Quần áo

Quần áo

19 thg 9, 2011

Lưu ý cho chị em khi vắt sữa bằng tay

Cách vắt sữa bằng tay dễ thực hiện và không đau nên thường được chị em ưu tiên chọn lựa, trong trường hợp muốn dự trữ sữa cho con. Vậy vắt sữa sao cho đúng cách và đảm bảo vệ sinh đây?

Lưu ý khi vắt sữa bằng tay

• Tắm nước nóng là cách tốt nhất giúp bạn thực hiện nặn sữa bằng tay hiệu quả, vì nước nóng sẽ kích thích dòng sữa tiết ra nhiều hơn.

• Khi đã cảm thấy thoải mái, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng nặn và mát xa ngực theo hướng từ trên xuống dưới, hướng về phía bầu ngực. Bạn hãy bảo đảm làm điều đó cho tất cả vùng xung quanh ngực 1 cách đều nhau.

• Ngực của bạn phải nằm trong lòng bàn tay, với ngón tay cái đặt lên phần trên ngực và những ngón còn lại đặt phía dưới ngực (theo hình chữ C). Các ngón tay của bạn nên đặt sau đầu ti từ 3-5 cm.

• Ấn nhẹ ngực theo hướng thành ngực.

• Đẩy ngón tay cái và những ngón còn lại lần lượt hướng vào nhau, nặn ngực 1 cách nhẹ nhàng.

• Bạn không nên kẹp đầu ti của mình. Sữa không có tại đầu ti của bạn, do đó khi kẹp vào đầu ti, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và thậm chí còn có thể khiến lượng sữa tiết ra bị ngưng lại (đây là lý do tại sao bé cần phải ngậm đầy miệng khi bú sữa).

• Bạn hãy lặp lại những động tác trên. Sữa sẽ mất một khoảng thời gian để tiết ra, và bạn cần phải luyện tập làm việc này 1 lúc trước khi bạn có thể làm sữa thực sự tiết ra.

• Sau một chút thời gian, bạn hãy xoa nhẹ tay xung quanh ngực và lặp lại động tác này vài lần. Bạn phải luôn nhớ vắt sữa từ vùng xung quanh ngực.

• Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn một cái chai đã được tiệt trùng để đựng lượng sữa bạn vừa vắt ra.

Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?

Sữa cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:

- Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.

- Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh.

Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.

Bé có thể uống sữa khi còn hơi lạnh. Bạn nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.

Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ