Quần áo

Quần áo

10 thg 8, 2011

Stress vì công việc

Ngày càng nhiều người vì áp lực, quá tải công việc dẫn tới ảnh hưởng lên tâm lý, gây ra stress và các bệnh lý tâm căn...

Những trường hợp điển hình

Chị T.H (38 tuổi, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai), là nhân viên của một công ty đến Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) khám bệnh, bởi 2 tháng nay chị thường bị căng thẳng, cáu gắt, nhịp tim đập nhanh, hay hồi hộp và mất ngủ, gây rất nhiều khó khăn trong đời sống hằng ngày. Trước đó chị hoàn toàn khỏe mạnh. Khi chia sẻ với bác sĩ điều trị, chị cho biết, gần đây chị bị áp lực công việc, cộng với việc phải chăm sóc con gái thứ 2 chưa đầy 1 tuổi.


Sau khi sinh, nghỉ hậu sản, đi làm trở lại chị rất khó bắt nhịp lại công việc của mình. Chị giải quyết công việc không nhanh nhẹn, và đôi lúc không chính xác. Việc phải bắt nhịp với công việc và hằng đêm còn phải chăm sóc con nhỏ khiến chị rơi vào trạng thái suy nhược, stress trường diễn.

Anh H.A (42 tuổi), gần đây anh hay cáu gắt vô cớ, chán nản trong công việc và mất mọi hứng thú. Tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn. Anh cho biết: “Cách đây một năm, do luân chuyển công tác qua một bộ phận khác không hợp với chuyên môn của mình - khiến tôi rất khó hòa nhập với công việc mới. Chất lượng công việc ngày càng giảm sút, sếp ngày càng không tin tưởng, khiến tôi mất tự tin, chán nản, áp lực rất lớn”...

Làm gì khi bị áp lực công việc?

Hai trường hợp nói trên nằm trong số rất nhiều những trường hợp có vấn đề về stress và sức khỏe tâm thần liên quan đến công việc, mà hiện nay thế giới gặp rất nhiều. Tại VN tuy chưa có nghiên cứu toàn diện về tỷ lệ người rơi vào các chứng rối loạn tâm thần cũng như tự sát có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) đến công việc, nhưng ngày càng nhiều bệnh nhân đến BV khám tâm thần bởi công việc gây ra (mất ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn cơ thể).

Mỗi người đều có thể rơi vào trạng thái stress trong ngày. Các nhà chuyên môn cho rằng, stress chính là gia vị của cuộc sống để cuộc sống cân bằng cũng như có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể tự thoát khỏi các tình huống stress của mình, rất có thể chúng ta sẽ rơi vào một trong những tình trạng stress bệnh lý, có thể đưa đến các bệnh lý tâm thần. Vậy làm gì để có thể thoát khỏi tình trạng stress của chính bản thân mình?

Một số phương pháp mà các nhà tâm lý học thường khuyên bệnh nhân đó là: sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý, nên có kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

Bên cạnh đó, cũng cần có kế hoạch giữa công việc nhà và việc cơ quan để không bị ảnh hưởng giữa việc này với việc kia làm chúng ta lúng túng và không có phương pháp giải quyết; khi rơi vào tâm trạng căng thẳng, lo lắng, việc quan trọng để kịp thời có biện pháp khắc phục, là cân bằng trạng thái tâm lý; liệt kê những yếu tố gây căng thẳng để tránh nó; tập luyện và thư giãn, vận động nhiều mỗi lúc căng thẳng. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp lấy lại sự thoải mái; có chế độ dinh dưỡng hợp lý; đừng quá áp lực với những dự định của bản thân...

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ