Quần áo

Quần áo

22 thg 10, 2009

Cưới hỏi - Vợ chồng "lệch" nhau bao tuổi thì vừa?

Thỉnh thoảng báo chí và trong cuộc sống vẫn rộ lên những thông tin nóng về những cặp vợ chồng quá chênh lệch tuổi, đặc biệt là khi người vợ quá nhiều tuổi hơn chồng.

Cùng với đó là nhiều lời dèm pha cho rằng đó là những cuộc tình vụ lợi, sẽ không bền. Nhưng… không phải mọi cuộc hôn nhân quá chênh lệch về tuổi tác đều không có hạnh phúc.
Những cuộc tình hiếm có

Nhiều người hâm mộ Charlie Chaplin không chỉ vì ông là nghệ sĩ hài nổi tiếng thế giới mà còn vì cuộc hôn nhân lệch tuổi trong 34 năm cuối đời của ông. Năm 54 tuổi, ông đã kết hôn với cô nàng Oona O’Neill vừa bước sang tuổi… 18, trẻ hơn ông đến 36 tuổi!

O’Neil và Chaplin đã tìm thấy phần thiếu hụt của mình ở người kia: nàng O’Neil khao khát tình yêu của một người có khả năng bảo vệ, che chở cho mình; còn chàng Chaplin thì say mê nàng vì lòng chung thủy và sự nâng đỡ tinh thần tận tình, ngay cả khi tiếng tăm của ông trong xã hội đã giảm đi nhiều.

Họ đã có cuộc hôn nhân lâu bền và hạnh phúc, có với nhau đến 8 con (3 trai, 5 gái). Chaplin mất ở tuổi 88, trước O’Neil 14 năm; và sau đó, vì đau buồn, O’Neil đã nghiện rượu, rồi phát ung thư và qua đời vào năm 1991.

Gần đây hơn, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Hollywood Charles Bronson, khi đã 77 tuổi mà vẫn “dũng cảm” cưới cô vợ thứ 3 là Kim Weeks thua ông đến 40 tuổi. Vào những năm cuối đời, Charles Bronson không còn khỏe, lại lú lẫn nhưng Kim vẫn luôn kề cạnh chăm sóc rất tận tình...

Chúng ta có thể dẫn ra nhiều thí dụ khác để nói rằng hôn nhân chênh lệch tuổi tác không phải bao giờ cũng đem lại sự bất hạnh cho một phía nào đó và cần thiết cho cả người cao tuổi vì bản thân tình yêu có nhiều sắc màu, không chỉ là tình dục.

Nhưng dẫu sao, quá chênh lệch tuổi có thể là nguyên nhân của nhiều bất lợi.


Không phải mọi cuộc hôn nhân quá chênh lệch về tuổi tác đều không có hạnh phúc... (Ảnh minh hoạ)

“Chồng già vợ trẻ” khó thành “tiên”!

Nhìn chung, khả năng tình dục của nam giới suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, chức năng tình dục nam có tính cá biệt rất lớn, có người ngoài 60 tuổi vẫn có thể duy trì quan hệ tình dục trong khi một số nam giới khác lại… “về hưu toàn diện”.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm nồng độ hormon testosterone. Testosterone bắt đầu giảm từ độ tuổi 30 và cứ sau 10 năm lại giảm đi 10%. Ngoài 60 tuổi, nồng độ testosterone chỉ còn 1/3 so với tuổi trẻ; vì thế mà giảm dục năng (libido) và cả khả năng tình dục (chức năng cương dương).

Tuy tình dục không phải là tất cả trong đời sống vợ chồng nhưng là một yếu tố quan trọng, có thể dẫn đến bi kịch gia đình vì người vợ trẻ phải chịu đựng và kìm nén nhu cầu tình dục; người chồng dễ mất tự tin trong chuyện phòng the và càng suy yếu khả năng tình dục.

Không chỉ thế, chệnh lệch tuổi quá nhiều thì những khác biệt về tính cách, sở thích, lối sống cũng lớn dần, chẳng khác gì dưới một mái nhà có 2 thế hệ.

Điều quan trọng nữa là ở thế hệ con của những ông chồng đã nhiều tuổi có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Khác hẳn với suy nghĩ trước đây, người ta thường tưởng rằng tuổi tác nam giới không ảnh hưởng gì đến chất lượng tinh trùng và sức khoẻ tinh thần của con sau này.

Vợ già chồng trẻ: nhiều “đôi đũa” lệch pha

Trường hợp này tuy không nhiều nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng ở nhiều nước Tây phương, vì… “tình yêu không có tuổi”, “trái tim có lý lẽ riêng của nó” và tình dục không phải là tất cả trong tình yêu.

Những biến đổi sinh lý ở con người diễn biến theo quy luật, riêng ở phụ nữ, những biến đổi này càng đến sớm hơn. Cùng với tuổi tác, chức năng tình dục ở nữ cũng thay đổi, ví dụ ở tuổi 50, phụ nữ có nhiều dấu hiệu bất an, không còn tự tin, thậm chí biến động tâm lý nặng.

Người Pháp có nhận xét hóm hỉnh về tâm sinh lý tình dục phụ nữ theo độ tuổi như sau: 40 tuổi như châu Mỹ, kỹ thuật hoàn hảo; 50 tuổi như châu Âu, hoảng loạn; 60 tuổi như Siberia, ai cũng ca ngợi nhưng… không ai muốn đến.

Nhu cầu tình dục của phụ nữ ngoài 50 tuổi không còn giống như tuổi 30 cả về cường độ ham muốn, hưng phấn và khả năng đạt khoái cực; nhưng may mắn là những trục trặc về tình dục nữ thường có thể chữa được. Chia sẻ với bạn tình và nâng cao hiểu biết về cơ thể, về những mong muốn… là những bước quan trọng để lấy lại sức khỏe tình dục.


Nhu cầu tình dục của phụ nữ ngoài 50 tuổi không còn giống như tuổi 30 cả về cường độ ham muốn, hưng phấn và khả năng đạt khoái cực (Ảnh minh hoạ)

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ có tuổi thường được chia thành 4 loại:

Giảm ham muốn tình dục: cảm thấy dục năng (libido) giảm sút. Đây là thể phổ biến nhất.

Không hưng phấn: vẫn có ham muốn tình dục nhưng không thể có hoặc không thể duy trì lâu trạng thái hưng phấn trong lúc “quan hệ”.

Không đạt khoái cực: thường không có khoái cực kể cả khi đã có hưng phấn.

Đau khi quan hệ: đau khi mới chỉ kích thích tình dục hay khi có tiếp xúc ở âm đạo, do âm đạo khô, tiết ít dịch nhờn. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng thuốc bôi trơn.

Đáp ứng tình dục là hệ quả của mối tương tác phức tạp với nhiều yếu tố như sinh lý, cảm xúc, kinh nghiệm, niềm tin, lối sống và quan hệ với bạn tình. Những yếu tố này phải thuận lợi thì người phụ nữ mới tạo được trạng thái cảm xúc nồng nhiệt, dẫn đến hưng phấn và khoái cực; nhưng khi… “đôi đũa quá lệch về chất lượng” thì những điều này không dễ đến.

Với những cặp vợ chồng còn có nhu cầu sinh con mà người vợ đã lớn tuổi thì đáp ứng tình dục lại càng là một thách thức. Hơn nữa, khả năng thụ thai của phụ nữ giảm đi theo tuổi, nếu có thai cũng có nhiều nguy cơ hơn và nếu có con thì tỉ lệ sinh con có tâm tính bất thường cũng cao hơn so với phụ nữ trẻ.

“Lệch” cỡ nào thì được?

Người ta vẫn thường tính sự chênh lệch tuổi chấp nhận được theo công thức:

Tuổi của người nhỏ hơn ≥ Tuổi của người lớn hơn: 2 + 7

Như vậy, nếu người chồng 60 tuổi thì vợ nên từ 37 tuổi trở lên và sự chênh lệch tuổi không nên quá 23. Nếu giới hạn này bị vượt quá xa thì theo thời gian, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, không chỉ do sức khỏe tình dục suy giảm như một quy luật không thể cưỡng lại mà còn bởi nhiều biến động về tâm sinh lý.

Sự chênh lệch tuổi quá nhiều dù ở giới nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và như trong bệnh học, nhiều bệnh chỉ có cách dự phòng chứ không có cách chữa trị hữu hiệu.


Theo NLĐ

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ