BV Nhi Trung Ương: Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ tắc trách?
“Ngay khi vừa đưa con đến viện, các y bác sĩ ở phòng cấp cứu đã khám qua loa rồi không cho con tôi được nhập viện mà còn giới thiệu chuyển ra khu điều trị tự nguyện. Nên phải hơn 2 tiếng đồng hồ sau, con tôi mới được nhập viện. Nếu ngay từ đầu các y, bác sĩ trong kíp trực đêm ngày 18/9, có trách nhiệm hơn, theo dõi diễn biến bệnh tình của con tôi cẩn thận hơn và cấp cứu kịp thời thì làm sao đến nông nỗi này. Tất cả chỉ vì sự vô trách nhiệm của một số y, bác sỹ mà chúng tôi mất con…”
Mất con vì… sự tắc trách của bác sỹ?
Anh Bùi Văn Sĩ và chị Dương Thị Thanh Hiền (Tân Dân – Phú Xuyên – Hà Nội) có một cháu trai 2 tuổi tên là Bùi Đức Thiện (SN 2009).
“Ngày 16/9 vừa rồi, vợ tôi phát hiện cháu sốt nhẹ. Gia đình cũng nghĩ là trẻ con cảm sốt là chuyện bình thường nên để cháu ở nhà theo dõi. Nhưng 2 ngày sau (18/9) thì cháu bắt đầu sốt cao. Tôi đo nhiệt độ cho cháu thấy trên 40 độ C. Hai vợ chồng lo quá mới vội vàng thuê xe đưa cháu lên Viện Nhi Trung Ương để cấp cứu. Nhưng khi đến nơi, bác sỹ khám, đo nhiệt độ cho cháu rồi bảo vợ chồng tôi đưa cháu sang khu điều trị tự nguyện chứ không cho cháu nhập viện…” – Anh Sĩ nói.
Con thì đang sốt cao mà bác sỹ lại không cho nhập viện. Lý do đưa ra rất đơn giản, vì hôm đó là Chủ Nhật nên không có ai làm bệnh án để nhập viện cả.
“Vội vàng đưa con vào viện để cấp cứu, mong cháu nhanh chóng hạ sốt và khoẻ lại nhưng bác sĩ lại không cho con tôi nhập viện. Cả nhà, vợ chồng, hai bà nội ngoại, anh chị em đều sốt ruột, van nài các y bác sĩ nhưng cũng không ai cho con tôi nhập viện để khám và theo dõi cả. Chỉ đến khi thay ca trực là vào khoảng 4h chiều, các bác sĩ của ca trực thấy con tôi sốt cao, co giật mới cho cháu nhập viện. Sau đó, các bác sĩ chuyển cháu lên tầng 7 tiêm thuốc điều trị. Cháu nhà tôi bị sốt theo cơn, sau đó hạ sốt và cháu lại tỉnh táo dần.” – anh Sĩ kể lại.
“Vội vàng đưa con vào viện để cấp cứu, mong cháu nhanh chóng hạ sốt và khoẻ lại nhưng bác sĩ lại không cho con tôi nhập viện. Cả nhà, vợ chồng, hai bà nội ngoại, anh chị em đều sốt ruột, van nài các y bác sĩ nhưng cũng không ai cho con tôi nhập viện để khám và theo dõi cả. Chỉ đến khi thay ca trực là vào khoảng 4h chiều, các bác sĩ của ca trực thấy con tôi sốt cao, co giật mới cho cháu nhập viện. Sau đó, các bác sĩ chuyển cháu lên tầng 7 tiêm thuốc điều trị. Cháu nhà tôi bị sốt theo cơn, sau đó hạ sốt và cháu lại tỉnh táo dần.” – anh Sĩ kể lại.
Những tưởng vậy là có thể yên tâm phần nào và chỉ nay mai là con khỏi bệnh. Nhưng nào ngờ, đến khoảng 4h sáng ngày 19/9, cháu Thiện lại bị sốt cao, 42 độ C.
“Thấy cháu sốt trở lại tôi sợ quá, vội vàng chạy đi báo bác sĩ trực. Sau đó bác sỹ đến tiếp nước cho cháu để hạ sốt. Nhưng mãi 2 tiếng sau, lúc 6h sáng vẫn không thấy cháu nhà tôi vẫn không hạ sốt tí nào. Cả nhà đều lo lắng nên lại tiếp tục báo bác sĩ. Sau khi kiểm tra một lần nữa, một bác sĩ nói với chúng tôi là cứ yên tâm, để bác sỹ tiêm cho một mũi rồi cháu sẽ tỉnh lại ngay…” - Chị Hiền nói đến đó rồi lại oà khóc, anh Sĩ tiếp lời.
“Bác sỹ này nói xong rồi tiêm cho cháu một mũi vào cánh tay và hai ống thuốc vào dây đang truyền nước. Nhưng khi bác sỹ vừa rút kim tiêm ra thì cháu nhà tôi xùi bọt miệng rồi xỉu. Thấy vậy, bác sĩ đã làm một vài động tác gì đó và bảo cô y tá lấy móc để mở miệng cháu ra nhưng vẫn không thấy cháu tỉnh lại hay chuyển biến gì. Cả nhà tôi đều khóc, vợ tôi thì gần như xỉu đi...”
“Thấy cháu sốt trở lại tôi sợ quá, vội vàng chạy đi báo bác sĩ trực. Sau đó bác sỹ đến tiếp nước cho cháu để hạ sốt. Nhưng mãi 2 tiếng sau, lúc 6h sáng vẫn không thấy cháu nhà tôi vẫn không hạ sốt tí nào. Cả nhà đều lo lắng nên lại tiếp tục báo bác sĩ. Sau khi kiểm tra một lần nữa, một bác sĩ nói với chúng tôi là cứ yên tâm, để bác sỹ tiêm cho một mũi rồi cháu sẽ tỉnh lại ngay…” - Chị Hiền nói đến đó rồi lại oà khóc, anh Sĩ tiếp lời.
“Bác sỹ này nói xong rồi tiêm cho cháu một mũi vào cánh tay và hai ống thuốc vào dây đang truyền nước. Nhưng khi bác sỹ vừa rút kim tiêm ra thì cháu nhà tôi xùi bọt miệng rồi xỉu. Thấy vậy, bác sĩ đã làm một vài động tác gì đó và bảo cô y tá lấy móc để mở miệng cháu ra nhưng vẫn không thấy cháu tỉnh lại hay chuyển biến gì. Cả nhà tôi đều khóc, vợ tôi thì gần như xỉu đi...”
Các bác sỹ giới thiệu cháu Thiện vào khoa Điều trị tự nguyện chứ không cho cháu nhập viện ngay vì... hôm đó là chủ nhật
Khoảng 8h sáng cùng ngày (19/9), các y bác sĩ chuyển cháu Thiện xuống phòng hồi sức ở tầng 1 để hô hấp nhận tạo, nhưng cháu Thiện không thể sống lại, đã mãi mãi rời xa gia đình của mình.“Cho đến bây giờ, vợ chồng tôi vẫn không thể tin được là đã mãi mãi mất con. Vợ chồng tôi như phát điên lên. Gia đình tôi đề nghị các y, bác sĩ ở đó giải thích rõ nguyên nhân vì sao con tôi tử vong nhưng không được ai giải thích. Họ chỉ nói rằng, do con tôi sốt cao, bệnh viện cũng đã làm hết trách nhiệm nhưng không thể cứu được con tôi, mong gia đình thông cảm. Tôi cũng không biết là phải thông cảm điều gì nữa.” - chị Hiền nói trong nước mắt mà giọng vẫn đầy phẫn uất.
Cũng theo anh Sĩ, khi cháu Thiện đã tử vong, gia đình xin đưa cháu về nhà để lo mai táng nhưng bác sĩ nói, chưa thanh toán viện phí thì chưa được ra viện. Cho nên cháu mất từ lúc 8h nhưng đến 11h30, gia đình anh Sỹ mới thu xếp được tiền để đi nộp tiền viện phí.
“Tưởng có tiền đóng thì đón được con về nhà, nhưng đến ông trời hình như cũng không thương vợ chồng tôi. Khi người nhà tôi đến đóng thì bộ phận thu tiền đã nghỉ trưa và hẹn lại đến chiều. Họ đã không hiểu và thông cảm cho người đang mãi mãi mất đi đứa con, đứa cháu. Gia đình tôi cũng không thể chờ đợi thêm được phút giây nào nữa, đành gửi lại 4 triệu đồng để nhờ người đến chiều thanh toán viện phí rồi đưa thi thể cháu về quê…
Ngay khi vừa đưa con đến viện, các y bác sĩ ở phòng cấp cứu đã khám qua loa rồi không cho con tôi được nhập viện mà còn giới thiệu chuyển ra khu điều trị tự nguyện. Nên phải hơn 2 tiếng đồng hồ sau, con tôi mới được nhập viện. Nếu ngay từ đầu các y, bác sĩ trong kíp trực đêm ngày 18/9, có trách nhiệm hơn, theo dõi diễn biến bệnh tình của con tôi cẩn thận hơn và cấp cứu kịp thời thì làm sao đến nông nỗi này. Tất cả chỉ vì sự vô trách nhiệm của một số y, bác sỹ mà mãi mãi chúng tôi mất con…”
Các bác sỹ giới thiệu cháu Thiện vào khoa Điều trị tự nguyện chứ không cho cháu nhập viện ngay vì... hôm đó là chủ nhật
Mặc dù mất đi đứa con trai một cách không rõ ràng, nhưng gia đình anh Sĩ, chị Hiền cũng chỉ còn biết ngồi đó mà khóc, mà thương con. Những người ngoài nhìn vào cũng không khỏi chạnh lòng, rơi nước mắt. Thế nhưng, một số nhân viên bảo vệ tại bệnh viện lại có thái độ hống hách, coi thường người nhà bệnh nhân.“Khi cháu nhà tôi được chuyển xuống tầng 1 để hô hấp và biết cháu đã qua đời, vợ chồng tôi cùng người nhà đứng ngoài hành lang khóc lóc. Tôi nghĩ đấy cũng là lẽ bình thường thôi, có nỗi đau cắt da, cắt thịt nào bằng nỗi đau mất con. Đáng lẽ những người ở bệnh viện phải là người thông cảm, chia sẻ đầu tiên với chúng tôi. Vậy mà… anh nhân viên bảo vệ tên là Chu Bá Thịnh đã hùng hổ đến xua đuổi chúng tôi ra ngoài. Trước thái độ vô cảm của nhân viên bảo vệ này, một vài người nhà tôi đã có phản ứng liền bị nhân viên bảo vệ này đạp túi bụi…” – Anh Sĩ kể lại đầy bức xúc.
BV Nhi Trung Ương: cháu Thiện tử vong là do sốc nhiễm khuẩn
Sau khi cháu Bùi Đức Thiện (2 tuổi), con của anh Sĩ, chị Hiền (Tân Dân – Phú Xuyên – Hà Nội) tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung Ương một cách bất thường, gia đình đã làm đơn kiến nghị gửi đến lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương yêu cầu giải thích rõ nguyên nhân. Sáng ngày 22/9, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương - TS. Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến cháu Thiện tử vong là do sốc nhiễm khuẩn dẫn đến suy đa tạng...".
Theo TS. Điển, khi cháu Thiện nhập viện, trước đó cháu đã bị sốt 2 ngày liên tục mà không có thuốc hạ nhiệt. Đây là hội chứng đáp ứng viêm hệ thống nhiễm vi rút, ở một số cơ thể trẻ nhỏ chống đỡ được nhưng ở một số cơ thể không chống đỡ được dẫn đến trẻ bị suy đa tạng như: suy tim, phù phổi cấp, xuất huyết dạ dày, trụy mạch… Căn cứ hồ sơ bệnh án, tình trạng bệnh lý của cháu Thiện là do nhiễm khuẩn toàn thân, nhiều khả năng do vi rút gây ra.
Loại vi rút này có phần giống vi rút của bệnh Chân tay miệng nhưng không có biểu hiện bệnh lý rõ rệt như phát ban…
Trước bức xúc và nghi ngờ của gia đình anh Bùi Văn Sĩ về việc các y, bác sỹ tiêm hai ống thuốc cho cháu Thiện khiến cho cháu bé tử vong, TS. Trần Minh Điển lý giải: Đó là loại nước muối sinh lý 0,9%, các y, bác sỹ dùng 2 xilanh (loại 50ml) bơm tiêm cho cháu bé. Đây là một phác đồ điều trị đúng. Trước đó, các y bác sĩ cũng đã tiêm cho cháu Thiện thuốc an thần Seduxen để cho cháu dễ ngủ. Nhưng do thể trạng bị suy đa tạng, quá yếu nên cháu Thiện đã không thích ứng được.
Đối với việc phản ánh của người nhà gia đình cháu Thiện về thái độ hung hăng, trong ứng xử của bảo vệ tại bệnh viện; ông Điển ghi nhận, một số nhân viên bảo vệ có thái độ chưa chuẩn mực với người nhà bệnh nhân.
Ông Điển cũng thay mặt lãnh đạo bệnh viện xin lỗi và chia buồn cùng gia đình cháu Thiện: “Chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, nhân viên đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân sao cho chuẩn mực. Qua đó, sẽ nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn” - ông Điển khẳng định.
Nhãn: Đời sống
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ