Quần áo

Quần áo

2 thg 4, 2012

Sự thật xót xa con trai đánh mẹ vì con chào mào

Bà Tung có sổ chứng nhận thần kinh nhiều năm nay rồi! Còn Xuân một lần bị tai nạn xe phải cắt một lá lách, cắt một phần gan. Bị cấm uống rượu nhưng không bỏ được nên bệnh Xuân tái phát, mấy lần dở sống dở chết. Hơn nữa, hai mẹ con đều “nghiện” rượu nên xảy ra chuyện đau lòng

Khi hai mẹ con cùng có rượu

Sự việc Nguyễn Văn Xuân (thôn An Khang, xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đánh mẹ tàn bạo vì để mất con chim chào mào đã qua gần 1 tuần song từ đầu làng đến cuối xóm người dân thôn An Khang vẫn còn xôn xao bàn tán.

Những người dân tranh nhau kể lại nỗi kinh hoàng khi sự việc xảy ra. Một người phụ nữ trung tuổi lên tiếng cho rằng hành động của Xuân là vô lương tâm, không thể tha thứ được.

Cụ Tung với những vết thương tích đầy người

Ông Sinh, người dân thôn An Khang vẫn chưa hết bức xúc: "Hôm đó chúng tôi không đến kịp là nó đánh chết bà cụ ấy chứ. Khổ nỗi, căn nhà thì nằm sâu bên trong mà đánh mẹ thì cứ nhằm lúc ngủ trưa với lúc nửa đêm thì ai mà biết được”.

Trước đây, nhiều người nghe tiếng bà cụ khóc lúc nửa đêm còn hỏi han, can ngăn. Dần dần thành quen, sự việc xảy ra hàng ngày nên cũng không ai muốn quan tâm nữa. “Hôm đó, người ta kéo nhau đến xem đông lắm, trong nhà, ngoài ngõ chật kín. Có người còn lấy điện thoại quay lại cảnh người người chen chúc nhau đến xem, cảnh máu me bết trên người bà Tung” – ông Sinh kể lại.

Nhiều người dân không ngần ngại tường tận lược sử của Xuân. Từ khi Xuân lấy vợ, hai vợ chồng chỉ sống chung với mẹ được một thời gian. Không hiểu lý do gì, vợ chồng Xuân về quê ngoại sinh sống. Nghe nói, ở đó Xuân cũng không chịu làm ăn gì cả nên vợ chồng bỏ nhau, Xuân lại quay về sống với mẹ.

Chị Vui, hàng xóm sống gần nhất với nhà bà Tung cho biết, “Lúc không có rượu Xuân cũng là người hiền lành lắm! Ngày thường vẫn hay sang nhà tôi chơi, hàng xóm xung quanh cũng không có lời qua tiếng lại, không có khúc mắc gì cả”.

Có điều, Xuân vốn thích rượu, dù không làm gì ra tiền nhưng vài ngày anh cũng phải được một trận rượu mới yên. Mà lần nào Xuân uống rượu về nhà cũng có tiếng to, tiếng nhỏ.

Tuy nhiên, không phải lần nào có rượu Xuân cũng mang bà cụ ra hành hạ. Chị Vui vừa là người hàng xóm gần gũi vừa có quan hệ họ hàng của bà Tung. Gia đình chị được nghe và chứng kiến nhiều nhất những việc xảy ra với bà Tung.

“Lần nào bà cụ bị Xuân đánh thì cả làng biết ngay thôi. Vì thấy mặt bà cụ bầm người nào hỏi bà cụ cũng thằng thừng nói bị Xuân đánh. Hơn nữa bà Tung có bị đánh đêm thì sáng hôm sau kiểu gì bà Lý (em dâu) cũng mang kể hàng xóm nghe” – chị Vui chia sẻ.

Những lúc bình thường, Xuân là người con phải đạo, hàng ngày vẫn nấu cơm cho mẹ, lúc mẹ ốm, lúc mẹ đau Xuân chăm sóc mẹ tường tận. “Là con trai nhưng Xuân chăm mẹ cũng không thiếu việc gì. Có lần bà Tung bị ngã, tím cả mông không đi lại được, Xuân hàng ngày lau rửa cho mẹ. Lúc bình thường có làm sao đâu. Nhưng cứ khi hai mẹ con cùng có rượu là có chuyện” – bà Lư, em gái bà Tung kể lại.

Cảnh nhà con bị bệnh tính khí nóng nảy, mẹ thần kinh nhiều khi nói một đường làm một nẻo. Theo lời bà Lư thì “Bà Tung có sổ chứng nhận thần kinh nhiều năm nay rồi! Còn Xuân một lần bị tai nạn xe phải cắt một lá lách, cắt một phần gan.

Bị cấm uống rượu nhưng không bỏ được nên bệnh tái phát, mấy lần dở sống dở chết. Mất đi một phần cơ thể nên sức khỏe Xuân yếu. Bác sĩ còn căn dặn gia đình phải chiều chuộng anh chứ nóng lên là anh không kiềm chế được. Hơn nữa, hai mẹ con đều “nghiện” rượu nên khó tránh được xung đột”.

Những vết đánh đập đã lành nhưng còn thâm tím

Vì cái sổ đỏ?

Ông Nguyễn Bá Linh, em trai bà Tung phân trần: “Những lần trước chúng tôi đưa vào xã chứ không đơn từ gì cả. Nhiều lần lắm rồi, nhưng cứ đưa vào buổi sáng lại ra buổi chiều. Lần này chúng tôi phải vượt cấp mới làm được đấy. Điện thẳng cho 113, họ lệnh xuống công an huyện điều tra, công an xã vào bắt luôn hôm đó”.

Cụ Hoành, bố bà Tung cũng thừa nhận, hôm nào mẹ con có rượu cũng sinh sự. Mẹ thì già lẩm cẩm hay nói linh tinh, con bực dọc trong người không biết nói ai chỉ có mình mẹ thì đổ hết lên đầu mẹ. Đồng thời, cụ Hoành cho biết Xuân hành hạ bà Tung còn có một nguyên nhân khác. “Mẹ nó có 12m đất mặt đường, sâu khoảng hơn chục mét nữa.

Mấy năm trước có lần Xuân bảo mẹ cho mượn sổ, bà Tung không cho. Nhiều lần sau đó, Xuân đòi sổ, bà Tung kiên quyết không cho.

Nó muốn có sổ để bán đất, không được từ đó nó hậm hực sinh sự ra như thế. Hai mẹ con có mỗi mảnh đất cắm rùi, bán đi rồi ở vào đâu. Nó không ở đây thì nó xuống vợ nó chứ mẹ nó bấu vào đâu”.

Ông Nguyễn Huy Cần, Phó chủ tịch UBND xã Yên Thạch cho biết: "Cách đây gần 10 năm, ngày tôi còn làm Trưởng công an xã, anh Xuân chủ yếu chửi mắng bà cụ, ít khi đánh đập. Mấy năm gần đây, bà Tung bị đánh nhiều hơn. Cũng có lần anh Xuân đánh mẹ, xã phải đến gia đình để hòa giải, rồi đưa lên xã giáo dục.

Nhưng xã chỉ được giữ người theo thủ tục giờ hành chính, áp dụng biện pháp cao nhất là giáo dục tại cộng đồng dân cư rồi để anh ấy về. Luật quy định rõ rồi, hết thời gian tạm giữ thì thả về thôi.

Có một lần cách đây mấy năm, anh Xuân dùng dây xích trói bà Tung vào chân giường đánh. Nhận được tin báo anh em chúng tôi kéo nhau vào nhà, đưa anh Xuân ra xã.

Người bình thường thì dễ xử lý, ngày đó anh này có sổ thần kinh, hai mẹ con lại nát rượu như nhau nên rất khó xử lý. “Không biết giờ Xuân có còn sổ thần kinh không nhưng bà Tung có sổ xác nhận thần kinh.

Chúng tôi không biết nguyên nhân thật sự do đâu nhưng hai mẹ con cùng sống một nhà, thật sự khó tránh có chuyện đáng tiếc xảy ra” – ông Cần giải thích.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ