Quần áo

Quần áo

7 thg 11, 2011

Sinh viên Sư phạm Thái Nguyên "cắm thẻ" chơi game, nuôi "bồ"?

“Ở đây chuyện cắm kí là bình thường ấy mà anh, ra khỏi nhà thì quán cầm đồ, cho vay nặng lãi đã đập vào mắt mình rồi. Càng về những phía có nhiều sinh viên thuê trọ thì càng nhiều quán ấy anh ạ”. Lê Thủy (sinh viên năm thứ 3 khoa Văn) chia sẻ.

Hiệu cầm đồ mọc lên như nấm

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt PV là những quán cầm đồ, cho vay nặng lãi ở xung quanh trường ĐHSP Thái Nguyên mọc lên như nấm. Đường Lương Thế Vinh, đường Lê Quý Đôn, ngõ 155 đường Lương Ngọc Quyến... ai cũng thấy những quán dành cho sinh viên cắm, kí. Đặc điểm chung của những quán này là hoạt động kinh doanh song song 2 - 3 lĩnh vực: cầm đồ, cho vay lãi và bán điện thoại, cầm đồ và bán hàng ăn, cầm đồ và photocoppy… Khi mới nhìn vào thì có vẻ như thì cầm đồ, cho vay lãi chỉ là “làm thêm”, nhưng thực chất đây chính là nguồn thu chính cho chủ cửa hàng.

Tại một quán “bán cầm đồ” trên đường Lê Quý Đôn (con đường vào kí túc xá trường ĐHSP Thái Nguyên), người đi đường không khỏi bỡ ngỡ khi bắt gặp một tấm biển kì quặc có nội dung “Cầm đồ photocopy”. Đem sự thắc mắc hỏi những người dân xung quanh thì tôi nhận được những nụ cười mỉa mai hoặc những cái nhìn khó hiểu.


Các quán "bán cầm đồ" kiểu này mọc lên như nấm quanh trường ĐHSP Thái Nguyên

“Từ trước tới giờ cửa hàng của anh kinh doanh photocopy là chủ yếu nhưng thấy kinh doanh cầm đồ phát đạt quá nên anh đính kèm thêm 2 chữ cầm đồ cho các em biết mà vào”. Anh Toán chủ cửa hiệu xởi lởi cho tôi biết.

Cửa hiệu của anh Toán nằm “khiêm tốn” giữa hai cửa hàng điện thoại và quán tạp hóa. Gian phòng đủ kê chiếc máy photocopy, chiếc giường được kê song song với hướng cửa quán ở cuối phòng, phía đuôi giường là chiếc két sắt màu xanh đã cũ và bên cạnh nó một chiếc bàn gỗ nhỏ. Trên bàn, 1 cuốn sổ cũ, nhàu nhĩ và một tập giấy gì đó (sau đó tôi mới biết đó là giấy cho vay tiền đã được in sẵn và đóng thành tập) mỗi cuốn mỗi góc bàn. Ấy, tất cả sự nghiệp và tài sản cửa hiệu của anh Toán chỉ có thế.

Những thứ mà quán anh Toán “giữ hộ” đa phần là điện thoại di động, xe máy và đặc biệt là thẻ sinh viên. Không riêng gì quán của anh Toán mà còn những quán khác nữa, thẻ sinh viên là thứ dễ cầm cố nhất và cũng phổ biến nhất ở đây. Nó vừa tiện lợi lại vừa dễ quản lí. Nếu như điện thoại hay những đồ vật khác thì chủ nhân có thể bỏ nó đi để mua thứ khác còn thẻ thì không dám bỏ, bởi đơn giản, bỏ thẻ cũng đồng nghĩa với việc “chủ nợ” gõ cửa gia đình, nhà trường.

Với lãi suất 5 – 7 nghìn/ ngày đối với vốn cho vay là 1 triệu (tương đương 15% - 21%/ tháng) các ông chủ cửa hiệu cầm đồ nơi đây thực sự làm ăn rất phát đạt. Và đó cũng là lý do mà nhiều cửa hiệu được xây dựng khang trang, hoành tráng.

Giấy cho vay tiền đã được in sẵn, đóng thành tập và chỉ cần ghi vài dòng cần thiết là xong thủ tục.

Chỉ ghé thăm và ở cửa hiệu anh Toán chừng 1 tiếng, tôi cũng có thể đếm sơ qua có đến 4 – 5 sinh viên đến đây cắm thẻ.

Nhưng một trong những bất ngờ lớn nhất khi PV Phunutoday “xâm nhập” vào thị trường “cầm đồ” ở đây là giá trị của chiếc thẻ sinh viên không chỉ dừng lại ở con số 200.000– 300.000 đồng, hay nhiều lắm là 1- 2 triệu đồng như những nơi khác. Tại Thái Nguyên, chỉ với chiếc thẻ sinh viên bạn có thể cắm được 15 – 30 triệu đồng.

Thấy một sinh viên bước ra từ quán cầm đồ photo của anh Toán với vẻ mặt cau có, tôi liền gặng hỏi người đó đi vào quán làm gì thì nhận được câu gắt gỏng của cậu ta : “Đi nhổ thẻ chứ còn đi đâu nữa. Anh không thấy đây là hiệu cầm đồ à?”. Rồi sau đó cậu ta bỏ đi, miệng vẫn còn lẩm bẩm: “Thế là đã mất oan 500.000 đồng để nuôi bọn nó”. À, thì ra cậu sinh viên này đến đây cắm thẻ để vay 20 triệu đồng, nhưng chỉ trong vòng 5 ngày cậu đã mất luôn 500.000 đồng tiền lãi cho chủ nợ…

Thông thường, một chiếc thẻ của sinh viên năm thứ 4 trường ĐHSP sẽ chỉ được các chủ cửa hàng cho “kí gửi” tối đa với giá là 3 triệu đồng, còn riêng thẻ của K44, tức là sinh viên năm thứ 1 của trường có thể cắm tới 30 triệu đồng. Nếu muốn vay nhiều hơn thì phải có một người quen (chuyên cắm, kí ở đây đứng ra bảo lãnh). Muốn vay tiền thì phải để lại thẻ hoặc chứng mình thư, số điện thoại gia đình và phải kí tên vào giấy vay tiền (tờ giấy mà các chủ hiệu cho vay tiền đã in sẵn).

Nam cắm thẻ đi chơi điện tử, nữ cắm thẻ để nuôi người yêu

Một điều khá đặc biệt tại đây là những sinh viên đi cắm thẻ không chừa đối tượng nào, khoa nào, lớp nào. Trai đi “cắm” thì gái cũng đi “cắm”. Tình trạng này phổ biến “như cơm bữa” tại trường ĐHSP Thái Nguyên.

Theo ghi nhận thì việc nam sinh tại đây cắm thẻ chủ yếu để trả nợ cho những quán game hoặc những quán lô đề, hoặc trang trải cho cuộc sống trong cả tháng vì số tiền nhà gửi đã nướng hết vào quán game, quán lô đề, quán café…

Một trong những ví dụ điển hình là Nguyễn Văn Minh (sinh viên khoa Toán Tin) đã chuyển “hộ khẩu” ra luôn quán game gần trường để tiện cho việc “cày cuốc”.

“Cái máu nghiện game nó ngấm vào người mất rồi, không thể nảo bỏ được. Với lại em cắm thẻ cũng chỉ cắm có ít nên mình vẫn có thể “xoay vòng” vốn được, chắc sẽ không để lại hậu quả gì nghiêm trọng cả đâu”. Minh vừa chia sẻ với tôi, mắt vẫn đăm đăm nhìn vào màn hình máy tính.

“Dạo trước trong xóm trọ của em có một chị chuyên đi cắm thẻ để lấy tiền nuôi người yêu. Khoảng 10 ngày cuối tháng là chị ấy đi cắm để lấy tiền lo cho anh người yêu chơi điện tử. Rồi sang đầu tháng bố, mẹ gửi tiền ra mới đi chuộc thẻ về. Em thấy thế rất khó chịu, đã khuyên chị ấy không nên làm thế nhưng có lẽ chị ấy đã quá mù quáng. Thế là em đành chuyển chỗ trọ khác để khỏi nhìn thấy cảnh này”. Lê Thị Thuỳ (sinh viên K44 khoa Văn ) chia sẻ.

Đứng trước thực trạng sinh viên nam nữ của trường ĐHSP Thái Nguyên cắm thẻ “như cơm bữa”, Nhà trường cũng đã có sự đặc biệt quan tâm trước tình trạng này. Cô Tú Anh – chuyên viên phòng Chính trị và công tác sinh viên nói: “Thực ra Nhà trường cũng có biết tình trạng này xảy ra và cũng sát sao theo dõi. Thậm chí chúng tôi còn tìm hiểu được có nhiều em cắm thẻ để lấy kinh phí tham gia vào công ty bán hàng đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy (một công ty lừa đảo) và chúng tôi đã có những biện pháp xử lí cũng như là tuyên truyền các em. Tuy nhiên, để biết được cụ thể những em nào đi cắm thẻ, đi vay nợ lãi, đi cầm đồ thì Nhà trường không thể kiểm soát hết được”.
(Còn nữa)

Thạch Sơn

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ