Quần áo

Quần áo

13 thg 10, 2011

“Thuốc chữa gan cứu người nhiễm HIV”: Truy tìm bài thuốc 200 năm tuổi

Sau phát hiện công dụng kỳ lạ của bài thuốc đối với bệnh nhân nhiễm H, lương y Hai Dậu càng cố gắng giúp đỡ người bệnh.

Thông qua ông Ngô Vũ Danh, chúng tôi đến quận 7-TPHCM gặp ông Hai vừa từ Campuchia trở về. Ông chính là Lương y Nguyễn Văn Dậu, một người Việt sinh trưởng tại Campuchia. Với bài thuốc của mình, ông Hai đã giúp khá nhiều bệnh nhân từ Campuchia đến Việt Nam. Ông Hai luôn nhấn mạnh: Đây là bài thuốc xổ độc cơ thể, có tác dụng làm mát gan.

Lời mẹ dặn khi lâm chung

Khi chúng tôi tỏ ý muốn truy nguyên nguồn gốc bài thuốc đã góp phần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân nhiễm H, lương y Hai Dậu với mái đầu bạc trắng ở tuổi 69, cười sảng khoái: “Bài thuốc này chỉ là bài thuốc xổ độc cơ thể để chữa bệnh gan mà tôi kế thừa từ ông ngoại và mẹ. Từ khi chú gặp chú Danh, tôi mới biết tới “vụ chữa nhiễm H.” chứ từ trước đến nay tôi đâu có biết?!”.

Ngoại của ông Hai Dậu là lương y Phạm Văn Lào, người có tiếng ở đất Campuchia với bài thuốc xổ độc gan. Bài thuốc xổ độc đã có cách đây 200 năm và bắt nguồn từ Campuchia. Lương y Lào đã truyền lại bài thuốc này cho con gái là lương y Phạm Thị Út (mẹ lương y Hai Dậu) trước khi qua đời. Sau khi cha mất, bà Út kế thừa nghiệp y, tiếp tục làm thuốc từ Tà Keo đến Tà Lập rồi đến Phnôm Pênh. Thời gian này, bà Út cũng truyền thụ nghề thuốc và bài thuốc xổ độc cho con trai Nguyễn Văn Dậu.

“Bài thuốc này ngoài trái thốt nốt rất dễ tìm trên đất Campuchia, còn lại là hơn 12 vị thuốc khác phải tìm tận biên giới Campuchia-Thái Lan mới có. Đi vào vùng biên giới này vất vả và nguy hiểm lắm. Chú có đi vài lần nhưng sau này phải nhờ bà con người Campuchia sống ở khu vực đó tìm hộ”- Lương y Hai Dậu kể. Đến năm 1970, cả gia đình lương y Hai Dậu rời Campuchia trở về quê quán ở Châu Đốc-An Giang. Tại đây, bà Út tiếp tục làm thuốc cứu người. Riêng ông Hai Dậu chỉ phụ mẹ làm thuốc đến năm 1972 rồi trôi dạt lên Sài Gòn, định cư tại Q.7 và khởi nghiệp bằng nghề làm bình ắcquy. Khoảng năm 2006, khi nghề làm bình ắcquy của ông đang ăn ra làm nên với nhà xưởng thiết bị hoành tráng thì ông phải về Châu Đốc chịu tang mẹ. Trước khi mất, bà Út muốn con trai trở lại với nghề thuốc để giữ nghiệp của ông ngoại...

Nhắc đến khoảng thời gian này, ông Hai Dậu cười buồn: “Lúc đó tôi đã nhiều tuổi rồi. Phần thì cũng có ý ngán nghề làm bình ắcqui, phần cũng muốn vâng lời mẹ nên tôi quyết định trở về làm nghề thuốc. Chú biết không, thời điểm đó nhà xưởng và thiết bị máy móc tôi đầu tư tiền tỷ nhưng thanh lý chỉ hơn 300 triệu đồng mà thôi”.

Sau khi giải quyết chuyện làm ăn xong, ông Hai Dậu vào Chợ Lớn (Q.5) để hoàn tất các khóa học y học cổ truyền theo quy định hiện hành. Trong khoảng thời gian này, ông Hai Dậu thường xuyên quay trở lại Campuchia để tìm nguyên liệu điều chế bài thuốc xổ độc cơ thể trị gan. Ông về lại nơi họ hàng nội, ngoại từng sinh sống trước đây ở Tà Lập, Tà Keo (Căm pu chia) để phát thuốc miễn phí cho bà con nghèo. Tới Phnompenh thấy nhiều bệnh nhân ung thư gan, ông Hai Dậu lại cho thuốc mà không cần tiền bạc gì. “Chú biết không, mình thì có thuốc sẵn trong tay có thể giúp được người ta. Mà trời cũng thương cho tôi tiền bạc nhiều nhờ hồi làm bình ăcqui nên tôi nghĩ nên giúp đỡ người khác để làm phúc cho con cháu...” - ông Hai Dậu thật tình chia sẻ. Đây cũng là khoảng thời gian ông làm thuốc miễn phí rất nhiều tại quê nhà.

Đến ngày 9/11/2008, Trung tâm kế thừa ứng dụng y học cổ truyền Chợ Lớn cấp bằng công nhận ông Hai Dậu chính thức trở thành lương y theo quy định. Vậy là ông quyết định thành lập Phòng thuốc Nam thuộc Khu dân cư K8, Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Bán thuốc trị gan, cứu người nhiễm H

Sau phát hiện công dụng kỳ lạ của bài thuốc đối với bệnh nhân nhiễm H, lương y Hai Dậu càng cố gắng giúp đỡ người bệnh. Một mặt, ông nghiên cứu điều chế bài thuốc trở nên tiện dụng hơn bằng cách đóng gói như một loại trà sâm, vừa dễ bảo quản vừa dễ vận chuyển, phân phối. Trái thốt nốt tươi cũng được sấy khô cho cả vào túi thuốc để người dùng tiện bề sử dụng. Mặt khác, lương y Hai Dậu lại ra sức tìm bệnh nhân nhiễm H để chữa miễn phí. “Với đặc tính xổ độc cơ thể, bài thuốc này có thể điều trị các chứng liên quan tới gan cũng như ung thư, u nang buồng trứng. Tôi cũng bán thuốc nhưng với bệnh nhân nghèo thì hoàn toàn miễn phí, cái quan trọng là để bài thuốc này cứu được nhiều người...”- ông chia sẻ.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Hoàng Lan tại số nhà 11 tổ 1 ấp Thới, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang để tìm hiểu thực hư công dụng của bài thuốc với bệnh ung thư buồng trứng. Chị Lan phát hiện tình trạng ung thư từ tháng 4/2011. Chị lên TP HCM hóa trị tại bệnh viện chuyên khoa với tỷ lệ hồi phụ chỉ 1%-2%. Nhờ người em út sống ở TP HCM biết bài thuốc này, chị Lan dùng thử với hy vọng “phước chủ may thầy”. “Chú Hai có cho thuốc uống với một loại lá để đắp lên đầu nhũ hoa giúp xổ độc cơ thể mạnh hơn. Tính đến nay tôi đã uống được chín túi thuốc rồi, sức khỏe cải thiện tương đối, tôi lên hơn 2kg rồi nè”- chị Lan khoe.

Ngày càng có nhiều bệnh nhân nhiễm H. tìm đến ông để xin thuốc. Ông Hai Dậu cho biết: “Tôi cho thuốc nhưng không cho một lần mà mỗi lần cho một túi thuốc thôi. Để cứ 5 ngày họ lại đến, mình tiện bề theo dõi tình hình sức khỏe họ cải thiện đến đâu rồi, hạch bớt nổi chưa, trọng lượng cơ thể có tăng được không...?
Phải có kết quả đánh giá lâm sàng mới được cấp phép
Vụ Y dược Cổ truyền (Bộ Y tế) chưa biết có thông tin này. Sở Y tế An Giang cũng chưa có báo cáo gì về chuyện có lá thuốc và bài thuốc chữa bệnh HIV. Sở Y tế phải có kết quả nghiên cứu đánh giá lâm sàng mới cấp phép. HIV là là bệnh mới. Muốn chữa phải có đánh giá tính hiệu quả và an toàn của bài thuốc. Trong cổ phương chưa nói y học cổ truyền chữa HIV, mà chỉ có các loại thuốc có tác dụng bổ huyết, bổ khí, nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng miễn dịch.

Nếu có một bài thuốc chữa HIV đúng như báo nêu thì phải có đánh giá của cơ quan y tế về tính năng an toàn, hiệu quả của nó (tức là phải có nghiên cứu sâu), sau đó mới được cấp phép hành nghề. Nếu thực sự có bài thuốcnhư thế, chúng tôi sẽ vào cuộc tìm hiểu xem thực hư ra sao.

Th.S Y khoa – Luật gia Nguyễn Hoàng Sơn -
Phó Vụ trưởng Vụ Y dược Cổ truyền-
Chuyên gia Hội đồng thẩm định thuốc đông dược Bộ Y tế

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ