Quá lứa bám được mai mối, tôi vẫn khẳng khái làm dâu
Hồi ấy, tôi làm bạn với cô độc được gói kỹ trong lòng, chỉ có sách, nhạc Trịnh và những nếp nhăn trong cái đầu vốn đã có quá nhiều u uẩn.
Có những đêm, một mình nơi căn phòng vắng, tắt điện, uống trà, gặm nhấm nỗi cô độc, gieo lòng vào những bản nhạc day dứt của Trịnh trong tâm trạng vô định như cái màn đen thăm thẳm đang đổ xuống ô cửa sổ nhỏ, ánh đèn nơi phòng ngủ có một người tôi gọi là chồng vẫn sáng, còn tôi vẫn lật nhẹ những trang sách nhỏ, miên man với những dòng suy nghĩ phờ phạc. Cuộc sống nằng nặng, hoang mang ấy cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác tưởng như một cuộc viễn du dài bất tận.
Đó là những cảm xúc của tôi ngày mới về làm vợ anh – người đàn ông tôi chọn làm chồng và chung sống phần đời còn lại. Hồi ấy, tôi làm bạn với cô độc được gói kỹ trong lòng, chỉ có sách, nhạc Trịnh và những nếp nhăn trong cái đầu vốn đã có quá nhiều u uẩn.
Sau gần chục năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, tôi về Việt Nam với rất nhiều cảm xúc. Quá nhiều thay đổi, bạn bè đã lấy vợ, lấy chồng, yên ổn với cuộc sống gia đình và bộn bề cơm áo. Cũng phải, lúc ấy chúng tôi cũng đã ngoài 30, đã đủ thời gian để ngông cuồng và phấn đấu gây dựng những bước đầu trong sự nghiệp riêng và đời sống cá nhân, còn lại chơ vơ một mình tôi với quá nhiều mơ màng và phân vân về tương lai phía trước.
Làng quê tôi nhiều thay đổi, bạn bè tôi nhiều người cũng đã đổi thay. Ai cũng mê mải vun vén cho cuộc sống riêng của mình, đó cũng là điều dễ hiểu. Thỉnh thoảng tới nhà cô bạn thân, nhìn cô ấy mãn nguyện trong tổ ấm bé nhỏ với hai thiên thần đẹp như tranh vẽ và người chồng chiều vợ, hiền lành, mình nhìn mà thèm thuồng đến lạ. Hóa ra, đối với người phụ nữ , gia đình vẫn là chốn đi về, là nơi nương náu, là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời – thế mà trước kia tôi từng coi nhẹ hoặc cho là điều viển vông.
Nhưng, đến cái tuổi ngoài 30, không còn trẻ trung và bắt đầu nghĩ nhiều về tương lai phía trước, bất chợt lúc nào đó, thấy chạnh lòng cho cuộc sống có phần lạnh lẽo của mình. Có những đêm, tôi tưởng như mình chết chìm trong nỗi cô độc, thảng hoặc chỉ muốn xóa tên mình đi trong những sự nhàm chán, đôi khi lại muốn hét lên vì những nỗi buồn vón cục dồn nén trong lòng, chợt nhận ra mình cay đắng biết bao khi chẳng còn gì để bấu víu ngoài việc cứ nuốt dần tất cả sự tẻ ngắt vào trong.
Tôi chôn vùi vào trong công việc. Được nghỉ sớm tôi cũng cố nán lại công ty, cố gắng làm tiếp công việc của ngày mai hoặc những ngày sau đó, cốt sao muộn nhất mới lê xác về tới nhà. Vì tôi sợ đối diện với bố mẹ tôi, những người luôn lo lắng và đặt cho tôi những cái đích rất mơ hồ về tương lai, về một mái ấm với người chồng và những đứa con. Thậm chí, tôi đã cố gắng về rất muộn, nhưng họ vẫn thức để đợi tôi.
Mẹ tôi không ít lần nước mắt chảy vòng quanh đôi mắt hoe đỏ, nhún nhường, giục giã tôi lấy chồng. Bà muốn tôi lấy chồng để bà có cháu bế. Tôi đã quen với nếp nghĩ độc lập của bản thân, có khi bằng những suy nghĩ khắc nghiệt, những yêu cầu khắt khe quá đỗi nhưng làm ba mẹ tổn thương hay lo lắng thì tuyệt đối tôi không làm được.
Không muốn họ đợi chờ quá lâu về đám cưới của tôi, tôi đồng ý đi xem mặt – điều mà tôi luôn coi là nhảm nhí, vớ vẩn trong tình yêu, hôn nhân. Bạn thân tôi giới thiệu một người đàn ông gần 40 tuổi. Anh một lần đứt gánh giữa đường vì nghe đâu chị vợ cũng gặp tai nạn và vĩnh viễn rời bỏ anh và cô con gái mới được 8 tuổi đầu. Tôi không để ý nhiều đến chuyện anh đã có một cô con gái riêng, càng không để ý tới chuyện anh đã có một lần đò. Lúc ấy, trong tôi hoàn toàn trống rỗng, có chăng chỉ là những cảm xúc “cần có” một cuộc hôn nhân cho ba mẹ yên lòng.
Chúng tôi kết hôn sau một lần gặp mặt. Cảm thấy “cần nhau” nên quyết định đi tới hôn nhân, dù cả hai chưa hiểu gì về nhau. Lúc ấy, tôi tự nhủ lòng, hãy tự nhắm mắt chơi trò mạo hiểm, nếu may mắn mình sẽ sống sót, trụ vững tới cùng, còn nếu sơ sẩy, hãy coi như đó là số phận không thể tránh khỏi.
Nhưng bước chân vào cuộc sống hôn nhân rồi, tôi mới thấy đầy đủ cung bậc, sắc thái và cả sự phức tạp trong đó. Con gái anh cả ngày bám riết lấy bố, đi học thì không sao nhưng hễ về tới nhà thì không chịu rời bố nửa bước chân. Tôi và anh vùi đầu vào công việc, hiếm hoi lắm mới có thời gian ngồi trò chuyện, xem ti vi cùng nhau – thứ tôi vẫn nghĩ là khoảng thời gian xa xỉ “nên có” để vun vén tình yêu. Nhưng con gái anh phá bĩnh.
Cháu lôi bố về phòng riêng với đủ lý do nào đòi bố dạy học, nào đòi bố kể chuyện, còn tôi chưng hửng ngồi nhâm nhi tách trà hoa cúc đắng ngắt và nóng sực. Tôi nắn nót không dám lớn tiếng với con riêng của chồng, vì chỉ cần thấy cháu lem nhem nước mắt hoặc trong nhà to tiếng, hàng xóm lại được thể đơm đặt câu chuyện và chồng tôi lại thêm mệt mỏi.
Có lúc tôi cảm thấy mình ngộp thở trong chính ngôi nhà của mình. Thi thoảng, tôi và chồng có xích mích trong chuyện dạy con. Anh thương con thiếu thốn tình cảm của mẹ nên chiều cháu một cách vô lối, nên cháu phá phách, ném đồ bừa bãi mà chưa bao giờ phải nhận một lời quát tháo từ bố. Tôi góp ý với anh thì anh chỉ bảo “con còn nhỏ” mà không chịu hiểu “dạy con từ thủa còn thơ”, nói thêm lại sợ anh và họ hàng bên nội nghĩ “mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Lấy chồng, tôi như một con người khác. Con người của tôi ngày xưa đâu rồi? Những ước mơ, những lý tưởng, khát vọng, lòng dũng cảm để được sống như là chính bản thân mình với đầy đủ nhân cách và lòng tự trọng đâu cả rồi? Tôi của ngày xưa, biết rạch ròi giữa yêu và ghét, dám sống đến tận cùng để theo đuổi khoảnh khắc tuyệt vời đâu rồi? Còn hiện tại, con người tôi là gì ngoài sự nhập nhằng, những ranh giới mù mịt, sự ngờ vực trong lựa chọn định mệnh, tự thỏa hiệp với bản thân.
Có một gia đình giống như định nghĩa vốn có, nhưng tôi cảm thấy giữa tôi và anh như hai thế giới khác biệt, có thể anh cố gắng gần tôi, trò chuyện cùng tôi, hiểu tôi, nhưng tôi cảm thấy mọi thứ đều khiên cưỡng, lạ lẫm.
Một tháng đầu về làm vợ anh, tôi cảm thấy cuộc sống hoàn toàn không có sự sẻ chia. Nó giống như cái vực thẳm nam châm cuốn vào đáy sâu tất cả những thứ khiến trái tim tan chảy, rung cảm trước kia và để lại một con người trơ lỳ, xa lạ với chính mình và với những người thân yêu. Mất rất lâu, tôi vẫn không thể quên được xứ sở bạch dương xinh đẹp với nhiều hồi ức đẹp, lưu giữ tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt huyết và quá nhiều kỉ niệm của tôi. Thực tại này quá mệt mỏi, đôi lúc tôi tưởng chừng mình như một con chim non bay lạc trong đêm bão, hốt hoảng túi bụi trong rừng sâu với đôi cánh mỏi nhừ, tan tác, trĩu nặng vì mưa đọng.
Tôi đã hiểu, trong cơn bĩ bực, người ta muốn nhớ về quá khứ, muốn níu giữ lại những điều dù là mong manh nhất để bám trụ sự tồn tại của mình giữa thế gian này. Nhưng rồi, nhận ra, quá khứ chỉ khiến mình thêm đau lòng và ghét bỏ bản thân vì đã để mình sống như hiện tại.
Lấy chồng do mai mối, chưa có sự tìm hiểu kỹ càng, chưa bao giờ tôi thất vọng về quyết định sốc nổi của bản thân như bây giờ. Tôi chẳng hiểu anh và chắc rằng anh cũng thế. Chỉ vì gánh nặng tuổi tác và những khao khát quá mong manh nên tôi nhắm mắt đưa chân vào một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Còn anh, tôi dám chắc rằng anh cần một bàn tay phụ nữ, cần cho con gái anh một người mẹ nên đã lựa chọn tôi. Đôi khi, người ta đến với nhau vì những toan tính nhỏ mọn như thế và kết quả lại quá đỗi bi đát, u ám như cuộc sống của tôi hiện tại.
Vài lần tôi tìm gặp người bạn cũ, than thở đôi điều về cuộc hôn nhân mai mối không như ý muốn. Bạn động viên thử một lần cố gắng. Câu nói ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi tự hỏi, mình đã cố gắng thật sự chưa và nhanh chóng tìm được câu trả lời. Tôi không muốn là kẻ thất bại, đặc biệt ở cái ngưỡng tuổi này và trong cuộc hôn nhân này.
Trở về với cuộc sống thực tại, cho mình những suy nghĩ đơn giản với những thói quen giản dị, tôi thỏa thuận với chồng một vài “gạch đầu dòng” trong cuộc sống vợ chồng. Riêng chuyện chăm và nuôi dạy con, tôi bảo anh hãy tin tưởng và cho tôi cơ hội, chắc chắn tôi đủ khả năng làm tốt mọi chuyện. Anh đồng ý.
Con bé trước kia thường lảnh tránh tôi, nhưng nay mỗi tối tôi kèm cặp cháu học bài, mỗi sáng chiều đưa đón cháu đi học, dù ban đầu không hề hứng thú, nhưng dần dần cháu phải thích nghi. Cuối tuần, chúng tôi thường về nhà nội hoặc nhà ngoại chơi, cũng là cách cho con gái biết nguồn cội, không xa lạ với chốn quê nghèo dù sống ở nơi thị thành náo nhiệt.
Trước tôi ngại những buổi họp nhà nội, vì phải gặp các chú, các thím – những người luôn dồn tất cả để ý qua ánh mắt lên nàng dâu mới, nay tôi giữ vai trò hậu cần trong những buổi gặp gỡ ấy. Tôi nhìn thấy niềm tự hào trong mắt bố mẹ chồng và sự hãnh diện nơi chồng tôi. Con bé bây giờ không né tránh tôi như những ngày đầu. Mỗi lần đi học về cháu đều tíu tít ôm cổ và tỏ ra quấn quýt mẹ.
Nhịp sống cứ nhẹ nhàng và dần đi vào quỹ đạo – điều mà tôi không dám mơ ước khi mới bước chân vào nhà chồng, nhưng bây giờ tôi có thể tự hào về những nỗ lực và cố gắng của bản thân. Dẫu biết, cuộc sống này còn rất dài và rộng, còn biết bao bất ngờ và khó khăn phía trước, nhưng tôi sẽ không sợ hãi, không nuôi ý định bỏ cuộc giống như khi mới bước chân vào cuộc hôn nhân do mai mối này.
Mỉm cười nhẹ nhàng, sự cộng hưởng giữa hai cuộc đời, hai số phận ban đầu chỉ là những con số 0 tròn trĩnh về sự giao thoa hay thấu hiểu, nhưng trái ắt sẽ ngọt lành khi bước qua những ngày tháng u mê, nặng nề đó, chỉ cần ta không ngừng cố gắng.
Có những đêm, một mình nơi căn phòng vắng, tắt điện, uống trà, gặm nhấm nỗi cô độc, gieo lòng vào những bản nhạc day dứt của Trịnh trong tâm trạng vô định như cái màn đen thăm thẳm đang đổ xuống ô cửa sổ nhỏ, ánh đèn nơi phòng ngủ có một người tôi gọi là chồng vẫn sáng, còn tôi vẫn lật nhẹ những trang sách nhỏ, miên man với những dòng suy nghĩ phờ phạc. Cuộc sống nằng nặng, hoang mang ấy cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác tưởng như một cuộc viễn du dài bất tận.
Đó là những cảm xúc của tôi ngày mới về làm vợ anh – người đàn ông tôi chọn làm chồng và chung sống phần đời còn lại. Hồi ấy, tôi làm bạn với cô độc được gói kỹ trong lòng, chỉ có sách, nhạc Trịnh và những nếp nhăn trong cái đầu vốn đã có quá nhiều u uẩn.
Sau gần chục năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, tôi về Việt Nam với rất nhiều cảm xúc. Quá nhiều thay đổi, bạn bè đã lấy vợ, lấy chồng, yên ổn với cuộc sống gia đình và bộn bề cơm áo. Cũng phải, lúc ấy chúng tôi cũng đã ngoài 30, đã đủ thời gian để ngông cuồng và phấn đấu gây dựng những bước đầu trong sự nghiệp riêng và đời sống cá nhân, còn lại chơ vơ một mình tôi với quá nhiều mơ màng và phân vân về tương lai phía trước.
Làng quê tôi nhiều thay đổi, bạn bè tôi nhiều người cũng đã đổi thay. Ai cũng mê mải vun vén cho cuộc sống riêng của mình, đó cũng là điều dễ hiểu. Thỉnh thoảng tới nhà cô bạn thân, nhìn cô ấy mãn nguyện trong tổ ấm bé nhỏ với hai thiên thần đẹp như tranh vẽ và người chồng chiều vợ, hiền lành, mình nhìn mà thèm thuồng đến lạ. Hóa ra, đối với người phụ nữ , gia đình vẫn là chốn đi về, là nơi nương náu, là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời – thế mà trước kia tôi từng coi nhẹ hoặc cho là điều viển vông.
Nhưng, đến cái tuổi ngoài 30, không còn trẻ trung và bắt đầu nghĩ nhiều về tương lai phía trước, bất chợt lúc nào đó, thấy chạnh lòng cho cuộc sống có phần lạnh lẽo của mình. Có những đêm, tôi tưởng như mình chết chìm trong nỗi cô độc, thảng hoặc chỉ muốn xóa tên mình đi trong những sự nhàm chán, đôi khi lại muốn hét lên vì những nỗi buồn vón cục dồn nén trong lòng, chợt nhận ra mình cay đắng biết bao khi chẳng còn gì để bấu víu ngoài việc cứ nuốt dần tất cả sự tẻ ngắt vào trong.
Tôi chôn vùi vào trong công việc. Được nghỉ sớm tôi cũng cố nán lại công ty, cố gắng làm tiếp công việc của ngày mai hoặc những ngày sau đó, cốt sao muộn nhất mới lê xác về tới nhà. Vì tôi sợ đối diện với bố mẹ tôi, những người luôn lo lắng và đặt cho tôi những cái đích rất mơ hồ về tương lai, về một mái ấm với người chồng và những đứa con. Thậm chí, tôi đã cố gắng về rất muộn, nhưng họ vẫn thức để đợi tôi.
Mẹ tôi không ít lần nước mắt chảy vòng quanh đôi mắt hoe đỏ, nhún nhường, giục giã tôi lấy chồng. Bà muốn tôi lấy chồng để bà có cháu bế. Tôi đã quen với nếp nghĩ độc lập của bản thân, có khi bằng những suy nghĩ khắc nghiệt, những yêu cầu khắt khe quá đỗi nhưng làm ba mẹ tổn thương hay lo lắng thì tuyệt đối tôi không làm được.
Không muốn họ đợi chờ quá lâu về đám cưới của tôi, tôi đồng ý đi xem mặt – điều mà tôi luôn coi là nhảm nhí, vớ vẩn trong tình yêu, hôn nhân. Bạn thân tôi giới thiệu một người đàn ông gần 40 tuổi. Anh một lần đứt gánh giữa đường vì nghe đâu chị vợ cũng gặp tai nạn và vĩnh viễn rời bỏ anh và cô con gái mới được 8 tuổi đầu. Tôi không để ý nhiều đến chuyện anh đã có một cô con gái riêng, càng không để ý tới chuyện anh đã có một lần đò. Lúc ấy, trong tôi hoàn toàn trống rỗng, có chăng chỉ là những cảm xúc “cần có” một cuộc hôn nhân cho ba mẹ yên lòng.
Chúng tôi kết hôn sau một lần gặp mặt. Cảm thấy “cần nhau” nên quyết định đi tới hôn nhân, dù cả hai chưa hiểu gì về nhau. Lúc ấy, tôi tự nhủ lòng, hãy tự nhắm mắt chơi trò mạo hiểm, nếu may mắn mình sẽ sống sót, trụ vững tới cùng, còn nếu sơ sẩy, hãy coi như đó là số phận không thể tránh khỏi.
Nhưng bước chân vào cuộc sống hôn nhân rồi, tôi mới thấy đầy đủ cung bậc, sắc thái và cả sự phức tạp trong đó. Con gái anh cả ngày bám riết lấy bố, đi học thì không sao nhưng hễ về tới nhà thì không chịu rời bố nửa bước chân. Tôi và anh vùi đầu vào công việc, hiếm hoi lắm mới có thời gian ngồi trò chuyện, xem ti vi cùng nhau – thứ tôi vẫn nghĩ là khoảng thời gian xa xỉ “nên có” để vun vén tình yêu. Nhưng con gái anh phá bĩnh.
Cháu lôi bố về phòng riêng với đủ lý do nào đòi bố dạy học, nào đòi bố kể chuyện, còn tôi chưng hửng ngồi nhâm nhi tách trà hoa cúc đắng ngắt và nóng sực. Tôi nắn nót không dám lớn tiếng với con riêng của chồng, vì chỉ cần thấy cháu lem nhem nước mắt hoặc trong nhà to tiếng, hàng xóm lại được thể đơm đặt câu chuyện và chồng tôi lại thêm mệt mỏi.
Có lúc tôi cảm thấy mình ngộp thở trong chính ngôi nhà của mình. Thi thoảng, tôi và chồng có xích mích trong chuyện dạy con. Anh thương con thiếu thốn tình cảm của mẹ nên chiều cháu một cách vô lối, nên cháu phá phách, ném đồ bừa bãi mà chưa bao giờ phải nhận một lời quát tháo từ bố. Tôi góp ý với anh thì anh chỉ bảo “con còn nhỏ” mà không chịu hiểu “dạy con từ thủa còn thơ”, nói thêm lại sợ anh và họ hàng bên nội nghĩ “mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Lấy chồng, tôi như một con người khác. Con người của tôi ngày xưa đâu rồi? Những ước mơ, những lý tưởng, khát vọng, lòng dũng cảm để được sống như là chính bản thân mình với đầy đủ nhân cách và lòng tự trọng đâu cả rồi? Tôi của ngày xưa, biết rạch ròi giữa yêu và ghét, dám sống đến tận cùng để theo đuổi khoảnh khắc tuyệt vời đâu rồi? Còn hiện tại, con người tôi là gì ngoài sự nhập nhằng, những ranh giới mù mịt, sự ngờ vực trong lựa chọn định mệnh, tự thỏa hiệp với bản thân.
Có một gia đình giống như định nghĩa vốn có, nhưng tôi cảm thấy giữa tôi và anh như hai thế giới khác biệt, có thể anh cố gắng gần tôi, trò chuyện cùng tôi, hiểu tôi, nhưng tôi cảm thấy mọi thứ đều khiên cưỡng, lạ lẫm.
Một tháng đầu về làm vợ anh, tôi cảm thấy cuộc sống hoàn toàn không có sự sẻ chia. Nó giống như cái vực thẳm nam châm cuốn vào đáy sâu tất cả những thứ khiến trái tim tan chảy, rung cảm trước kia và để lại một con người trơ lỳ, xa lạ với chính mình và với những người thân yêu. Mất rất lâu, tôi vẫn không thể quên được xứ sở bạch dương xinh đẹp với nhiều hồi ức đẹp, lưu giữ tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt huyết và quá nhiều kỉ niệm của tôi. Thực tại này quá mệt mỏi, đôi lúc tôi tưởng chừng mình như một con chim non bay lạc trong đêm bão, hốt hoảng túi bụi trong rừng sâu với đôi cánh mỏi nhừ, tan tác, trĩu nặng vì mưa đọng.
Tôi đã hiểu, trong cơn bĩ bực, người ta muốn nhớ về quá khứ, muốn níu giữ lại những điều dù là mong manh nhất để bám trụ sự tồn tại của mình giữa thế gian này. Nhưng rồi, nhận ra, quá khứ chỉ khiến mình thêm đau lòng và ghét bỏ bản thân vì đã để mình sống như hiện tại.
Lấy chồng do mai mối, chưa có sự tìm hiểu kỹ càng, chưa bao giờ tôi thất vọng về quyết định sốc nổi của bản thân như bây giờ. Tôi chẳng hiểu anh và chắc rằng anh cũng thế. Chỉ vì gánh nặng tuổi tác và những khao khát quá mong manh nên tôi nhắm mắt đưa chân vào một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Còn anh, tôi dám chắc rằng anh cần một bàn tay phụ nữ, cần cho con gái anh một người mẹ nên đã lựa chọn tôi. Đôi khi, người ta đến với nhau vì những toan tính nhỏ mọn như thế và kết quả lại quá đỗi bi đát, u ám như cuộc sống của tôi hiện tại.
Vài lần tôi tìm gặp người bạn cũ, than thở đôi điều về cuộc hôn nhân mai mối không như ý muốn. Bạn động viên thử một lần cố gắng. Câu nói ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi tự hỏi, mình đã cố gắng thật sự chưa và nhanh chóng tìm được câu trả lời. Tôi không muốn là kẻ thất bại, đặc biệt ở cái ngưỡng tuổi này và trong cuộc hôn nhân này.
Trở về với cuộc sống thực tại, cho mình những suy nghĩ đơn giản với những thói quen giản dị, tôi thỏa thuận với chồng một vài “gạch đầu dòng” trong cuộc sống vợ chồng. Riêng chuyện chăm và nuôi dạy con, tôi bảo anh hãy tin tưởng và cho tôi cơ hội, chắc chắn tôi đủ khả năng làm tốt mọi chuyện. Anh đồng ý.
Con bé trước kia thường lảnh tránh tôi, nhưng nay mỗi tối tôi kèm cặp cháu học bài, mỗi sáng chiều đưa đón cháu đi học, dù ban đầu không hề hứng thú, nhưng dần dần cháu phải thích nghi. Cuối tuần, chúng tôi thường về nhà nội hoặc nhà ngoại chơi, cũng là cách cho con gái biết nguồn cội, không xa lạ với chốn quê nghèo dù sống ở nơi thị thành náo nhiệt.
Trước tôi ngại những buổi họp nhà nội, vì phải gặp các chú, các thím – những người luôn dồn tất cả để ý qua ánh mắt lên nàng dâu mới, nay tôi giữ vai trò hậu cần trong những buổi gặp gỡ ấy. Tôi nhìn thấy niềm tự hào trong mắt bố mẹ chồng và sự hãnh diện nơi chồng tôi. Con bé bây giờ không né tránh tôi như những ngày đầu. Mỗi lần đi học về cháu đều tíu tít ôm cổ và tỏ ra quấn quýt mẹ.
Nhịp sống cứ nhẹ nhàng và dần đi vào quỹ đạo – điều mà tôi không dám mơ ước khi mới bước chân vào nhà chồng, nhưng bây giờ tôi có thể tự hào về những nỗ lực và cố gắng của bản thân. Dẫu biết, cuộc sống này còn rất dài và rộng, còn biết bao bất ngờ và khó khăn phía trước, nhưng tôi sẽ không sợ hãi, không nuôi ý định bỏ cuộc giống như khi mới bước chân vào cuộc hôn nhân do mai mối này.
Mỉm cười nhẹ nhàng, sự cộng hưởng giữa hai cuộc đời, hai số phận ban đầu chỉ là những con số 0 tròn trĩnh về sự giao thoa hay thấu hiểu, nhưng trái ắt sẽ ngọt lành khi bước qua những ngày tháng u mê, nặng nề đó, chỉ cần ta không ngừng cố gắng.
Nhãn: Gia đình
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ