Quần áo

Quần áo

11 thg 10, 2011

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, bố mẹ tôi quanh năm vất vả bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám. Chính vì lẽ đó m

Nên nhớ, ly hôn không phải là giải pháp duy nhất, chỉ có những người ích kỷ, chỉ bo bo nghĩ đến bản thân mình mới tìm đến giải pháp này.

Tôi năm nay đã 40 tuổi, đã bước vào hôn nhân được 15 năm, khi xác định cưới vợ, tôi luôn nghĩ rằng dù một nửa của mình có thế nào đi nữa thì tôi vẫn nguyện sống với cô ấy, san sẻ với cô ấy và cùng cô ấy đi đến hết cuộc đời.

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng thực sự để làm được như vậy thì lại vô cùng khó khăn. Hai vợ chồng tôi không mắc phải những căn bệnh “hiểm nghèo” như hai người đàn ông đã kể câu chuyện lên đây, nhưng với 2 người xa lạ, lại đến với nhau, sinh sống với nhau, thì làm sao tránh khỏi những bất đồng. Người ta vẫn bảo, bát đũa còn có lúc xô, huống hồ con người,… vợ chồng tôi cũng không ngoại lệ.

Vợ tôi là một người đàn bà đẹp lại rất thân thiện với mọi người, vì thế mỗi khi ra đường cô ấy được rất nhiều người để ý, bắt chuyện. Là một thằng đàn ông, tôi cũng ích kỷ, và cảm thấy vô cùng bực bội với những lời tán ngẫu của vợ dành cho những người đàn ông khác. Rồi chuyện con cái ốm đau, thu nhập hạn hẹp trong khi giá cả cái gì cũng tăng, chuyện đối nội, đối ngoại,… nhiều lúc tôi nghĩ, chia tay là giải pháp tốt nhất. Nhưng suy đi cũng lại phải tính lại, chuyện vợ chồng là cái duyên cái số, người ta có những điểm xấu, nhưng ngoài những điểm xấu đó vẫn có vô vàn những điểm tốt. Con người ai cũng thế cả, phải sẻ chia, thông cảm cho nhau thì mới lâu bền được.

Đọc hai câu chuyện của hai anh, chị ở trên, tôi cứ nghĩ, hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc là quyền lợi riêng của mỗi người, không ai có quyền tước đi cái quyền đó của họ cả. Những người bệnh tật, họ đã thiệt thòi nhiều, họ cũng muốn có một người để san sẻ, yêu thương, và họ đã chọn mình mà không phải là người khác. Vậy thì tại sao khi phát hiện ra họ không hoàn hảo lại rũ bỏ trách nhiệm. Thử đặt lại, với trường hợp rằng, người không có khả năng tình dục ấy là phụ nữ chứ không phải đàn ông thì liệu các chị có khuyên người ta bỏ quách người đàn bà kia đi đẻ tìm đến với những người đàn bà khác xứng đáng hơn hay không?. Hay khi người đàn ông bỏ vợ đi tìm thú vui bên ngoài thì các chị lên án họ là hư hỏng, mất nết,…

Trong cuộc sống gia đình nhà nào cũng thế cả, không lúc nào không có sóng gió, vấn đề là các anh, chị vượt qua sóng gió ấy như thế nào. Đây là căn bệnh bình thường, có thể khắc phục được thì sao các anh, chị không cùng nhau khắc phục, vượt qua, lại đi để khuyên người ta bỏ chồng, tìm hạnh phúc mới? Thế thì khi mắc phải những căn bệnh khác như ung thư, hay chồng/ vợ bị tai nạn giao thông, đưa đến tình cảnh hiểm nghèo thì các anh/ chị đối xử với vợ/ chồng mình như thế nào? Chẳng nhẽ chôn sống họ chon nó "nhẹ nợ" chắc?. Con người khác con vật ở chỗ họ có tình thương yêu đấy các anh, chị ạ.

Khuyên người ta bỏ chồng! Các anh/ chị đang coi hôn nhân là trò đùa đấy. Thích thì mời họ hàng lối xóm đến chúc phúc, nhận phong bì phong bao xong thì bỏ nhau. Văn hóa Việt Nam còn lại gì khi ai cũng như các anh/ chị? Cưới nhau về nửa kia đáp ứng được cho tôi thì tôi ở cùng, không đáp ứng được thì "bye bye", đi kiếm nửa khác hoàn hảo hơn. Tại sao không ai nghĩ đến việc làm cách nào để cứu vãn tình thế, chẳng hạn như đưa chồng đi khám xét, tìm nguyên nhân và giải pháp để khắc phục?. Nên nhớ, ly hôn không phải là giải pháp duy nhất, chỉ có những người ích kỷ, chỉ bo bo nghĩ đến bản thân mình mới tìm đến giải pháp này.

Xin lỗi các anh/ chị, muốn tìm người hoàn hảo à? Lên trời mà tìm, xem Thánh liệu có hoàn hảo hay không?. Thân ái!

Nguyễn Văn Việt (Vĩnh Phúc)

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ