Mẹo đơn giản giúp con không đái dầm ban đêm
Nếu em bé nhà bạn đang mắc chứng đái dầm ban đêm và bạn muốn trẻ ngừng đái dầm thì hãy tìm hiểu và áp dụng những biện pháp đơn giản sau nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm
Đái dầm ban đêm luôn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bình thường cứ 10 trẻ ở lứa tuổi dưới 5 thì có 1 trẻ bị đái dầm. Những bé trai sẽ có nhiều khả năng bị đái dầm ban đêm hơn các bé gái.
Một số trẻ đái dầm vì đơn giản là cơ thể chúng có bọng đái nhỏ hoặc dây thần kinh hay cơ bắp của chúng không đủ "chín chắn" để kiểm soát bàng quang của mình suốt cả đêm.
Ngoài ra, một số ít những em bé khác lại do không có đủ kích thích tố giúp giữ nước tiểu của thận cũng có thể gây nên triệu chứng này.
Bên cạnh đó, đái dầm ở trẻ cũng là do di truyền. Nếu cha mẹ chúng trước đó cũng thường đái dầm ban đêm khi còn là đứa trẻ thì con của bạn cũng có nhiều nguy cơ bị triệu chứng này.
Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường với đái dầm do bệnh tật
- Nếu con của bạn trước đó không đái dầm ban đêm nhưng thời gian này trẻ lại đột nhiên bắt đầu làm ướt giường thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng bàng quang. Hoặc nó cũng có thể là một phản ứng của trẻ nhằm đối phó lại với một sự kiện căng thẳng gần đây tác động đến trẻ như chuyển nhà, mất đi anh chị em ruột thịt…
- Nếu con bạn đã 6 tuổi hoặc hơn mà vẫn ít khi không đái dầm ban đêm.
- Nếu con bạn đái dầm mà không hề liên quan đến gien di truyền ngày trước của bạn.
- Đôi khi một đứa trẻ có thể đái dầm trong mơ khi đang mơ một giấc mơ như trẻ đang ở trong phòng tắm đi tiểu. Và sau khi giấc mơ kết thúc, trẻ có thể tự nhận ra rằng trẻ đã đái dầm khi đang mơ.
Bên cạnh đó, đái dầm ở trẻ cũng là do di truyền. Nếu cha mẹ chúng trước đó cũng thường đái dầm ban đêm khi còn là đứa trẻ thì con của bạn cũng có nhiều nguy cơ bị triệu chứng này.
Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường với đái dầm do bệnh tật
- Nếu con của bạn trước đó không đái dầm ban đêm nhưng thời gian này trẻ lại đột nhiên bắt đầu làm ướt giường thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng bàng quang. Hoặc nó cũng có thể là một phản ứng của trẻ nhằm đối phó lại với một sự kiện căng thẳng gần đây tác động đến trẻ như chuyển nhà, mất đi anh chị em ruột thịt…
- Nếu con bạn đã 6 tuổi hoặc hơn mà vẫn ít khi không đái dầm ban đêm.
- Nếu con bạn đái dầm mà không hề liên quan đến gien di truyền ngày trước của bạn.
- Đôi khi một đứa trẻ có thể đái dầm trong mơ khi đang mơ một giấc mơ như trẻ đang ở trong phòng tắm đi tiểu. Và sau khi giấc mơ kết thúc, trẻ có thể tự nhận ra rằng trẻ đã đái dầm khi đang mơ.
Một số mẹo phòng ngừa đái dầm ở trẻ
- Không la mắng trẻ đái dầm ban đêm vì điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
- Hãy thử tạo thói quen chịu đựng cho bàng quang non nớt của trẻ bằng cách khi con bạn buồn đi tiểu, bạn hãy động viên con kìm nén đi tiểu trong một vài phút. Hãy kiên nhẫn thực hiện điều này vì nó có thể mất một vài tháng để cho trẻ có thể kiểm soát và làm chủ bàng quang của mình.
- Nhắc nhở con bạn đi tiểu trước khi đi ngủ mỗi đêm.
- Hạn chế số lượng đồ uống của con trước khi đi ngủ.
- Không cho con uống caffeine, coca và các loại trà vì đó là những thức uống lợi tiểu, làm tăng dòng chảy của nước tiểu.
- Nếu con bạn đã ngủ được trong hơn 1 giờ vào ban đêm, bạn hãy đánh thức trẻ dậy đi tiểu một lần nữa trước khi tiếp tục đi ngủ.
- Khen ngợi con những hôm con không đái dầm để con cảm thấy tốt hơn.
- Nếu các biện pháp tự nhiên trên không thể chữa khỏi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa khi trẻ có những biểu hiện sau: trẻ bị đau đớn khi đi tiểu; trẻ bị đau bụng; trẻ cảm thấy thất vọng với tình trạng này...
Theo Afamily
Nhãn: Mẹ và bé
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ