Quần áo

Quần áo

18 thg 5, 2011

Dụ trẻ bỏ thói quen xấu

Đã bao giờ bạn thấy bé nhà mình ngoáy mũi, mú tay, nhặt thức ăn rơi xuống đất lên ăn... hay chưa? Đừng nên thờ ơ với những hành động này của con trẻ.

1. Ngoáy mũi

Một số trẻ có thói quen mút tay sau khi ngoáy mũi. Dù ăn nước mũi không khiến bé sinh bệnh nhưng hành vi đó sẽ mang đến rắc rối cho mũi, khiến mũi bị nhiễm trùng do vi khuẩn..

Cách khắc phục: Chuyển sự chú ý của trẻ là cách làm hiệu quả. Cho bé món đồ chơi bắt mắt, sách hoặc đồ vật khiến trẻ không thể ngơi tay. Cha mẹ cũng cần giải thích trẻ ngoáy mũi là hành vi thiếu vệ sinh và là cơ hội để vi trùng lây lan. Ngoài ra, luôn mang theo khăn giấy, giấy ăn lau mũi cho trẻ khi cần thiết.

Duy trì môi trường không khí ẩm, trẻ không bị ngứa mũi thì nguy cơ ngoáy mũi cũng giảm xuống. Chuẩn bị sẵn Vaseline hoặc các loại thuốc nhỏ mũi khác, xịt cho bé khi thấy mũi bị khô. Trong thời tiết khô hanh, nên cố gắng duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng, tránh niêm mạc mũi trong tình trạng bị khô.

2. Uống nước tắm

Nước tắm có chứa sữa tắm hay xà phòng còn đáng lo ngại hơn nước tắm bẩn thông thường. Nếu uống phải nước tắm này trẻ có thể bị tiêu chảy.

Cách khắc phục: Nếu trẻ muốn ăn bong bóng trong nước tắm chỉ vì buồn chán, bạn có thể cho bé vừa chơi đồ chơi vừa tắm. Nếu trẻ trên 3 tuổi hãy giải thích cho trẻ nước trong bồn tắm chứa một số chất có hại cho sức khỏe ra sao.

Có phải con bạn uống nước tắm vì thấy khát nước? Để tránh điều này xảy ra hãy chuẩn bị trước một cốc nước cho bé trước khi tắm.

3. Không che miệng khi hắt hoi hoặc ho

Các bệnh cảm cúm hoặc nghiêm trọng hơn như viêm phổi và viêm màng não đều có khả năng lây nhiễm thông qua vi rút có trong nước bọt.

Cách khắc phục: Cha mẹ hãy là tấm gương để bé noi theo, khi bạn hắt hơi hoặc ho hãy dùng tay bịt miệng để bé thấy như vậy mới hợp vệ sinh. Bé sẽ bắt chước theo, nếu bé quên, hãy nhắc nhở bé mỗi khi bị ho, sau đó rửa tay sạch sẽ cho con.

Để tránh vi rút bệnh lan truyền, tốt nhất khi che miệng hãy dùng giấy ăn hoặc khăn tay.

4. Dùng tay sờ nghịch vết thương hở

Nếu dùng tay bẩn để che vết thương dễ gây nhiễm trùng vết thương. Hơn nữa, vết thương sẽ lâu khỏi hơn.

Cách khắc phục: Đầu tiên nên bôi kem chống viêm trên vết thương của trẻ, sau đó dán miếng che vết thương để bé không dùng tay chạm vào. Bạn có thể sử dụng các miếng dán có hình ngộ nghĩnh để bé không tháo gỡ.

Bạn có thể sử dụng các trò chơi như vỗ tay hát hò để chuyển sự tập trung của bé khỏi sự thu hút của vết thương.

5. Quên rửa tay

Thường xuyên không rửa tay sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lây bệnh ký sinh như bệnh lỵ, enterobiasis và viêm gan A.

Cách khắc phục: Bố mẹ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tham gia các hoạt động vui chơi. Ngoài lời nhắc nhở, có thể dùng ảnh mô tả hình ảnh để nhắc nhở bằng trực quan. Bạn có thể cho bé đặt tay lên giấy và vẽ hình theo bàn tay bé rồi vẽ thêm hình bong bóng xà phòng và rán lên chỗ rửa tay.

Để bé có bàn tay sạch sẽ trong suốt giờ hoạt động vui chơi cha mẹ nên luôn mang theo khăn khử trùng để lau tay cho trẻ.

6. Kéo ngón tay và cắn móng tay

Kéo và cắn móng tay có thể khiến hai bên bề mặt ngón tay chảy máu thậm chí nhiễm trùng. Dùng miệng cắn móng tay bẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cách khắc phục: Bé có hành vi này phần lớn do cảm thấy buồn chán khi đi ô tô hay du lịch đường dài. Bạn có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi trò chơi để chuyển sự chú ý.

Thường xuyên nhắc nhở bé không nên kéo và cắt móng tay là rất cần thiết. Sửa cho bé bàn tay với những móng tay đẹp là cách nhắc nhở trẻ không cắn móng tay một cách hiệu quả.

7. Ăn đồ nhặt được từ dưới đất

Nếu trẻ vô tình nhặt thứ rơi dưới đất, nơi mà các loại động vật hay lui đến thì khả năng các vi khuẩn có hại khác mà mắt thường không nhìn thấy sẽ gia tăng nguy cơ gây bệnh cho bé.

Cách khắc phục: Cần kịp thời nhắc nhở khi bé vô thức nhặt đồ ăn bị rơi dưới đất. Cha mẹ nên thường xuyên lau dọn vệ sinh nhà cửa giữ sàn nhà sạch và khô thoáng để vi khuẩn và vi trùng không có cơ hội sinh sản.

Đồ ăn rơi xuống đất nếu nhặt lên trong 5 giây vẫn có thể đảm bảo an toàn? Nghiên cứu chứng minh, khi thức ăn rơi xuống đất, va chạm với sự ô nhiễm trên bề mặt sàn cùng với rất nhiều vi khuẩn có hại trong môi trường, hoàn toàn không có lợi. Vì vậy, hãy vứt bỏ ngay thực phẩm nếu chúng đã bị rơi bẩn.

8. Không lau sạch sau khi đại tiện

Khi trẻ đã có thể ngồi bô, cha mẹ bắt đầu dạy cho trẻ cách lau chùi vệ sinh. Nhưng nếu bé lau không sạch rất có thể làm bẩn cả tay. Với bé gái nếu lau không sạch sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang.

Cách khắc phục: Trẻ dưới 4 tuổi chưa đủ khả năng kiểm soát các hành vi cần sự tỉ mỉ, chúng chưa thể làm sạch đúng cách, vì vậy cha mẹ nên giúp bé vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi đại tiểu tiện. Dù bé 5-6 tuổi vẫn cần sự nhắc nhở và hướng dẫn vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra quần lót của trẻ là điều không thể bỏ qua.

Một số trẻ tỏ ra thích thú với việc dùng nước hơn là giấy ướt để lau chùi sau khi đại tiện bởi chúng cảm thấy dùng giấy không thật sạch. Nếu trẻ muốn hãy dùng nước thay vì dùng giấy.
Theo Afamily

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ