Quần áo

Quần áo

29 thg 9, 2011

Lấy chồng 3 năm, vẫn là con gái

Trước tòa, Ly thẳng thắn nói: “Sau 3 năm chung sống với Hùng, em vẫn… là con gái”.

Những vụ việc mà thẩm phán Trần Quang Cường hiện đang công tác tại TAND tỉnh Quảng Ninh phân xử chủ yếu là án ly hôn. Cũng bởi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên ông đã gặp vô số những án ly hôn đầy khôi hài mà đau xót. Và, mỗi câu chuyện ấy lại để lại cho chúng ta một bài học.

Lấy chồng 3 năm vẫn là ...con gái

Có một vụ án xảy ra cách đây vài năm mà ông vẫn còn nhớ như in. Người vợ tên Ly 22 tuổi, là nguyên đơn trong một vụ án ly hôn.

Ly lấy chồng năm 18 tuổi, chồng cô tên Hùng - một người quen thân với gia đình mình. Đám cưới tổ chức linh đình nhưng trong đêm tân hôn lẽ ra phải “hương lửa mặn nồng” thì Ly thấy chồng mình cuộn tròn người và ngủ rất say, cô nghĩ chồng mình mệt nên không thắc mắc. Thế nhưng rất nhiều ngày sau đó, Ly vẫn thấy Hùng đi ngủ trước, đêm nào cũng thấy chồng mặc quần dài, áo dài đi ngủ.

Ly thắc mắc với chồng, sau nhiều lần đấu tranh thì Hùng khai nhận mình bất lực. Trước tòa, Ly thẳng thắn nói: “Sau 3 năm chung sống với Hùng, em vẫn… là con gái”. Đang ở tuổi xuân thì, Ly khao khát tình yêu, đồng thời cũng mong muốn có những đứa con xinh đẹp, nhưng Hùng chồng cô lại không đáp ứng được điều đó. Đó là nguyên nhân khiến cô một mực phải đòi ly dị bằng được.

Lúc đó thẩm phán hỏi: Tại sao khi yêu, cô không tìm hiểu về Hùng trước khi tiến đến hôn nhân để rồi sau lại hối tiếc? Cô trả lời rằng, bởi vì cuộc hôn nhân này không do cô quyết định mà do bố mẹ hai bên sắp đặt. Ban đầu Hùng cũng không thổ lộ và “thẳng thắn” nên mới để hoàn cảnh này xảy ra. Chính cô mới là người thiệt thòi trong trường hợp này… Cô một mực xin ly hôn và chồng cô cũng công nhận rằng anh bị mất khả năng sinh lý nên đã thuận tình ly hôn.

Khi người vợ thiếu “lửa”

Có một vụ án ly hôn khác mà cả chồng và vợ đều đã… có tuổi. Ông chồng ở tuổi “lục tuần”, trước đó là công nhân, sau đó làm “xe ôm” và rất khoẻ mạnh. Trong khi đó bà vợ đã ở tuổi ngoài 50, và cũng thường xuyên gắn bó với chùa chiền nên bà không “mặn mà” với “chuyện chăn gối”. Công việc thường xuyên chở khách nên ông Dũng thường xuyên có dịp tiếp xúc và “đi lại” với những người phụ nữ khác có “lửa” hơn vợ mình. Biết chuyện, bà vợ không những nổi “máu” ghen mà còn “cấm cửa” chồng, không cho chồng vào nhà và chì chiết bằng những lời cay nghiệt.

Trước toà, nhìn hai người xin ly hôn, nhiều người thắc mắc và nghĩ ngợi. Đã vượt qua hơn nửa đời người, đến cái tuổi gần đất xa trời mà còn “vẽ chuyện”. Hiểu được cái cảm giác “soi mói” ấy từ nhiều người, ông chồng đã thẳng thắn: “Toà xem, nhìn tôi còn lực lưỡng thế này mà bà ấy đã không “chiều” được tôi lại còn dám đuổi tôi đi. Như thế thì làm sao tôi chịu được?”.

Không có kẻ thắng, người thua

Đã có “thâm niên” xét xử án ly hôn, thẩm phán Trần Quang Cường cho rằng: “Hôn nhân là một lĩnh vực hết sức tế nhị. Khi tình yêu không còn thì nên giải thoát cho cả hai người, không nên níu kéo. Chính vì thế trước toà, tôi thường hỏi: anh (chị) còn tình cảm với vợ (chồng) mình không? Nhưng toà án chỉ giải quyết về mặt pháp lý chứ không thể quyết định giúp họ về mặt tình cảm.

Một đôi vợ chồng rất trẻ, một cặp vợ chống rất già thế nhưng cả hai đôi vợ chồng này đều ly hôn do có sự bất đồng về sinh lý. Thẩm phán Trần Quang Cường cho rằng, những vụ ly hôn như vậy quả thực rất đáng tiếc bởi trong quan hệ hôn nhân ngoài “tình” còn “nghĩa” và nhiều ràng buộc khác. Thế nhưng ly hôn kiểu đó lại khó có thể cứu vãn. Vì là cuộc ly hôn giữa những người đã từng gắn bó là vợ chồng nên sẽ không có kẻ thắng, người thua sau mỗi tiếng búa gỗ được gõ lên, mà chỉ còn lại là sự nuối tiếc. Phần còn lại của mỗi câu chuyện thì hai chữ hạnh phúc, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Còn đánh giá, cảm nhận của mỗi chúng ta, chỉ có thể lấy đó để chiêm nghiệm cho bản thân mình mà thôi”.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ