Quần áo

Quần áo

8 thg 12, 2011

Vì sao bé nhà bạn tăng cân rất chậm mỗi tháng ?

Hầu hết cha mẹ trẻ đều khá sốt ruột, căng thẳng và cảm thấy bất an khi bé sơ sinh nhà bạn vẫn ăn uống bình thường mà cân nặng lại không nhỉnh lên được là bao hoặc cân nặng thua xa với những em bé sơ sinh cùng tháng tuổi.

Nếu đang ở trong hoàn cảnh này, là phụ huynh, bạn hãy nghĩ tới các nguyên nhân sau nhé. Và nếu bé sơ sinh nhà bạn tăng cân rất chậm, bạn nên đưa con đi thăm khám bác sĩ nhi khoa để được đánh giá và chẩn đoán chính xác cân nặng của con nhé. Bởi vì trọng lượng lúc sinh của bé thường tăng gấp đôi theo độ tuổi khi bé 4 tháng tuổi và tăng gấp ba khi bé ở độ tuổi 1 năm.

Khi ấy, các bác sĩ sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng để kiểm soát cân nặng của bé, và so sánh bé với những em bé sơ sinh khác. Tuy nhiên, một số bé sơ sinh không tăng cân đúng yêu cầu trong các thời kỳ tăng trưởng cũng có thể do các nguyên nhân khác dưới đây.

1. Bé không nhận được đầy đủ dinh dưỡng

Không nhận được dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày của bé trong suốt những năm đầu đời có lẽ là lý do phổ biến nhất khiến cho một em bé sơ sinh không tăng cân.

Có thể bé không nhận được đủ năng lượng để tăng cân và có thể cần phải được cho ăn thường xuyên hơn hoặc phải được cho ăn với số lượng lớn hơn trong mỗi lần bú mẹ, ăn dặm…

Bé không dung nạp tốt Lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả của việc bé không tăng cân, bởi vì cơ thể bé khi ấy sẽ không hấp thụ được các protein có trong sữa. Khi không hấp thụ tốt Lactose, cơ thể một em bé sơ sinh cũng có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng do có vấn đề với sự chuyển hóa và tiêu thụ thực phẩm.

2. Bé bị đường tiêu hóa

Với những bé có dạ dày quá mẫn cảm hoặc bị trào ngược dạ dày, bị kích thích thực quản có thể là thủ phạm khiến bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Nguyên nhân là vì quá trình này có thể khiến cho một em bé trở nên không muốn ăn hoặc rất khó tiêu.

Ngoài ra, bé hay bị tiêu chảy (mãn tính) có thể cũng là thủ phạm khiến bé không tăng cân bởi vì các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách khi vào cơ thể bé.

Bên cạnh đó, xơ nang, bệnh gan mãn tính và bệnh ỉa chảy dạng mỡ cũng có thể là lý do khiến các chất dinh dưỡng bé ăn không được hấp thụ tối ưu như bình thường.

3. Rối loạn sức khỏe

Các phụ huynh nên biết rằng, nếu bé sơ sinh bị một số rối loạn y tế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của một em bé. Ví dụ, một em bé bị hở hàm ếch có thể có khó ăn và kết quả là bé sẽ không nhận được thực phẩm nhiều như nhu cầu cơ thể của bé cần.

Hay bé bị các rối loạn tim mạch, nội tiết và hô hấp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân này của bé. Những rối loạn sức khỏe này sẽ nâng cao nhu cầu calo của cơ thể trong khi cơ thể bé lại không hấp thụ và ăn uống được tốt. Kết quả là, em bé nhà bạn sẽ không tăng cân hoặc tăng chậm.

4. Nhiễm trùng

Bé bị nhiễm trùng có thể tạo nên những căng thẳng trên cơ thể và đòi hỏi cung cấp nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn so với bình thường.

Những ký sinh trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và nhiễm trùng tai có thể gây ra điều này. Thông thường các bệnh nhiễm trùng sẽ gây ra sự sụt cân hoặc chững lại cân nặng trong một thời gian ngắn. Song nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể ảnh hưởng đến sự tăng cân của con trong thời gian dài.

5. Sinh non và trọng lượng lúc sinh thấp

Với những bé được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh quá nhiều ngày thường có xu hướng tăng cân chậm hơn so với những em bé được sinh đủ tháng, đủ năm so với tuổi thai.

Chưa kể, những chị em khi mang bầu mà vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.

Hải Yến

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ