Nhất định tôi sẽ "ăn phở"
Tôi cũng ngày đi làm 8 tiếng, anh ta cũng 8 tiếng. Nhưng chiều đến là tôi phải tất bật về đón con, rồi nấu nướng, lo cho con... Trong khi sau 8 tiếng anh ta ra quán nhậu bù khú với bạn bè, đêm về say nằm vật ra ngủ. Sau khi ngủ no nê, 2-3 giờ sáng chợt thức giấc bật tivi lên xem. Tôi nói vặn nhỏ tivi cho tôi và con ngủ thì thế nào cũng có chuyện.
Sáng sớm hôm sau, “cơm” của tôi luôn được ngủ nướng, còn tôi thì lật đật dậy từ tinh sương để đi chợ, dọn dẹp và phơi phóng. Đến giờ lật đật đưa con đi học, hôm nào cũng phóng đến công ty như bay mới mong kịp giờ. Còn “cơm” của tôi thì thong thả dậy tắm rửa, sức nước hoa, nhẩn nha đi làm. Nếu hôm nào tôi gọi dậy sớm dắt xe ra hay phụ giúp tôi điều gì là y như rằng có “chiến tranh”.
Thu nhập của chúng tôi ngang nhau, nhưng tiền tôi thì lo cho gia đình, tiền anh ta thì lo cho "khách hàng" (anh ta hay dùng từ này mỗi khi về trễ, nhưng tôi biết công việc anh ta không bao giờ có đến 6 khách gặp trong một tuần) và lo cho mẹ cùng họ hàng ở quê. Nếu có kiếm được đồng nào hơn tôi là về nạt nộ, lên mặt...
Thấy tôi quá vất vả, mọi người khuyên tôi nên tìm người giúp việc. Từ ngày có ôsin, tôi có thời gian chăm sóc cho mình hơn, ai cũng nói đẹp hẳn và trẻ ra. Nhưng, trẻ mấy thì đàn bà 2 con cũng không bằng các em ở quán nhậu, karaoke và nhà hàng đèn mờ. Cũng từ ngày có người giúp việc, “cơm” của tôi càng về khuya hơn với lý do “3 mẹ con đã có người ở chung, đỡ buồn!”.
Tôi thật sự ngưỡng mộ những người đàn ông ấy và ước ao một trong số đó là của mình... (Ảnh minh họa)
Rồi tình cờ tôi biết được “cơm” của tôi đăng “ăn phở” trong khách sạn. Choáng váng và uất ức là những từ tôi có thể diễn đạt lại. Tôi đòi ly hôn. “Cơm” của tôi năn nỉ, lý luận rằng đàn ông Việt Nam ai cũng thế. Và rằng phụ nữ nên chấp nhận và bỏ qua. Dĩ nhiên là lần đó tôi tha thứ, vì tôi, vì con và vì tôi là phụ nữ Việt Nam.
Đau đớn, khó khăn khi hàng ngày tôi vẫn nhớ đến cảnh anh ta ôm ấp người khác không phải là tôi. Nhẫn nhịn chịu đựng, tự hoàn thiện mình hơn là những việc tôi đã cố gắng làm với mong muốn níu kéo lại hạnh phúc gia đình. Nhưng, một lần nữa tôi biết chồng tôi lại "ăn phở" (làm sao chắc được có bao nhiêu lần tôi không biết?). "Phở" lần này là gái bán hoa. Tôi thật sự sợ hãi và ghê tởm!
Chồng lại năn nỉ, kêu gọi người phụ nữ Việt Nam trong tôi biết nhắm mắt và bỏ qua! Sau nhiều lần dứt khoát không xong, “cơm” của tôi tối tối vẫn về nhà như không có gì xảy ra. Nhưng “cơm” của tôi không biết rằng lòng tôi đã chết và người phụ nữ Việt Nam trong tôi không thể bao dung mãi được.
Lòng đã chết. Tình yêu đã nguội lạnh. Với chồng, tôi là cái xác không hồn mà bây giờ mỗi khi quan hệ tôi đều nhắm mắt lại mong mọi thứ qua nhanh. Rồi tôi chợt nghĩ "tại sao đàn ông được phép chán cơm thèm phở mà phụ nữ thì không?". Và tôi bắt đầu “thèm phở”. “Phở” của tôi là những người đàn ông tôi tiếp xúc, họ luôn biết chăm lo cho gia đình, cho vợ con. Họ không biết nhậu nhẹt hoặc chí ít là luôn tránh xa nó. Có người đồng nghiệp thân thiết mà tôi biết mấy chục năm qua gia đình anh ta đôi khi “xào xáo” nhưng anh ta chưa một lần “bỏ cơm tìm phở”.
Tôi thật sự ngưỡng mộ những người đàn ông ấy và ước ao một trong số đó là của mình. Họ chính là niềm an ủi rằng đàn ông Việt không tệ bạc như nhiều phụ nữ vẫn nghĩ. Họ cũng cho tôi niềm tin rằng vẫn còn đó những người coi gia đình là quan trọng hơn bản thân họ. Bởi nếu vì những gì không bằng lòng trong gia đình mà đi "ăn phở" thì đạo đức thế gian này đã bị đánh mất hết rồi.
Nhãn: Nơi chia sẻ
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ