9 dấu hiệu sinh đôi
Nếu bạn băn khoăn rằng không biết liệu bạn có sinh đôi hay không thì bạn không phải là trường hợp duy nhất. Với tỷ lệ sinh đôi tăng đáng kể trong 2 thập kỷ qua, nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn liệu có thể sinh 2 em bé đúng cách hay không. Bạn hãy quan sát những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn mang thai đôi và sau đó học hỏi từ những người đã sinh đôi.
Mang thai
Có phải bạn đang vượt trước trò chơi?Vấn đề về tuổi tác. Lý do làm gia tăng khả năng mang đa thai ở Mỹ thường xảy ra với những phụ nữ sinh con muộn. Phụ nữ trên 35 tuổi thì tỷ lệ sinh dôi tăng, và tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu như bạn trên 50 tuổi. Vì vậy, khả năng sinh đôi khi bạn ở độ tuổi 25 sẽ thấp hơn một nửa so với khả năng sinh đôi khi bạn sau độ tuổi 35.
Tỷ lệ sinh đôi tăng nếu sử dụng công nghệ trợ giúp sinh nở. Cả các loại thuốc kích thích rụng trứng lẫn kỹ thuật thụ tinh đều làm tăng khả năng sinh đôi. Từ năm 1973 đến năm 1990, các cặp sinh đôi tăng gấp 2 lần so với tỷ lệ sinh một, và tỷ lệ sinh 3 và sinh đa thai tăng 7 lần so với tỷ lệ sinh đơn.
Sinh đôi thường mang tính di truyền. Thậm chí trước khi chẩn đoán mang thai, bạn có thể nghi ngờ rằng mình mang đa thai. Sinh đôi thường có xu hướng xảy ra trong gia đình, điều đó không nhất thiết phải bỏ quan một thế hệ. Nếu mẹ bạn hoặc bà đã sinh đôi, bạn có thể mang một gen khiến bạn giải phóng nhiều trứng trong cùng một thời điểm, điều đó khiến bạn có khả năng sinh đôi.
9 dấu hiệu mang thai đôi.
1. Bạn cảm thấy mang nhiều hơn 1 em bé.
Đừng xem thường trực giác hoặc các giấc mơ. Một số phụ nữ sinh đôi (hoặc sinh đa thai) nói rằng họ biết ngay từ ban đầu rằng họ mang đa thai.
2. Bạn buồn nôn hoặc ốm nghén nhiều hơn
Nếu bạn mang đa thai, bạn còn có lượng hCG gia tăng. Lượng hCG cao khiến bạn ốm ghén vào buổi sáng (hoặc trong cả ngày).
3. Những dấu hiệu mang thai thông thường khác tăng quá mức
Nhiều phụ nữ mang thai đôi- nhưng không phải tất cả mọi người - các dấu hiệu mang thai gia tăng nhiều hơn bởi vì hàm lượng lớn hooc môn lưu thông trong cơ thể. Bạn có thể thấy rằng vú bạn rất nhạy cảm, bạn phải đi tiểu thường xuyên, lúc nào bạn cũng thấy đói và mệt mỏi. Trong tam cá nguyệt thứ 3(thai kỳ thứ 3), bạn thở khó khăn, phù chân tay, và tốc độ tăng cân, bụng to và cử động của thai nhi nhiều không bình thường. Hàm lượng sắt thấp hoặc hiện tượng thiếu máu còn phổ biến đối với những bà mẹ mang thai đôi hoặc.
4. Bạn tăng cân nhanh trong tam cá nguyệt thứ nhất
Tốc độ tăng cân trung bình trong tam cá nguyệt thứ nhất cao hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn mang đa thai. Nếu bạn ăn tốt, điều đó không đáng lo: Một nghiên cứu ở tạp chí American Journal of Obstetric and Gynecology nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng tăng cân sớm trong trường hợp đa thai, vì tăng cân trong 2 tam cá nguyệt đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng khi sinh nở.
5. Đo kích thước thai
Tại buổi khám đầu tiên, bác sĩ có thể bảo với bạn rằng tử cung quá to so với ngày tuổi. Nếu bác sĩ dự đoán dựa vào vòng kinh rằng bạn thai ghén 8 tuần, tử cung của bạn có thể giống với tử cung khi 10 đến 12 tuần. Điều này khiến người chăm sóc sức khoẻ của bạn yêu cầu siêu âm. Khi quá trình mang thai của bạn đang diễn ra, nếu bạn mang đa thai, chiều cao tử cung sẽ lớn hơn so với tuổi thai. Chiều cao trung bình của thai đơn chỉ đạt 38 đến 40 cm, đo từ xương mu, trong khi đó chiều cao tử cung đối với trường hợp đa thai có thể cao đến 48 cm.
6. Bạn nghe người ta nói rằng bạn có mức AFP cao
Lượng alpha fetoprotein (AFP), một lượng protein do các em bé giải phóng ra khi chúng lớn lên, và lượng này tìm thấy trong máu của các bà mẹ, vì vậy, lượng AFP có thể được dùng để xác định xem bạn mang thai đa hay đơn. (mức này còn được dùng để đánh giá các lý do khác như sự khuyết tật của ống thần kinh.) Thông thường, phương pháp xét nghiệm máu đơn giản có thể tiến hành từ 16 đến 18 tuần sau khi bạn hết kinh nguyệt. AFP phát hiện tăng gấp đôi trong tất cả các trường hợp mang đa thai.
7. Bác sĩ nói lượng hCG tăng khá nhanh
hCG là một loại hooc môn sinh ra bởi quá trình rụng trứng và bởi lông tơ màng đệm. Lượng hooc môn này cần phải duy trì trong quá trình mang thai cho đến khi nhau thai phát triển. Có thể phát hiện ra hàm lượng hCG trong máu hoặc trong nước tiểu ngay trước khi bạn trải quan một giai đoạn. Thường thường, trong quá trình mang thai đơn, nồng độ hCG trong máu tăng nhanh trong những tuần đầu, mỗi 2 đến 3 ngày thì tăng gấp đôi. Còn đối với phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, hàm lượng hCG sẽ tăng cao hơn.
8. Bác sĩ sản khoa nhe thấy 2 nhịp đập tim của thai nhi
Bác sĩ sản khoa của bạn có thể nghe thấy 2 nhịp tim đập khác nhau khi thai nhi khoảng 12 tuần tuổi. Khoảng 28 tuần tuổi, bác sĩ có thể thấy 2 đầu và các bộ phận cơ thể nhỏ khác khi khám bụng.
9. Siêu âm dương tính
Nếu bạn tin rằng bạn mang thai đôi, bạn có thể tiến hành siêu âm trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Với kỹ thuật siêu âm, bác sĩ sản khoa của bạn có thể nhìn thấy 2 túi thai, 2 phôi thai và 2 nhịp tim đập riêng biệt sau kỳ kinh cuối khoảng 6 tuần. Nhiều bác sĩ còn chẩn đoán bạn mang thai đơn ngay tuần thứ 5 kể từ kỳ kinh cuối - khi mà bạn vừa mới trễ kinh khoảng 1 tuần.
Nhãn: Mẹ và bé
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ