Quần áo

Quần áo

13 thg 7, 2011

Hát rong bán kẹo mưu sinh

Đây đó trong các quán nhậu vỉa hè ở một số thị xã, thị trấn hay thành phố lớn (như TP.HCM) ta hay bắt gặp một vài người vừa mua vui cho thực khách bằng những bài hát ngọt ngào, vừa bán kẹo kéo, sing- gum để kiếm sống. Nghề này tuy chỉ có thể đắp đổi qua ngày nhưng được cái: thỏa mãn sở thích của những con người đam mê nghiệp cầm ca - như anh T và chị L.

Một vài lần trước đây khi cùng đám bạn nhậu ở một vài quán cóc dọc hai bên đường Điện Biên Phủ vào ban đêm. Chúng tôi thường thấy có hai thanh niên chạy xe gắn máy chở đồ nghề lại. Chống xe trước quán, lắp đặt đồ nghề xong. Sau một hai câu chào hỏi thì một trong hai thanh niên cầm micro hát, người còn lại nhanh nhảu mang sing - gum chào từng bàn nhậu mong được mua ủng hộ. Có khách mua có khách không, hay thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu. Anh ta đi bán hết một vòng quán chỉ bán được có vài cây. Trong khi đó, anh cầm michát cũng ngót năm bài. Chán nản. Hai người thu dọn hành lí di chuyển qua địa điểm khác.


Ảnh minh họa: internet

Lần gần đây nhất chúng tôi lại bắt gặp một đôi thanh niên khác vào chào mua kẹo. Điều đặc biệt ở đây đó là một cặp vợ chồng còn rất trẻ. Độ khoảng chưa tới 25 tuổi, đó là anh T và chị T. Chồng hát còn vợ đi bán kẹo. Khi chị tới bàn tôi thì được mấy đứa bạn trong bàn mua ủng hộ vài cây (mà chưa biết khi nào mới ăn nó nữa). Tranh thủ tôi hỏi chị vài câu tìm hiểu. Được biết hai anh chị ở cùng quê, một tỉnh nghèo miền Trung. Làm công nhân cùng công ty trong thành phố nên có tình cảm rồi lấy nhau. Hỏi chị sao không làm công nhân nữa hay kiếm việc khác làm mà làm nghề này? Chị thật thà trả lời: Công ty thì phá sản, hai anh chị thì không có trình độ nên cũng chẳng biết làm gì. Đặc biệt vì anh chị đều ham mê ca hát, nên cuối cùng quyết định làm nghề hát rong kiếm kế sinh nhai, vừa là để thỏa mãn nỗi đam mê của minh. Chị còn vui vẻ cho biết thêm:

- Hồi quen ảnh (đưa mắt nhìn anh L) cũng vì ảnh có giọng hát hay mà “đặc biệt” nữa (có lẽ do ảnh vô miền Nam lâu rồi), nên thích rồi theo luôn. Lấy nhau được bên mẹ em cho chiếc xe máy làm “chân” đi lại. Ảnh có bộ đồ nghề ca hát từ xưa nên đem ra “lập nghiệp” luôn - chị vừa nói vừa cười vui vẻ.

- Một đêm bán vậy anh chị kiếm được bao nhiêu? - tôi tò mò hỏi thêm.

- Cũng hên xui thôi anh. Hôm nào đắt lắm cũng được gần hai ba trăm. Hôm nào ế, hát đến khi các quán đóng cửa cũng chỉ khoảng trăm nghìn là cùng. Trừ đi các chi phí xăng dầu, điện thì chỉ đủ đắp đổi qua ngày.

- Anh thường hát những loại nhạc nào để phục vụ khách nhậu? - tôi hỏi thêm.

- Thì tụi em cũng đoán tâm lí của khách thôi, và hỏi một số người đi trước. Nghề bảo nghề mà. Đa số là thường hát nhạc sến, nhạc Trịnh, hay một số bài nhạc trẻ đang thịnh hành.

Nghe chị tâm sự mà cảm thấy xót xa cho nghiệp cầm ca hè phố làm nghề kiếm sống! Tôi không làm phiền chị nữa để chị tiếp tục công việc của mình. Anh L thì đứng bên lề phố với giọng hát lúc lạ lúc quen cùng những bàn tình ca nồng nàn về cuộc đời, xã hội “cát bụi”, “hạ trắng”; về tình nghĩa anh em, tình nghĩa giang hồ; tình yêu đôi lứa: “nghèo mà có tình”, “thương hoài ngàn năm”... Không biết có đọng lại trong đầu của những thực khách đang chăm chú chúc tụng, tung hô cạn chén và say mèm kia không nhưng từ giọng hát cho đến hành động mời khách của anh và chị đều rất chân thành và kính cẩn.

Ảnh minh họa: internet

Lúc đó cũng đã hơn 10 giờ. Không biết họ đã bán được nhiều kẹo chưa, chỉ biết hai anh chị đã thu dọn đồ nghề, hớp vội một ít nước mang theo rồi lên xe tới một quán nhậu khác - đó là sân khấu của họ - những người hát rong bán kẹo mưu sinh!

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ