Ai chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cháu Ngọc Bích?
Hiện tại, khi cháu bé còn quá nhỏ - ai sẽ là người giám hộ để chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho cháu Bích đến khi cháu trưởng thành?
Sau hơn 3 tuần sảy ra vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, nạn nhân và cũng là người sống sót duy nhất, cháu Trịnh Ngọc Bích đã hồi phục và được người thân trực tiếp chăm sóc…
Sự trở lại với cuộc sống của cháu Bích được dư luận ví như một "phép nhiệm màu". Bởi khi nhập viện, bé Bích phải chịu quá nhiều tổn thương cả trên thân thể lẫn tinh thần.
Các bác sỹ phải tổ chức thành 3 kíp phẫu thuật song song liên tục gồm kíp phẫu thuật thần kinh, kíp chấn thương (chuyên về xương và gân) và kíp vi phẫu (dùng kính hiển vi để nối lại các mạch máu nhỏ) diễn ra hơn 11 giờ.
Sau hơn 10 ngày điều trị, đến ngày 6/9, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thì bé Bích đã tỉnh, ngón tay đã nhúc nhích và được cắt chỉ. Tay của bé Bích đã hồi phục được 70-80%.
Người thân bảo vệ cháu Bích.
Cháu Bích năm nay mới 8 tuổi nên theo qui định taị khoản 2, 3 điều 58 Bộ luật Dân sự 2005 thì cháu bé thuộc trường hợp phải có người giám hộ. Do cháu đã mất cả cha lẫn mẹ, lại không có anh, chị ruột nên theo khoản 2 điều 61 Bộ luật Dân sự 2005 thì ông, bà nội sẽ là người giám hộ đương nhiên của cháu.
Nếu đến thời điểm, không thể chăm sóc cho cháu thì ông bà có thể để nghị để nếu muốn để cháu cho người bác (anh ruột của bố) chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý khối tài sản của cháu. Theo qui định tại điểm a khoản 1 điều 70: "1. Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây: a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại điều 60 của Bộ luật này" và khoản 3 điều 60 Bộ luật Dân sự 2005 thì ông, bà nội có quyền yêu cầu thay đổi người giám hộ cho cháu.
Về ông, bà ngoại của cháu bé:
Trường hợp 1: Ông, bà ngoại của cháu bé vẫn còn và có đủ điều kiện để làm người giám hộ cho cháu (theo điều 60 Bộ luật Dân sự) thì ông, bà ngoại của cháu bé sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của cháu (khoản 2 điều 61 Bộ luật Dân sự 2005).
Trường hợp 2: Ông, bà ngoại của cháu không còn hoặc còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho cháu (theo điều 64 Bộ luật Dân sự 2005) thì người bác của cháu (tức con trai cả của bà) mới có thể đứng ra làm người giám hộ cho cháu nếu người bác đáp ứng đủ điều kiện của người giám hộ theo điều 60 Bộ luật Dân sự 2005.
- Người giám hộ có các quyền:
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; được thanh toán những chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Nghĩa vụ của người giám hộ:
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi: Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi giống như nghĩa vụ của người giám hộ đối với người chưa đủ 15 tuổi, trừ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục…
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự: Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nhãn: Đời sống
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ