Tại sao lại đau bụng sau ăn?
Mặc dù phần lớn các trường hợp bị đau bụng là lành tính nhưng đau bụng trong một số trường hợp cụ thể sẽ liên quan với một bệnh tật nào đó. Ví như nếu đau bụng thường xuyên sau ăn thì phải đi kiểm tra dạ dày.
1. Nguyên nhân đau bụng bình thường sau khi ăn uống
Triệu chứng chung:
-Mệt mỏi và buồn nôn sau ăn
-Đau quặn bụng dưới từng cơn trong thời gian ngắn (không quá 2h đồng hồ)
-Có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ sau ăn
-Tâm trạng dễ kích động, bực dọc, căng thẳng
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
Do uống chất cồn: Biểu hiện là bạn có thể bị chướng bụng, đầy hơi, thấy khó tiêu và đau bụng do đồ uống lạnh và có ga.
Việc uống rượu, bia trong bữa ăn thường là nguyên nhân khởi đầu cho một số vấn đề ở dạ dày.
Thực tế, bất kỳ chất lỏng, có thể là nước hoặc thậm chí nước ép trái cây tươi cũng có thể cản trở hoạt động của dạ dày.
Ký sinh trùng: Có rất nhiều ký sinh trùng “cư ngụ” trong dạ dày mà chính bạn cũng không biết. Trong đó, có một số ký sinh trùng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa mãn tính. Vì vậy, một biểu hiện khác cho thấy hệ tiêu hóa nhiễm ký sinh trùng là tiêu chảy.
Nấm Candida: Nấm candida hay các loại nấm khác cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng sau khi ăn. Do tốc độ tăng trưởng nhanh, nấm candida sẽ “tiêu diệt” các vi khuẩn có ích giúp hỗ trợ tiêu hoá; can thiệp vào bài tiết men tiêu hóa, gây giảm số lượng a xít tiêu hóa ở dạ dày và mật. Ngoài đau bụng sau khi ăn, candida có thể gây ra chứng đa huyết hoặc tâm trạng bực dọc khác.
Tập thể dục: Thể dục rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu thực hiện ngay sau khi ăn thì lại có thể là “thủ phạm” gây đau bụng. Hiện tượng này thường gặp ở những người đang muốn giảm cân.
2. Nguyên nhân đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn
Triệu chứng chung:
-Thấy khó khăn khi nuốt, khó chịu, đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa
-Đau thắt ngực ngay sau ăn và ngày đau quặn liên tục theo cường độ tăng dần
-Cơn đau bụng kéo dài nhiều giờ
-Tâm lý sợ hãi bất cứ một loại thực phẩm nào
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
Tắc nghẽn mạch máu: Đây là tình trạng khá phổ biến, tương tự như bệnh mạch vành. Sau bữa ăn, máu sẽ được tăng cường tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực lên các mạch máu. Kết quả là một số mạch máu nào đó có thể bị “nghẽn”, gây ra hiện tượng đau thắt ngực sau ăn. Nặng hơn là đau dữ dội và thấy sợ các thực phẩm.
Ung thư dạ dày: Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất của đau bụng sau khi ăn. Khi có nghi vấn (kèm theo các biểu hiện” ăn nhanh no, ợ hơi nhiều, buồn nôn hoặc nôn, có thể biểu hiện bằng xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc thiếu máu do chảy máu rỉ rả từ khối u, thể trạng gầy sút), hãy đi nội soi để khẳng định nguyên nhân.
Sỏi mật: Sỏi mật gây cản trở dòng chảy của mật trong ống dẫn mật. Quá trình hình thành sỏi mật thường gây ra đau dạ dày dữ dội, cơn đau kéo dài nhiều giờ. Nếu không được điều trị sớm, những cơn đau dữ dội này sẽ còn tấn công bạn trong nhiều tháng.
Axit trào ngược: Một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược axit là đau bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra các triệu chứng khác của trào ngược axit như ợ nóng, nôn mửa, buồn nôn, thấy khó khăn trong khi nuốt …để khẳng định nguyên nhân.
Lưu ý:
Nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện những cơn đau bụng sau khi ăn nếu bạn thường cảm bị quá đau đớn hoặc những cơn đau này viếng thăm bạn với tần suất nhiều hơn bình thường.
1. Nguyên nhân đau bụng bình thường sau khi ăn uống
Triệu chứng chung:
-Mệt mỏi và buồn nôn sau ăn
-Đau quặn bụng dưới từng cơn trong thời gian ngắn (không quá 2h đồng hồ)
-Có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ sau ăn
-Tâm trạng dễ kích động, bực dọc, căng thẳng
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
Do uống chất cồn: Biểu hiện là bạn có thể bị chướng bụng, đầy hơi, thấy khó tiêu và đau bụng do đồ uống lạnh và có ga.
Việc uống rượu, bia trong bữa ăn thường là nguyên nhân khởi đầu cho một số vấn đề ở dạ dày.
Thực tế, bất kỳ chất lỏng, có thể là nước hoặc thậm chí nước ép trái cây tươi cũng có thể cản trở hoạt động của dạ dày.
Ký sinh trùng: Có rất nhiều ký sinh trùng “cư ngụ” trong dạ dày mà chính bạn cũng không biết. Trong đó, có một số ký sinh trùng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa mãn tính. Vì vậy, một biểu hiện khác cho thấy hệ tiêu hóa nhiễm ký sinh trùng là tiêu chảy.
Nấm Candida: Nấm candida hay các loại nấm khác cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng sau khi ăn. Do tốc độ tăng trưởng nhanh, nấm candida sẽ “tiêu diệt” các vi khuẩn có ích giúp hỗ trợ tiêu hoá; can thiệp vào bài tiết men tiêu hóa, gây giảm số lượng a xít tiêu hóa ở dạ dày và mật. Ngoài đau bụng sau khi ăn, candida có thể gây ra chứng đa huyết hoặc tâm trạng bực dọc khác.
Tập thể dục: Thể dục rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu thực hiện ngay sau khi ăn thì lại có thể là “thủ phạm” gây đau bụng. Hiện tượng này thường gặp ở những người đang muốn giảm cân.
2. Nguyên nhân đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn
Triệu chứng chung:
-Thấy khó khăn khi nuốt, khó chịu, đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa
-Đau thắt ngực ngay sau ăn và ngày đau quặn liên tục theo cường độ tăng dần
-Cơn đau bụng kéo dài nhiều giờ
-Tâm lý sợ hãi bất cứ một loại thực phẩm nào
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
Tắc nghẽn mạch máu: Đây là tình trạng khá phổ biến, tương tự như bệnh mạch vành. Sau bữa ăn, máu sẽ được tăng cường tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực lên các mạch máu. Kết quả là một số mạch máu nào đó có thể bị “nghẽn”, gây ra hiện tượng đau thắt ngực sau ăn. Nặng hơn là đau dữ dội và thấy sợ các thực phẩm.
Ung thư dạ dày: Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất của đau bụng sau khi ăn. Khi có nghi vấn (kèm theo các biểu hiện” ăn nhanh no, ợ hơi nhiều, buồn nôn hoặc nôn, có thể biểu hiện bằng xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc thiếu máu do chảy máu rỉ rả từ khối u, thể trạng gầy sút), hãy đi nội soi để khẳng định nguyên nhân.
Sỏi mật: Sỏi mật gây cản trở dòng chảy của mật trong ống dẫn mật. Quá trình hình thành sỏi mật thường gây ra đau dạ dày dữ dội, cơn đau kéo dài nhiều giờ. Nếu không được điều trị sớm, những cơn đau dữ dội này sẽ còn tấn công bạn trong nhiều tháng.
Axit trào ngược: Một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược axit là đau bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra các triệu chứng khác của trào ngược axit như ợ nóng, nôn mửa, buồn nôn, thấy khó khăn trong khi nuốt …để khẳng định nguyên nhân.
Lưu ý:
Nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện những cơn đau bụng sau khi ăn nếu bạn thường cảm bị quá đau đớn hoặc những cơn đau này viếng thăm bạn với tần suất nhiều hơn bình thường.
Nhãn: Khỏe và đẹp
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ