Quần áo

Quần áo

21 thg 9, 2011

Sống thử là lối sống không cần hôn nhân?

Bà hàng xóm ở quê ngoại của tôi tại huyện Long Hồ (Vĩnh Long) thấy tôi về quê, lân la hỏi chuyện: “Chú ở thành phố, nói cho tôi biét tụi trẻ bây giờ nó sống thử, nghĩa là thế nào?”. Tôi nói: “Sống thử là lối sống không cần hôn nhân. Chưa ăn hỏi cưới xin gì, cha mẹ và bà con nội ngoại hai bên chưa biết, nhưng hai đứa thích thì cứ ăn ở như vợ chồng. Thuận thì cưới, không thuận thì chia tay nhau bất ứ lúc nào”… Bà hàng xóm nhảy dựng lên:

- Thôi chết, con gái tôi học đại học năm thứ 3, dẫn một đứa ban trai về, nói là chúng con chỉ “sống thử”. Trời ơi! Thế này thì chết tôi rồi…

Có cô nữ sinh thuê phòng trọ cạnh nhà tôi, chỉ thuê một mình một phòng, nhưng mới năm thứ 2 đại học mà ở chung tới 4 chàng trai. Hỏi, đều nói là anh trong gia tộc. Nhưng bà chủ nhà trọ đi đăng ký tạm trú thì biết rất rõ cái ổ con tò vò: “Anh em gì đâu, chúng nó sống thử đó!". Nó ở với thằng này một thời gian, chán rồi lại ở với thằng khác. Ra trường ít có đôi nào thành, mỗi đứa một nơi...

Bà chủ nhà trọ còn cho tôi biết, bà có 24 phòng trọ, nhưng có 11 phòng là các cặp “sống thử”(!?). Bà kể rằng, hai sinh viên nọ sống thử, khi vừa tốt nghiệp ra trường, biết cô ban gái có bầu, chàng kỹ sư trẻ nói: “Việc đó tự em lo, chúng mình chỉ sống thử, anh mới ra ra trường chưa biết xin việc làm dễ hay không, lương chưa biết bao nhiêu, chưa dám cưới vợ đâu”. Cô gái đau lòng, bỏ không nỡ, đành về nhà mẹ ở với cha mẹ, đành chịu phận nuôi con nuôi con một mình, và tất nhiên rất khó xin việc làm. Đành ôm con, ôm hận, bế tắc thời xuân xanh…

Cái lối sống “góp gạo thổi cơm chung” trước khi tiến đến hôn nhân chính thức đang rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhất là thanh niên chưa vợ chưa chồng trong môi trường sinh viên, công nhân, xa gia đình, cha mẹ, xa người thân không ai giám sát, chỉ dạy được. Phải chăng tư tưởng cũ về hôn nhân đã lạc hậu? Phải chăng sống thử là “mốt” thời đại, là “hợp thời”?... Xin mời bạn đọc cùng tiếp tục chia sẻ với chúng tôi về chủ đề này.

Có cô gái tâm sự:

- Tôi biết không cha mẹ nào lại muốn con mình sống thử hay chấp nhận chuyện con mình sống thử. Nếu vừa phải giấu giếm gia đình, đối mặt với bạn bè, đối diện với những khó khăn của việc sống thử, tôi chọn cách chờ đợi, tìm một tình yêu đẹp, một bạn đời lý tưởng để trân trọng hơn, gìn giữ hơn cái hạnh phúc mà mình đã ấp ủ. Riêng tôi, tôi biết cha mẹ tôi sẽ lo lắng không biết dường nào nếu cuộc sống thử không như ý muốn mà nguy hại đến cả cuộc đời, nhất là “làm thân con gái”. Tôi không muốn đánh cá cược sự lo lắng của cha mẹ tôi lẫn cuộc sống của tôi cho việc sống thử ấy.

Nhưng nữ sinh khác lại lý giải:

- Tôi không lên án việc sống thử, song phải chăng chúng ta chỉ đang tìm những lý lẽ để biện hộ cho việc chung sống trước hôn nhân? Chúng ta cho rằng việc sống chung là để dễ dàng chăm sóc lẫn nhau, sống với nhau không chỉ vì tình dục mà để gần nhau hơn - hiểu nhau hơn, sống thử không phải là thử sống mà là sống để thử trải nghiệm - để dễ dàng hòa hợp trong đời sống hôn nhân về sau... Hãy thử nghĩ kỹ xem những lý do ấy có thật sự chính đáng không?

Rồi nữ sinh đó lại bị cô bạn phản biện ngay:

- Phải thừa nhận không cần sống thử chúng ta vẫn có rất nhiều cách khác để hiểu nhau, chăm sóc nhau, để hòa hợp nhau khi tiến đến hôn nhân. Chưa được cưới hỏi, không phải vợ chồng mà "sống thử" kiểu đó nó kỳ lắm. Nếu chúng ta có thể thu xếp để sống cùng nhau thì sao không đưa ra giải pháp sống gần nhau, ông cha ta chẳng đã có câu "hàng xóm làng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì? “Cái ngàn vàng" không có nghĩa tầm thường là một cái màng mỏng hay một thứ gì đó vật chất hóa. Thế nhưng nếu bạn sống thử rồi nhận ra không hợp nhau, sau đó lại sống thử và lại nhầm lẫn... cứ như thế liệu bạn có thể còn là một cô gái trinh trắng, một cô gái tốt?

Một cuộc nghiên cứu của Trung tâm Hôn nhân và Gia đình tại trường Đại học Crieghton (Mỹ) cho biết, những đôi bạn sống chung trước khi thành hôn thường phải chịu đau buồn khôn khổ nhiều hơn bởi cách sống ấy, và cuối cùng dẫn tới tình trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người đã chung sống trước hôn nhân như thế lại có khuynh hướng “cãi nhau liên miên” ngay sau ngày cưới. Giáo sư xã hội học, bà Linda Waite cho rằng: Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành chồng, cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều phụ nữ lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ty với gia đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước...

Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam gia tăng rất nhanh và hiện là một nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đóng góp không nhỏ là việc “sống thử” của các bạn trẻ. Họ còn chưa đủ tiềm lực về kinh tế, nhận thức về trách nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện đại là phải “sống thử”. “Sống thử” nhưng chia tay là thật, theo thống kê từ Bộ tư pháp Mỹ cho thấy trong vòng 15 năm qua, 86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc bằng chia tay.

Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”.

Vậy, chúng ta hãy cùng tọa đàm trong cộng đồng mạng YuMe xem, sống thử, một lối sống đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nên hay không nên, và nếu là nên – thì nên thế nào? Nếu không nên, cần có cách gì để hạn chế đến mức thấp nhất thực trạng báo động này? Điều chắc chắn là: Sống thử ít khi xuất phát từ một tình yêu đẹp, chưa có sự tìm hiểu kỹ, thử thách trong sinh hoạt đời sống chưa đến tâmnf đủ độ, thường dẫn tới không có hạnh phúc chân chính và ấm êm, từ đó không tôn trọng lẫn nhau trong cuộc đời. Vậy, có thơ rằng:

Ai ơi, "sống thử" mà xem

Không cần đăng ký, chẳng thèm kết hôn

Đến khi tiền bạc hết trơn

Tình yêu không có, dỗi hờn chia tay

Hãy nên tính kỹ chuyện này...

BÙI VĂN BỒNG

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ