Quần áo

Quần áo

21 thg 9, 2011

Nhan sắc Việt: Thất bại vì quá... "thuần Việt"?



Trước đây, từng có loạt bài viết đề cập đến vấn đề tại sao các người đẹp Việt khi tham gia các cuộc thi Quốc Tế chưa được thành công, trong khi đó, những cuộc thi trong nước thì lúc nào cũng dính tai tiếng, chất lượng quá thấp?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thấy được rằng tương lai của các người đẹp Việt Nam sẽ còn lắm truân chuyên nếu như vẫn còn quá đề cao tính... thuần Việt.

"Ngàn năm hương...lúa!"

Theo như lời một nhân vật tự nhận mình là "thầy phù thủy của các người đẹp" nhờ vào việc trang điểm và thiết kế áo dài cho các thí sinh tham gia nhiều cuộc thi sắc đẹp khác nhau ở VN, và sau nhiều năm kinh nghiệm ở những cuộc thi trong nước thì người này đã đúc kết được và truyền đạt lại cho những người đẹp rằng: "Ban giám khảo họ thích sến như thế! Muốn đoạt hạng cao thì phải làm như vậy!". Phải luôn luôn thể hiện điệu bộ "liễu yếu đào tơ" với dáng đi khoan thai, cử chỉ dịu dàng, cười chúm chím, hai tay lúc nào cũng bắt chéo và phải úp mặt lòng bàn tay xuống để cho thiên hạ biết rằng là gái chưa chồng, ăn nói thì trước dạ sau thưa... Phải để cho ban giám khảo và khán giả thấy được bản thân là một cô gái có đầy đủ công-dung-ngôn-hạnh, nết na, thùy mị, đoan trang. Và sau gần 1/4 thế kỷ tổ chức các cuộc thi sắc đẹp ở nước ta thì vẫn là phong cách "ngàn năm hương lúa" từ thời các vua phong kiến với các "siêu mẫu" tên tuổi như Thóc Thị Lúa, Sến Thị Sen, Mạ Thị Nếp, Hoa Thị Liễu...

Và kể từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước VN thống nhất cho đến nay thì các cuộc thi nhan sắc ở nước ta vẫn trung thành với những kiểu tóc bới. Các nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng trong nước mặc kệ người đẹp đó có khuôn mặt vuông, tròn như thế nào, miễn là thí sinh thi hoa hậu thì đều bị đè đầu ra mà... bới tóc, xịt keo. Trong khi xem qua những cuộc thi Quốc Tế thì kiểu tóc bới từng là mốt của thập niên 1950, đầu 1960, có trở lại vào khoảng giữa 1990 nhưng lâu rồi đã không còn phổ biến trong các cuộc thi nhan sắc nữa. Đáng lẽ ra lựa chọn phù hợp với cấu tạo khuôn mặt, che bớt khuyết điểm và thể hiện được vẻ đẹp cũng như tính cách là điều căn bản nhất mà bất cứ nhà tạo mẫu tóc nào cũng phải biết. Thậm chí, còn có việc nhiều cô không chịu bới tóc thì bị hăm dọa không cho ra trình diễn (!?!).

Chúng ta hãy cùng nhìn xem hình ảnh của Trần Thị Hương Giang được "mông má" bởi những chuyên gia hàng đầu VN khi tham gia HHVN 2006, trước khi lên đường sang Nam Phi tham dự HHTG 2009 và cách trang điểm, làm tóc do chính tay cô thực hiện qua lời tư vấn của một "người quen" chưa hề qua một trường lớp đào tạo nhưng được hầu hết các chuyên trang sắc đẹp hàng đầu Thế Giới mời cộng tác từ năm 2005 đến nay, và đồng hành cùng thành viên của những tổ chức hoa hậu nước ngoài để tham dự các cuộc thi hoa hậu Grand Slam khác nhau.

Và một ví dụ khác nhưng ngược lại khi bị Việt hóa là Võ Hoàng Yến trước khi tham dự HHHV 2009 ở Bahamas, cô đã từ bỏ phong cách người mẫu chuyên nghiệp vốn làm nên tên tuổi và tạo ấn tượng mạnh với các chuyên gia nước ngoài, và để chiều lòng người hâm mộ nước nhà với mái tóc nhuộm đen, nụ cười gượng gạo, có vẻ kệch cỡm và hạn chế dáng đi của siêu mẫu. Bởi vì những người có tư duy lạc hậu đó cho rằng: hoa hậu là phải nhìn hiền hiền, thánh thiện, cười duyên dáng, dáng điệu dịu dàng, thể hiện đúng bản chất hoa hậu Á Đông chứ không phải cái kiểu lạnh lùng, hung tợn, phong cách quá gợi cảm của người mẫu phương Tây.

Tiếp đến là về phong cách thời trang. Đối với nhiều thí sinh VN tham dự những cuôc thi sắc đẹp Quốc Tế thì việc luôn mặc trên người chiếc áo dài truyền thống một cách vô tội vạ trong bất kỳ sự kiện, hoạt động khác nhau là điều không thể chấp nhận được, thậm chí là mặc áo dài để tham dự tiệc cocktail, tiệc khiêu vũ, đi tham quan, trình diễn thời trang, cho đến phần thi dạ hội.

Ngay cả chiếc áo dạ hội thì vài nhà thiết kế cũng cố gắng "nhồi nhét" cái hồn Việt với việc cách điệu từ áo dài, áo tứ thân với hình ảnh hoa sen, mai, lan cúc, trúc, hoa hòe hoa sói... Ngay cả ở những nước Đông Bắc Á có tỷ lệ dân số đồng nhất về mặt chủng tộc gần như là tuyệt đối, văn hóa bản địa thuần khiết, và có truyền thống Nho Giáo còn mạnh mẽ hơn VN nhiều lần như Nhật Bản (98.5% người Nhật), Hàn Quốc (98% người Triều Tiên), Trung Quốc (91.5% người Hán) cũng không như VN (85.8% người Kinh) khi diện bộ quốc phục một cách tùy tiện nhiều khi đến lố bịch, trong phi phần trang phục truyền thống chỉ xem như màn trình diễn không tính điểm hoặc bỏ hẳn như tại cuộc thi HHHV Nhật Bản.

Đó là chỉ mới đề cập đến những cuộc thi đẳng cấp nhất VN hiện nay như Hoa hậu Việt Nam hay Hoa hậu thế giới người Việt mà đã như thế, hãy tưởng tưởng những cuộc thi cỡ như HH Quý Bà VN hay HH Các Dân Tộc VN, hoa khôi cấp tỉnh, vùng, miền... thì nó còn được đẩy lên cao trào gấp nhiều lần đến mức độ là "lúa trổ đồng đồng, vàng rực cả một góc trời". Càng khốn khổ hơn khi chỉ những người đẹp có giải chính thức ở những cuộc thi được gắn mác cấp quốc gia này mới được cấp phép đi thi Quốc Tế. Thử hỏi đến bao giờ nhan sắc VN mới khá khi ngay từ khâu tuyển lựa đã có vấn đề.

Đào tạo, quản lý người đẹp kiểu Tây và kiểu Ta

Trước đây đã có nhiều bài báo lên tiếng về sự mâu thuẫn sâu sắc, trái ngược hoàn toàn về quan điểm sắc đẹp trong mắt đại đa số người Việt còn mang nặng tư tưởng truyền thống với giá trị sắc đẹp của những cuộc thi sắc đẹp hàng đầu Thế Giới, đặc biệt là trong mắt người Âu Mỹ. Đó chỉ mới là về phần ngoại hình và gương mặt. Bây giờ, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn tại sao những cô gái có tính cách và cách cư xử thuần Việt sẽ khó có thể thành công tại những cuộc thi sắc đẹp Thế Giới.

"Hy sinh đời bố, củng cố đời con" - Có lẽ đó là phương châm nuôi dạy con của đại đa số các bậc làm cha mẹ ở VN. Họ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ, cho dù có "làm trâu làm ngựa" cũng muốn con mình được thụ hưởng những gì tốt nhất, cho dù con mình có làm điều sai quấy cũng bênh vực là đúng, muốn gì là được nấy. Và nhiều "ông bầu hoa hậu" nổi tiếng ở VN cũng đã thổ lộ rằng họ chăm lo cho thí sinh của mình, phục vụ các cô chẳng khác nào là ôsin, đầy tớ, không nở đến cho "đứa con tinh thần" của mình phải động tay đông chân. Thậm chí đến mức độ mà người đẹp chỉ cần mở miệng ra thì có người đúc cho ăn, đi đâu thì có 2-3 người chạy theo sau xách giỏ, xách dép, có người làm thay hết bài vở, trả lời phỏng vấn báo chí... "Khi nào bị kiểm tra phòng, tôi chui xuống gầm giường hay vô tủ trốn để em không bị trừ điểm. Mình phải ở chung mới chăm sóc các em được chu đáo" (trích từ bài: Nỗi khổ của ông bầu đằng sau người đẹp).

Còn trẻ em Âu Mỹ đã được giáo dục về lối sống tự lập từ rất nhỏ, học cách sinh hoạt có nề nếp, tự làm những việc cá nhân, tự chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. Dễ dàng thấy được điều đó qua hình ảnh các em bé tự đứng chờ xe buýt của trường đưa đón đi học, tự làm những công việc nhà theo sự phân công của gia đình, 14-15 tuổi là phải đi làm bán thời gian để kiếm tiền cho việc học đại học sau này, việc chi tiêu mua sắm trong ngân sách cho phép, lịch sinh hoạt và làm việc được sắp xếp thứ tự... Như một hoa hậu Venezuela, dù có trên 20 người đi theo cổ động (Dayana Mendoza - HHHV 2008) hay phải một thân một mình (Mariangela Bonanni - HHTĐ 2010) thì trong cả 2 trường hợp đều xem như nhau, vì chính bản thân các cô cũng đã tự biết phải tự làm gì, dù trong bất kỳ hoàn cảnh như thế nào cũng xoay xở được với những kế hoạch dự phòng. Bởi vì giới trẻ phương Tây đã được đào tạo về kỹ năng sống từ rất bé và thành thục trước khi đến với trướng đào tạo hoa hậu, nên họ chỉ việc chú tâm vào học những kỹ năng để trở thành một hoa hậu thực thụ nữa mà thôi.

Nếu như ở VN thì chúng ta đã nhiều lần lên tiếng về nên giáo dục của nước nhà như việc dạy học theo kiểu áp đặt, đọc chép, học thuộc lòng mà chẳng cần hiểu nó là gì, giáo viên có đúng sai thì cũng không được "phản pháo", im lặng lắng nghe, biết vâng lời không được cãi, mọi suy nghĩ và phát biểu ngoài khuôn phép bị xem là vô lễ và đi ngược lại truyền thống tôn sư trọng đạo. Còn với nền giáo dục Âu Mỹ thì giáo viên là người khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo cho học sinh để các em tự do phát triển sự ham thích học hỏi, tìm tòi và phát huy những hiểu biết, kiến thức, dám đứng lên nói ra những quan điểm cá nhân, thể hiện cái tôi của bản thân và luôn có những phát kiến mới lạ. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi những cô hoa hậu của Âu Mỹ tuổi mới ngoài đôi mươi nhưng qua lời ăn tiếng nói, cách hành xử thì chẳng khác nào phụ nữ ngoài 30, từng trải và rất trưởng thành. Trong khi cũng ngần tuổi ấy mà mấy cô hoa hậu VN cứ như con nít 13 tuổi, thiếu kỹ năng sống tự lập, yếu về kiến thức lẫn kỹ năng giao tiếp.

Và nếu nhìn lại lịch sử 60 năm của HHHV thì đã có 6 người phụ nữ Á Đông da vàng đăng quang ngôi vị cao nhất và điểm chung của 5 trong số 6 người đó (Apasra Hongsakula, Gloria Diaz, Margarita Moran, Porntip Nakhirunkanok, Riyo Mori) là được dạy dỗ trong môi trường giáo dục phương Tây từ nhỏ, từng có thời gian dài sống ở nước ngoài, biết cách thể hiện bản thân, không bị khuôn phép cổ hủ gò bó...

Trong bài báo có tựa "An eastern delight learns ways of west in hope of finding universal appeal" thì chủ tịch tổ chức HHHV Trung Quốc là bà Yue-Sai Kan, được xem như Oprah Winfrey của châu Á đã gửi những ứng viên của mình sang New York học mọi thứ cần thiết để bớt đi tính cách Trung Hoa và làm cho "Tây hóa", mặc dù Luo Zilin từng là người mẫu chuyên nghiệp và vốn có phong cách sắc sảo. Và thành phần BGK của cuộc thi HHHV Trung Quốc có đến phân nửa là người Âu Mỹ, còn lại là đều là Hoa Kiều. Riêng bản thân bà Yue-Sai Kan từng làm giám khảo của cuộc thi HHHV 1987 và 2002, và cựu chủ tịch HHHV Nhật Bản - Ines Ligron cũng từng lên tiếng cho rằng những người phụ nữ Á Đông truyền thống sẽ khó mà biết cách tự làm nổi bật bản thân, huống hồ chi là giành hạng cao

Và nếu nhìn lại lịch sử 60 năm của HHHV thì đã có 6 người phụ nữ Á Đông da vàng đăng quang ngôi vị cao nhất và điểm chung của 5 trong số 6 người đó (Apasra Hongsakula, Gloria Diaz, Margarita Moran, Porntip Nakhirunkanok, Riyo Mori) là được dạy dỗ trong môi trường giáo dục phương Tây từ nhỏ, từng có thời gian dài sống ở nước ngoài, biết cách thể hiện bản thân, không bị khuôn phép cổ hủ gò bó...

Trong bài báo có tựa "An eastern delight learns ways of west in hope of finding universal appeal" thì chủ tịch tổ chức HHHV Trung Quốc là bà Yue-Sai Kan, được xem như Oprah Winfrey của châu Á đã gửi những ứng viên của mình sang New York học mọi thứ cần thiết để bớt đi tính cách Trung Hoa và làm cho "Tây hóa", mặc dù Luo Zilin từng là người mẫu chuyên nghiệp và vốn có phong cách sắc sảo. Và thành phần BGK của cuộc thi HHHV Trung Quốc có đến phân nửa là người Âu Mỹ, còn lại là đều là Hoa Kiều. Riêng bản thân bà Yue-Sai Kan từng làm giám khảo của cuộc thi HHHV 1987 và 2002, và cựu chủ tịch HHHV Nhật Bản - Ines Ligron cũng từng lên tiếng cho rằng những người phụ nữ Á Đông truyền thống sẽ khó mà biết cách tự làm nổi bật bản thân, huống hồ chi là giành hạng cao

VN tham dự các cuộc thi sắc đẹp Quốc Tế sau các quốc gia khác gần nửa thế kỷ thế nhưng mước ta chưa thể hòa nhập được, không những không theo kịp xu hướng của Thế Giới mà chúng ta còn đang tự làm cho những người đẹp đại diện nước nhà trở nên tụt hậu, "nông nghiệp hoá". Và nếu như cái quan điểm là hoa hậu VN khi thi Quốc Tế là phải giới thiệu văn hóa, bản sắc dân tộc VN, đề cao những giá trị truyền thống thì đừng nên kêu ca về thành tích kém cỏi vì nếu đã xác định là muốn có thành tích cao ở các giải Quốc Tế thì chúng ta phải chấp nhận “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ