Quần áo

Quần áo

30 thg 10, 2011

Bi kịch của người phụ nữ trót yêu anh họ

Thời trẻ, Thương trót yêu một người anh họ. Cuộc tình đầy ngang trái đã bị phản đối quyết liệt. Để tránh hình phạt “cạo đầu bôi vôi”, Thương phải bỏ trốn sang Trung Quốc, chấp nhận 2 lần bán mình làm vợ.

Bỏ xứ vì chữ yêu

Chị Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1966), sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Gia đình thuần nông nên ngay từ nhỏ như bao đứa trẻ nông thôn khác Thương phải giúp đỡ bố mẹ những công việc ruộng vườn khi không phải đến trường. Cuộc sống gia đình chị tuy chẳng khá giả gì nhưng cũng rất bình yên và hạnh phúc. Thương không xinh đẹp nhưng khỏe mạnh và có duyên thầm.

Đến tuổi hẹn hò, không ít trai làng mê mẩn Thương. Những hôm đình làng có lễ hội, Thương cũng thường theo chúng bạn đi xem. Mỗi lần như thế, các bạn gái đi cùng dù chẳng nói ra nhưng chị biết họ ghen tỵ lắm, bởi có nhiều trai làng tìm cớ làm quen với chị. Chẳng những thế, nhiều anh chàng ở phố huyện cũng nghe tiếng còn tìm đến “trồng cây si” trước cổng nhà Thương. Nhưng một điều lạ, Thương chẳng ưng ai trong số đó. Cha mẹ cứ nghĩ rằng cô con gái còn kén nên chưa chịu nhận lời ai, họ đâu biết rằng trong lòng Thương đang nhen nhóm một thứ tình cảm được xem là tội lỗi.

Nhân vật may mắn nhận được tình cảm của Thương là anh họ tên Hưng, một chàng trai tốt bụng, điềm đạm. Ông nội của Hưng là anh trai ruột của bà nội Thương. Ở quê, quan hệ họ hàng đó được coi là thân thiết và gần gũi lắm. Mọi người hai bên qua lại như những người ruột thịt. Mỗi dịp Tết hay có giỗ chạp, cưới xin gì hai bên gia đình đầy đủ chẳng thiếu một ai. Thương rất mong đến những dịp như thế để được gặp Hưng. Về phần Hưng, anh cũng khấp khởi mừng thầm mỗi khi đến dịp ấy.

Sự gần gũi khiến tình cảm nảy nở từ lúc nào không ai hay. Một thời gian dài Hưng và Thương yêu nhau trong bí mật. Họ chỉ dám trao cho những ánh mắt cháy bỏng mỗi khi giáp mặt. Mỗi buổi tối, để được gặp Hưng, Thương phải nói dối là sang nhà bạn chơi rồi bí mặt ra con đường vắn gần đình làng. Những lúc như thế họ cuốn lấy nhau không muốn rời xa, thề nguyền yêu nhau trọn kiếp. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng bị lòi ra, chuyện của họ bị phát hiện. Người đầu tiên nhận ra sự bất thường trong mối quan hệ của họ là người bạn thân của Thương tên Thoan. Biết Thương và Hưng yêu nhau, Thoan bất ngờ và lo lắng lắm. Thoan hết lời khuyên can bơi ở làng này không ai chấp nhận mối quan hệ đó. Trong suy nghĩ của họ đó là một việc làm loạn luân.

Đáp lại những lo lắng của Thoan, Thương khẳng định: “Bọn tao yêu nhau thật đấy, kiếp này không lấy được nhau thì hẹn kiếp sau…”. Đến nước này Thoan không thể đồng tình với cô bạn được nữa. Chính Thoan là người gặp bố mẹ Hưng để nói rõ chuyện này. Cả hai bên gia đình đều bàng hoàng khi biết chuyện. Họ ra sức phản đối, can ngăn. Nhưng càng phản đối, can ngăn, Thương và Hưng lại càng yêu nhau thắm thiết. Rồi một lần gia đình Hưng bắt quả tang đôi bạn trẻ đang ôm ghì nhau ở nhà Hưng. Hoảng hốt, mẹ Hưng đã nhốt họ lại và cả họ được triệu tập để để bàn việc khẩn. Mức án “cạo đầu bôi vôi” được thống nhất áp dụng với Thương. Nhưng ngay trong đêm ấy, Thoan và một số người bạn đã tìm cách giải cứu Thương.

Nghe theo lời khuyên của các bạn, Thương vượt biên sang Trung Quốc để lấy chồng và chôn vùi tình yêu tội lỗi ở quê nhà. Còn Hưng, sau khi biết tin Thương bỏ đi, anh như kẻ mất hồn. Kỷ vật tình yêu duy nhất là một chiếc áo của Thương được anh giấu kín trong phòng. Mỗi lần nhớ Thương, anh lại mang chiếc áo ra hít hà, như cố níu giữ hơi ấm của người con gái anh yêu, cho tới lần mẹ anh phát hiện, giật lấy và ném vào bếp lửa.

Chìm nổi phận đời làm dâu xứ người

Thương đặt chân lên xứ người khi cô vừa tròn 24 tuổi. Sau nhiều lần mai mối, Thương chấp nhận về làm vợ một người đàn ông Trung Quốc ngoài 40 tuổi. Số tiền có được từ việc bán mình, Thương cất kỹ để làm vốn riêng. Cuộc sống nơi xứ người dù chẳng bị hành hạ đánh đập nhưng Thương vẫn cảm thấy khổ sở vô cùng. Chị vẫn yêu Hưng nhưng không thể quay về.

Rồi guồng quay nghiệt ngã của cuộc sống dần dần khiến Thương chẳng còn mấy thời gian để mà buồn. Chị đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng nhà chồng. Tuy nhiên sự vất vả của công việc không phải là nguyên nhân khiến cho Thương cảm thấy cuộc sống ngột ngạt. Điều khiến Thương khổ sở nhất là khi chị nhận ra mình đang phải chịu cảnh giam lỏng nơi xứ người. Gia đình chồng giám sát chị. Họ sợ chị sẽ bỏ đi khiến họ trắng tay sau khi đã bỏ số tiền lớn mua chị về.

Lấy chồng một thời gian, Thương có thai và sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh. Dù đã có con nhưng chị vẫn bị gia đình đề phòng. Thái độ đó khiến Thương khổ tâm lắm. Chị quyết định không thể tiếp tục cuộc sống ấy nữa. Trong một đêm mưa gió, chị đã bỏ trốn để lại đứa con mình rứt ruột đẻ ra.

Rồi chị gặp một người đàn ông Trung Quốc khác đã 60 tuổi nhưng chưa có con. Lần thứ 2, chị lại chấp nhận bán thân để làm vợ người đàn ông này. Chị sinh cho ông ta 2 người con, 1 trai, 1 gái. Cuộc sống lần thứ 2 bán thân của chị cũng chẳng khá khẩm hơn trước là mấy. Nhưng lần này Thương biết chấp nhận hơn bởi sau những gì chị trải qua, dường như đau khổ của chị đã là số phận. Những tưởng cuộc đời chị cứ mãi đau khổ nơi xứ người thì bỗng một biến cố lớn xảy ra với chị.

Trong một lần bị cảm đột ngột, người chồng thứ 2 của Thương qua đời. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai chị. Chị đành phải tìm đến vùng giáp ranh với cửa khẩu để làm ăn buôn bán. Vừa bươn trải với cuộc sống, vừa tìm kế để trốn khỏi nhà chồng, năm 2004, chị cùng hai con trở về quê hương sau một thời gian xa cách. Lần trốn chạy này chị đã phải dùng hết sạch số tiền dành dụm bấy lâu. Trở về quê hương với 2 bàn tay trắng nhưng Thương được gia đình mở lòng đón nhận và yêu thương.

Thời gian cũng đã giúp họ hàng quên đi tình yêu lầm lỡ thủa nào. Thương được bố mẹ cắt cho một mảnh đất nhỏ cạnh ngôi nhà chị đã lớn lên. Chị không ngờ nhà Hưng lại nằm đối diện với nhà mình. Trong ngôi nhà của anh, giờ đã có một người phụ nữ khác hiện diện. Hàng ngày, phải chứng kiến của sống hạnh phúc của người yêu cũ, chút gì đó chua xót lại trào dâng trong lòng chị. Dù chẳng thể cháy hết mình, sống hết mình như xưa nhưng trong góc khuất của lòng mình chị đau khổ lắm.

Đôi khi vô tình chị và Hưng gặp mặt, chẳng nói thành lời nhưng ánh mắt anh chị nhìn nhau vẫn chất chứa đầy hoài niệm, xót xa, yêu thương. Thực tế nghiệt ngã khiến 2 người đã làm cha, làm mẹ chỉ có thể câm lặng, chôn giấu tất cả. Người vợ của Hưng dần dần cũng biết chuyện. Bản năng tự vệ của đàn bà khiến chị ta luôn đề phòng và luôn ném về phía Thương cái nhìn hằn học đầy cảnh giác. Vậy là ở góc nàng quê nghèo ấy, khung cảnh thanh bình vẫn bao trùm lên những nóc nhà nhưng ít ai biết rằng, ẩn chứa trong không gian bình yên ấy, các đợt sóng ngầm của những yêu thương bị ngăn cách, cản trở vẫn đang gào thét dữ dội.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ