Vợ giỏi, chồng tự ái
Vì tiền vợ kiếm về nhiều hơn mình nhưng anh Tùng vẫn giữ quan điểm: “Không để thiên hạ cười vào mặt”.
Chị Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) là giám đốc một công ty kinh doanh có tiếng khi vừa bước vào tuổi 35. Do vợ luôn nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của cánh mày râu nên anh Duy có vẻ khó chịu lắm. Do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách và về muộn nên chị Vân khó có thể đảm đương trách nhiệm của một người vợ.
Thuê ô sin mới chưa được hai tháng đã phải “thải” gấp vì chồng cứ gắt gỏng: “Tiền của em to bằng quả núi đấy à?”. Thế là chị Vân lại phải đèo bòng thêm cả việc nhà. Đi làm về muộn, chồng cũng nổi khùng. Lương lậu hơn hẳn chồng nhưng chưa bao giờ chị dám ho he bởi anh Duy rất hay tự ái.
Những chuyện lớn nhỏ trong nhà chị Vân đều nhường chồng tự quyết hoặc xin ý kiến chồng thì mới dám làm. Theo quan điểm của anh Duy thì vợ đi ra ngoài có làm ông nọ, bà kia nhưng đã về nhà thì vẫn phải đứng sau chồng.
Còn anh Hùng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại khá ức chế khi mà đi ra ngoài, có người khen: “Nhất ông nhé, vợ vừa đẹp lại giỏi giang”. Nhìn lại mình vẫn mãi là một công chức lương thấp, còn vợ lại ngồi trên vị trí phó giám đốc cả bốn năm nay rồi nên anh thấy tự ti kinh khủng.
Thuê ô sin mới chưa được hai tháng đã phải “thải” gấp vì chồng cứ gắt gỏng: “Tiền của em to bằng quả núi đấy à?”. Thế là chị Vân lại phải đèo bòng thêm cả việc nhà. Đi làm về muộn, chồng cũng nổi khùng. Lương lậu hơn hẳn chồng nhưng chưa bao giờ chị dám ho he bởi anh Duy rất hay tự ái.
Những chuyện lớn nhỏ trong nhà chị Vân đều nhường chồng tự quyết hoặc xin ý kiến chồng thì mới dám làm. Theo quan điểm của anh Duy thì vợ đi ra ngoài có làm ông nọ, bà kia nhưng đã về nhà thì vẫn phải đứng sau chồng.
Còn anh Hùng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại khá ức chế khi mà đi ra ngoài, có người khen: “Nhất ông nhé, vợ vừa đẹp lại giỏi giang”. Nhìn lại mình vẫn mãi là một công chức lương thấp, còn vợ lại ngồi trên vị trí phó giám đốc cả bốn năm nay rồi nên anh thấy tự ti kinh khủng.
Ngay cả căn nhà 4 tầng đang ở cũng là một tay vợ xây cất lên. Anh Hùng cũng luôn ý thức được vợ mình hoạt bát, giỏi giang hơn nên càng sinh ra tính tự ái. Bất cứ chuyện gì anh cũng thấy như đang bị vợ chèn ép. Về nhà, mỗi khi thấy vợ nói chuyện điện thoại với ai đó là anh “đá thúng đụng nia”. Anh bảo không được “vác” công việc về nhà. Dù chưa bao giờ lên mặt hay chê bai chồng nhưng chị Phương vẫn thấy khốn khổ vì phải đối phó với ông chồng hay tự ái của mình.
Chị Phương hiểu tâm lý của chồng nên cố gắng thu xếp công việc để về lo cơm nước. Mỗi lần chị có ý định mua sắm vật dụng gì trong nhà cũng khá mệt mỏi vì chồng bảo thủ tỏ ra không cần. Thế nên dù tiền không thiếu mà chị vẫn phải ấm ức dùng đồ cũ mua từ gần chục năm trước đây. Cái bữa khi chưa hỏi ý kiến chồng, chị Phương cho người đưa cái tủ lạnh gần 20 triệu về nhà, anh tỏ ý khó chịu vì cho rằng vợ coi thường mình. Từ đó chị Phương rút tỉa cho mình kinh nghiệm giữ mái ấm hạnh phúc của mình là “để chồng tự quyết từ A đến Z”.
Khó ở vì “dưới cơ” vợ
Từ khi “nhảy” lên chức trợ lý giám đốc, chị Huyền cứ sốt xình xịch vì cái tính cáu bẳn của chồng. Đi công tác xa về, chị mua cho chồng cái áo mới nhưng anh lại hờn dỗi: “Thế lâu nay em thấy anh quê mùa lắm à? Cái áo này đắt đỏ e rằng không hợp với anh”.
Dù công việc ở cơ quan nhàn hạ, có nhiều thời gian nhưng anh Tùng vẫn không chịu mó tay vào việc nhà. Sợ bị vợ coi thường nên anh cứ nói giọng hào sảng, tự tôn và cho rằng mình là nhất nhà. Đôi lúc, chị Huyền phải cố nhường nhịn, giả vờ dốt để đề cao chồng: “Em không biết cái đó, anh xem thế nào”.
Chị Huyền cho rằng: “Có chồng hay tự ái mệt mỏi lắm”. Anh Tùng chẳng bao giờ chịu cầm tiền vợ dù có cần đến thế nào đi chăng nữa. Chị Huyền đã rất khéo léo để chồng hiểu nhưng anh vẫn khăng khăng cho rằng: “Tôi không phải thằng nghèo kiết xác nên vẫn có thể tự lo cho bản thân được”. Chị bó tay với ý nghĩ cực đoan, cứng đầu của chồng.
Tương tự, chị Lan (Tây Hồ, Hà Nội) đang làm giám đốc một công ty TNHH. Trong khi đó chồng chị chỉ là một kỹ sư xây dựng cầu đường. Mỗi khi đi ra ngoài, nếu có ai đó thuận miệng khen vợ, anh Chính sẽ nóng mặt khó chịu. Cái bữa đi dự đám cưới con một người bạn cũ, có người khen chị Lan nức nở, anh Chính bực bội, về nhà giận vợ suốt 4 ngày liền. Chị Lan đã phải lựa lời mãi mới ổn.
Đôi lúc chị Lan phải khiêm tốn, thậm chí tự chê bai bản thân mình như: “Công ty dạo này làm ăn chán quá, có lẽ tại năng lực lãnh đạo của em hơi kém, anh à”. Lúc khác thì: “Bên đối tác họ chơi khăm mình, em dại quá”. Anh Chính lại quay ra động viên vợ.
Nhìn vợ ngày càng xinh đẹp, mặn mà, anh Chính không giấu nổi sự tức tối mỗi khi có ánh mắt đàn ông nhìn vợ. Với lại, anh sợ vợ đi ra ngoài toàn gặp người giỏi giang, sang trọng nên sẽ coi thường mình nên việc gì, anh cũng hạch sách, chê bai vợ đủ điều.
Anh thấy lép vế, thiếu tự tin vì “dưới cơ” vợ. Còn chị Lan lại khó chịu mỗi khi ai đó khen mình, chồng cứ “giận cá chém thớt” . Cũng vì vậy nên hai vợ chồng rất hạn chế đi ra ngoài cùng nhau. Chỉ vì sĩ diện đàn ông nên không ít lần anh nổi nóng trước sự thành đạt của vợ. Có lúc anh Chính ôm đầu than thở với đồng nghiệp: “Nếu có thể làm lại, tôi sẽ không bao giờ lấy vợ hơn mình”. Còn chị Lan lại băn khoăn tự hỏi đã bao giờ hãnh diện vì hơn chồng hay chưa? Hàn Nguyệt
Chị Phương hiểu tâm lý của chồng nên cố gắng thu xếp công việc để về lo cơm nước. Mỗi lần chị có ý định mua sắm vật dụng gì trong nhà cũng khá mệt mỏi vì chồng bảo thủ tỏ ra không cần. Thế nên dù tiền không thiếu mà chị vẫn phải ấm ức dùng đồ cũ mua từ gần chục năm trước đây. Cái bữa khi chưa hỏi ý kiến chồng, chị Phương cho người đưa cái tủ lạnh gần 20 triệu về nhà, anh tỏ ý khó chịu vì cho rằng vợ coi thường mình. Từ đó chị Phương rút tỉa cho mình kinh nghiệm giữ mái ấm hạnh phúc của mình là “để chồng tự quyết từ A đến Z”.
Khó ở vì “dưới cơ” vợ
Từ khi “nhảy” lên chức trợ lý giám đốc, chị Huyền cứ sốt xình xịch vì cái tính cáu bẳn của chồng. Đi công tác xa về, chị mua cho chồng cái áo mới nhưng anh lại hờn dỗi: “Thế lâu nay em thấy anh quê mùa lắm à? Cái áo này đắt đỏ e rằng không hợp với anh”.
Dù công việc ở cơ quan nhàn hạ, có nhiều thời gian nhưng anh Tùng vẫn không chịu mó tay vào việc nhà. Sợ bị vợ coi thường nên anh cứ nói giọng hào sảng, tự tôn và cho rằng mình là nhất nhà. Đôi lúc, chị Huyền phải cố nhường nhịn, giả vờ dốt để đề cao chồng: “Em không biết cái đó, anh xem thế nào”.
Chị Huyền cho rằng: “Có chồng hay tự ái mệt mỏi lắm”. Anh Tùng chẳng bao giờ chịu cầm tiền vợ dù có cần đến thế nào đi chăng nữa. Chị Huyền đã rất khéo léo để chồng hiểu nhưng anh vẫn khăng khăng cho rằng: “Tôi không phải thằng nghèo kiết xác nên vẫn có thể tự lo cho bản thân được”. Chị bó tay với ý nghĩ cực đoan, cứng đầu của chồng.
Tương tự, chị Lan (Tây Hồ, Hà Nội) đang làm giám đốc một công ty TNHH. Trong khi đó chồng chị chỉ là một kỹ sư xây dựng cầu đường. Mỗi khi đi ra ngoài, nếu có ai đó thuận miệng khen vợ, anh Chính sẽ nóng mặt khó chịu. Cái bữa đi dự đám cưới con một người bạn cũ, có người khen chị Lan nức nở, anh Chính bực bội, về nhà giận vợ suốt 4 ngày liền. Chị Lan đã phải lựa lời mãi mới ổn.
Đôi lúc chị Lan phải khiêm tốn, thậm chí tự chê bai bản thân mình như: “Công ty dạo này làm ăn chán quá, có lẽ tại năng lực lãnh đạo của em hơi kém, anh à”. Lúc khác thì: “Bên đối tác họ chơi khăm mình, em dại quá”. Anh Chính lại quay ra động viên vợ.
Nhìn vợ ngày càng xinh đẹp, mặn mà, anh Chính không giấu nổi sự tức tối mỗi khi có ánh mắt đàn ông nhìn vợ. Với lại, anh sợ vợ đi ra ngoài toàn gặp người giỏi giang, sang trọng nên sẽ coi thường mình nên việc gì, anh cũng hạch sách, chê bai vợ đủ điều.
Anh thấy lép vế, thiếu tự tin vì “dưới cơ” vợ. Còn chị Lan lại khó chịu mỗi khi ai đó khen mình, chồng cứ “giận cá chém thớt” . Cũng vì vậy nên hai vợ chồng rất hạn chế đi ra ngoài cùng nhau. Chỉ vì sĩ diện đàn ông nên không ít lần anh nổi nóng trước sự thành đạt của vợ. Có lúc anh Chính ôm đầu than thở với đồng nghiệp: “Nếu có thể làm lại, tôi sẽ không bao giờ lấy vợ hơn mình”. Còn chị Lan lại băn khoăn tự hỏi đã bao giờ hãnh diện vì hơn chồng hay chưa? Hàn Nguyệt
Nhãn: Yêu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ