Quần áo

Quần áo

8 thg 7, 2011

Tình tay ba nơi công sở

Những mối tình công sở thời hiện đại cũng không thiếu "gia vị" từ những màn bi hài kịch của hai kẻ tranh chấp, ganh đua để giành giật một người.

Thời nay, nhiều người cứ thản nhiên nhận định rằng tình công sở hợp tan là lẽ thường, đến với nhau có khi chỉ bằng một cơn say nắng, và xa nhau cũng dễ dàng bằng hai tiếng "chia tay". Tuy nhiên, cái chuyện hợp tan ấy cũng còn nhiều điều để kể, khi mối tình kia dù ngắn ngủi hay dài lâu đều có lúc được điểm tô bằng những câu chuyện tay ba khiến nhiều người đàm tiếu.

Chuyện những chú gà "tức nhau tiếng gáy"

Thu Hương (nhân viên hành chính nhân sự, công ty M.) hiện giờ vẫn chưa hết bối rối và vô cùng khó xử chỉ vì cùng một lúc được hai đồng nghiệp nam yêu mến. Mỗi người một phương thức, nhưng đều nhằm mục đích "cưa đổ" được nàng, cho nên không khó khăn gì để xuất hiện cảnh hai chú gà "tức nhau tiếng gáy".

Anh A thì hết sức chiều chuộng và chăm sóc, lúc mời cô bữa trưa, khi ngỏ ý đưa cô về nhà sau ca làm tối. Còn anh B thì không ngần ngại tặng cô món này, thứ nọ, từ chú gấu bông đến chiếc khăn quàng cổ. Chút may mắn duy nhất là hai chú gà chọi này làm việc khác phòng nhau cũng không giúp cô và các đồng nghiệp trong phòng tránh khỏi việc
"phải" chiêm ngưỡng cảnh hai chàng gầm ghè, liếc nhau đứt con mắt, và không quên kèm theo đôi ba câu "đá xoáy" dành cho "tình địch" của mình.

Khi hai chàng "vận động hành lang"

Khôn ngoan hơn những anh chàng trên đôi chút, hai đồng nghiệp của Vân bấm bụng nhịn nhau để không làm "người đẹp" phật ý. Lợi dụng ưu thế "nhất cự ly", anh A siêng năng đến nhà Vân thăm hỏi, không thì buổi sáng đi làm cũng chịu khó ngược một đoạn đường để ghé qua chào bác gái vài câu.


Cậu em trai mê học võ của cô cũng được anh này "đầu tư" cho một khóa học hè ở trung tâm văn hóa. Còn anh B lại từng học trên khóa của cô ở Đại học, vì thế, anh này tận dụng những mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp của cô.

Màn vận động của anh chàng khiến các chị em trong phòng của Vân thích thú ra mặt, bởi có cô nào không thích thi thoảng lại có quà vặt nhâm nhi trong giờ nghỉ. Chỉ khổ cho Vân, người nhà thì nức nở khen anh này, đồng nghiệp thì vun vén với anh kia, trong khi cả hai chàng với cô vẫn chỉ là đồng nghiệp.

Đến màn "trâu cột ghét trâu ăn"

Câu chuyện của hai cô bạn ở trên còn chưa đến độ phức tạp, vì xét ra các cô cũng chẳng ưng được anh nào, thì chẳng cần phải hao tâm tổn sức mà lo lắng. Nhưng với Hùng (nhân viên xuất nhập khẩu) thì những cơn đau đầu dường như không bao giờ dứt.

Mặc dù anh và N. đã ra mặt hẹn hò, nhưng cô C kia vẫn đâm đầu xông vào gây chiến. Là thành viên cùng tổ với anh, C tận dụng những lần họp nhóm triển khai dự án để tỏ thái độ chăm sóc. Dẫu Hùng có lạnh lùng, thờ ơ, thì những tin nhắn nhắc nhở công việc kèm theo đôi ba lời quan tâm như là "
có gì" với nhau của cô cũng khiến N. nhiều phen ấm ức.

Khi có lời xì xào bàn tán sau lưng về chuyện của hai người, hiển nhiên mọi người đều biết tin đồn xuất phát từ đâu.


Những tưởng cứ yêu nhau thì đến, ghét nhau thì đi, nhưng chuyện tay ba lại chẳng dễ dàng tránh khỏi, và kéo theo nó là những hệ quả đáng buồn. Không chỉ thói thường mải đánh ghen nhau khiến các nhân viên thiếu chuyên tâm trong công việc, mà những màn bi hài kịch của người này kẻ kia lại chẳng khác gì làm trò mua vui cho thiên hạ.


Trong khi anh chàng này đang bận lên gân, hăng máu trên tình trường, chuyện của anh đã sớm trở thành chủ đề cho miệng lưỡi những người xung quanh hả hê đàm tiếu. Có lẽ, những pha diễn này chỉ đi đến hồi kết thúc khi người ta chợt dừng lại và nhận ra rằng trong cơn hiếu thắng, mình đã để quên lòng tự trọng và tư cách của mình ở đâu đó trên đường chinh chiến.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ