy nhiều khả năng anh Trỗi và vợ đã chọn cái chết để thoát khỏi “ bể khổ cuộc đời”. Theo gia đình anh Trỗi, trước lúc xảy ra sự việc thương tâm trên, vợ chồng anh không hề có biểu hiện gì bất thường và cũng chưa thấy có giấy tờ gì để lại.
Trong khi đó, theo hàng xóm, trước khi chết 1 ngày , anh Trỗi và chị Hà vẫn vui vẻ chào hỏi, cười đùa với những người xung quanh và không có bất cứ biểu hiện nào chứng tỏ là muốn tự tử. Tuy nhiên trong lời bạn bè anh Trỗi, mỗi lần say, anh thường hay khóc và luôn miệng muốn “ đi về bên kia thế giới” để thoát khỏi cuộc đời quá khổ.
Hiện số phận bé Châu (đứa con gái út của anh Trỗi) chưa biết sẽ ra sao khi bố, mẹ và chị gái không còn nữa. Trong khi đó gia cảnh bên nội và bên ngoại của bé lại nghèo và không có đủ tiền để mua thuốc thang và chữa trị cho cháu. Theo gia đình trong thời gian sớm nhất sẽ đón cháu Châu về nhà và mọi người hợp lực cùng giải quyết. Anh Trần Quốc Toản, em trai nạn nhân cho biết : “giờ gia đình tôi cũng chưa có phương án tốt nhất trong việc chăm sóc bé Châu bởi hiện nay cháu bé không chịu rời khỏi bà vú nuôi. Hễ khi đón về cháu lăn ra khóc lóc, giãy nảy nên gia đình đành gửi luôn cho bà vú, hàng tháng trả tiền công và lâu lâu lại kéo qua thăm cháu rất bất tiện.” Trong khi đó, gia đình vợ anh Trỗi, chị Hà lại đón nhận thêm một nỗi đau. Cách đây hơn 3 năm anh trai của chị, lúc đó làm cán bộ huyện Phú Hòa khi đi qua bờ trần trong mùa mưa bão đã bị nước lũ cuốn trôi mất xác. 3 năm sau, chị Hà cũng đi theo anh trai mình để làm bạn với “ hà bá”. Nỗi đau chồng chất nỗi đau.
Theo cơ quan chức năng, đã có nhiều đơn thư gửi đến công an huyện Đông Hòa tố cáo việc vợ chồng anh Trỗi nợ họ hàng tỉ đồng. Do người đã chết nên một số chủ nợ đang tìm mọi cách thu hồi vốn thậm chí làm phiền những người còn lại. Anh N một chủ nợ của anh Trỗi cho biết: “ nó cũng nợ tui, khi biết tình cảnh đáng thương của nó tui định cho giãn cách hòng cho nó cách kéo dài thời gian trả nợ. Ai ngờ cả nhà lại mất thế này.
Giờ trong khi nó chết cũng thảm thương quá mà tôi không biết đòi nợ ở đâu”. Hiện ngôi nhà của vợ chồng anh Trỗi vẫn đang bị niêm phong để chờ cơ quan chức năng điều tra. Riêng số nợ thì do đơn kiện gửi về càng lúc càng nhiều nên cơ quan chức năng chưa biết xử trí ra sao, chỉ có thể lên phương án bảo vệ các thành viên trong gia đình anh Trỗi.
Nhãn: Đời sống
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ