Quần áo

Quần áo

29 thg 9, 2011

Cưới chần chừ, ly hôn vội vã

Nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là một bộ phận lớp trẻ ngày nay, yêu thương luôn hết mình, đắm đuối và thậm chí có lúc sẵn sàng xả thân vì người mình yêu.

Có những mối tình kéo dài đến 5 -7 năm, đã sống thử đến cả mấy năm, những tưởng hiểu nhau đến tận chân tơ kẽ tóc, có thể sống đến đầu bạc răng long trước khi quyết định đi đến hôn nhân.

Thế nhưng, khi bước vào hôn nhân, cuộc sống vợ chồng không đơn giản như tình yêu. Có những cặp khi tuần trăng mật vừa khép lại cũng là lúc những lục đục nảy sinh. Kết quả là lôi nhau ra tòa, đường ai nấy đi trong sự bẽ bàng của gia đình thông gia hai bên.

Thẩm phán Lê Thị Thanh, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An chia sẻ, gần hai chục năm có lẻ ngồi vào cái ghế thẩm phán từ cấp huyện đến cấp tỉnh, chị không nhớ nổi mình đã xử bao nhiêu vụ ly hôn của các cặp vợ chồng. Thế nhưng, với các vụ ly hôn của những cặp vợ chồng trẻ, thậm chí là vợ chồng tuổi teen thì chị nhớ rất rõ.

Thật xót lòng mỗi khi cầm tập hồ sơ trong tay, không chỉ biết họ tuổi đời còn rất trẻ mà số tuổi kết hôn cũng chỉ mới được dăm bữa nửa tháng, thậm chí có trường hợp chưa tàn tuần trăng mật đã vỡ hôn nhân, khiến chị không khỏi ngậm ngùi. Có nhiều chồng trẻ, vợ trẻ khi ra giữa tòa chỉ muốn làm nhanh cho xong mọi chuyện, nhưng cũng có những cặp vợ chồng chẳng vừa, cứ đốp chát nhau sa sả giữa chốn công đường, bao nhiêu thói hư tật xấu tuôn ra hết, khiến những ai chứng kiến cũng không tránh khỏi vừa thương vừa giận.

Tuổi trẻ thường bồng bột, nhưng sai lầm trong hôn nhân dẫn đến những quyết định vội vàng nhiều khi lại làm cho các đấng sinh thành đau lòng hơn bao giờ hết. Vẫn biết rằng, con dại cái mang…

Sống thử 3 năm, ly hôn 7 tháng sau ngày cưới


Trước khi có ý định viết bài viết này, cú điện thoại từ Hàn Quốc của một người bạn nối khố ở quê gọi về tâm sự đã làm cho tôi thực sự phân vân. Cậu ấy tên Lâm, sang Hàn Quốc lao động tự do mới được hai tháng nay. Câu đầu tiên Lâm chia sẻ là Phượng (vợ mới cưới) vừa mới bay sang, nhưng không phải là sang thăm mà là sang để bảo Lâm ký vào lá đơn xin ly dị.

Tôi đang tưởng Lâm đùa thì giọng Lâm trùng xuống, nghẹn đắng: “Thế là hết thật rồi. Bao nhiêu năm mặn nồng, dày công vun đắp cho mái ấm gia đình. Nhưng chỉ vì xa mặt cách lòng, mọi cái đã tan vỡ. Không còn gì để níu kéo và mình cũng đã ký vào lá đơn mà cô ấy dày công mang từ quê nhà sang”. Khi biếtkhông phải là câu chuyện đùa, sau vài câu an ủi lấy lệ, chúng tôi cúp máy chào nhau trong hụt hẫng.

Lâm và Phượng cùng quê với nhau. Lớn lên học cùng trường.Cả hai được biết đến, thậm chí là ngưỡng mộ không chỉ bởi học giỏi, đậu vào hai trường đại học danh giá ở Hà thành mà cả chuyện tình cảm cũng khiến cho không ít người ganh tỵ. Công khai đến với nhau nhưng chuyện yêu đương của Lâm và Phượng đều không có chút gì gọi là trẻ con mà rất chững chạc. Bằng chứng là mối tình ấy đi qua thời áo trắng, bước vào đại học, giữa bao lo toan, cám dỗ, hai đứa vẫn luôn bên nhau.

Trường Đại học Bách khoa nơi Lâm dùi mài kinh sử cách xa trường Đại học Sư phạm 2 nơi Phượng theo học hàng chục cây số, nhưng ngày nào hai đứa cũng gặp nhau. Cuối tuần được nghỉ ngơi là khoảng thời gian lãng mạn anh chị chở nhau ra ngoại thành để được gần bên nhau hơn. Rồi khi tình cảm đã mặn nồng, giữa phố thị, xa gia đình thiếu thốn tình cảm, năm thứ 2 sinh viên họ quyết định dọn về sống chung với nhau, vừa là để tiết kiệm chi tiêu, vừa có điều kiện chăm sóc nhau.

Cứ như thế, thời sinh viên mơ mộng đi qua, hai đứa vẫn thuộc về nhau. Ra trường, sau nửa năm ở lại thủ đô thử sức nhưng không hiệu quả, cả hai về quê để lập nghiệp. Trong khi Phượng dễ dàng xin vào giảng dạy tại một trường tư thục thì Lâm vẫn ôm tập hồ sơ đi khắp nơi, mặc dù tấm bằng kỹ sư cũng không hề kém cạnh chút nào.Thấy con gái tuổi đã nhiều, bên nhà gái sốt ruột nên bàn hai đứa cướinhau trước, rồi xin việc cho Lâm sau.

Trước thỉnh cầu không thể hợp lý hơn ấy, hai đứa quyết định làm lễ cưới. Bạn bè nhận thiệp hồng mà mừng cho kết thúc đẹp như mơ của mối tình kéo dài tới 7 năm. Sau tuần trăng mật, quê nhà rộ lên phong trào xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc nên Lâm đã bàn với vợ theo học lớp tiếng Hàn rồi đi xuất khẩu lao động. Ngày tiễn nhau ra sân bay, hai đứa ôm nhau khóc như mưa, hẹn 3 năm sau châu về Hợp Phố.

Một tháng sau ngày xuất ngoại, những cuộc điện thoại qua Hàn bỗng dưng ít dần, rồi thưa hẳn. Đùng một cái, Lâm nhận được điện thoại của vợ sau nửa tháng mất liên lạc, báoChồng thiếu gia, vợ tiểu thư ly hôn vì kẻ thay tâm, người đổi tính

Chị Lê Thị Thanh kể, có một trường hợp mà chị biết rất rõ, đó là con cưng của một người bạn chị ở thành phố Vinh. Vừa đi cưới đôi trẻ này chưa lâu thì chị đã nghe người bạn của mình gọi điện than thở chuyện lục đục của họ. Và đến khi thụ lý hồ sơ ly dị, chị giật mình bởi tên chồng, tên vợ quá quen. Lục trong ngăn kéo, tấm thiệp báo hỷ vẫn còn đấy, thì ra là của đôi trẻ, con người bạn thân. Liên lạc để xác minh, chị càng ngạc nhiên và đau lòng hơn khi biết rằng, hai đứa quyết định đường ai nấy đi là vì quá thất vọng về nhau khi về sống dưới một mái nhà.

Lê Hân và Tuyết Lê quen nhau khi cùng đi thực tập tại một công ty trong thành phố. Hân là con trai của một chủ doanh nghiệp chuyên cung cấp máy vi tính có tiếng, còn Lê cũng thuộc hàng tiểu thư, bố mẹ đều làm sếp. Hai đứa quen nhau, rồi cảm mến nhau và yêu nhau trong sự ủng hộ nhiệt tình của bố mẹ hai bên. 3 năm yêu nhau, cả Hân và Lê đều có không ít những kỷ niệm cả vui buồn. Ngoại trừ 2 năm đầu đang vướng việc học, còn lại, sau khi đi làm ổn định, cả hai đều bị gia đình đôi bên thúc giục cưới hỏi. Sau nhiều lần ậm ờ vì đang còn tuổi ăn tuổi chơi, cả hai buộc phải dắt nhau đi đăng ký kết hôn cho thỏa ước nguyện của bố mẹ đôi bên. Thế nhưng, mỗi đứa cầm cái giấy hôn thú về đấy rồi lại tìm cách hoãn binh.

Phải mất hơn một năm sau khi được pháp luật thừa nhận, Hân và Lê mới tổ chức lễ cưới. Được bố mẹ nhà gái tặng cho một căn nhà 3 tầng giữa lòng thành phố, sau ngày cưới, cả tân lang lẫn tân nương nay thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ đã như chim sổ lồng, ban đầu là những cuộc chơi ngắn với bạn bè, sau dần chồng đi đàng, vợ đi nẻo đến quên cả việc nhà. Hễ cứ ra khỏi công ty là đi miết, chơi như chưa bao giờ được thỏa trí.

Về phần Lê Hân, sau ngày cưới bỗng dưng thay đổi, học đâu thói gia trưởng, mà hễ đặt chân về đến cửa là y như rằng lớn tiếng quát nạt vợ làm việc nhà, phải như thế này thế nọ, vợ muốn làm bất cứ việc gì đều phải tuân theo ý chồng trong khi đó, mình chỉ việc nằm xem ti vi, đến giờ vác bụng lại ăn cơm rồi đi ngủ. Tuyết Lê vốn là tiểu thư, những tưởng cưới nhau về sẽ thoát được sự kìm cặp của bố mẹ, cô đời nào chịu sự hống hách ấy, bước nhượng bộ thứ nhất là thuê ôsin, tiếp theo là chiều theo ý chồng một số vấn đề nhưng cái tật ham chơi của cô thì ngày càng ngấm vào máu thịt.

Cuộc sống vợ chồng cứ thế ngày một nhạt nhẽo, lục đục. Cũng đã có khi người này hoặc người kia giật mình tỉnh mộng sau cuộc chơi dài, làm lành được vài hôm rồi đâu lại vào đấy. Chưa tròn năm về ở với nhau, cả hai thực sự mệt mỏi và vỡ mộng về cuộc sống hôn nhân nên đã đi đến quyết định gây sốc cho tất cả mọi người, ấy là tự giải thoát cho nhau, đường ai nấy bước.

Ngày phán xét, không như nhiều đôi trẻ khác chỉ muốn kết thúc thật nhanh, cặp vợ chồng Tuyết Lê và Lê Hân suýt chút nữa đã làm bùng nổ phiên tòa khi ra sức tố thói hư, tật xấu của nhau khiến ông bà thông gia muối mặt tìm cách tính bài chuồn. Cũng may, vị chủ tọa là chị Thanh, người quen của gia đình nên mọi việc đã phần nào lắng dịu, duy chỉ có việc đường anh anh đi, đường chị chị bước sau thời gian ngắn chung sống, cũng là kết quả của 3 năm yêu thương mặn nồng là không có cách gì cứu vãn nổi.

Tình già sâu sắc, hôn nhân nhạt nhòa


Quyết định ly hôn vội vã sau bao năm yêu thương gắn bó những tưởng chỉ có ở tuổi trẻ bồng bột, ấy vậy nhưng ở vào cái tuổi đã qua bên kia dốc cuộc đời, vẫn có những cặp vợ chồng dắt díu nhau ra tòa sau thời gian chung sống vì vỡ mộng hôn nhân.

Trong phiên tòa phúc thẩm ly hôn xử vào một ngày cuối tháng 6 năm 2011 tại TAND tỉnh Nghệ An do chị Nguyễn Thị Thanh làm chủ tọa, hai vợ chồng kéo nhau ra tòa ly hôn là cụ ông, cụ bà tóc đã bạc. Tại tòa, họ tỏ ra bối rối khi nhìn mặt mọi người, và mong được kết thúc phiên tòa càng nhanh càng tốt. Sau khi tìm hiểu, chị Thanh mới hay hoàn cảnh của họ cũng thật đáng cảm thông.

Cụ ông là Nguyễn Quá, năm nay đã 72 tuổi còn cụ bà Nguyễn Thị Tươi, 69 tuổi đều trú tại một xã miền biển của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Điều đáng nói là hai người vừa mới đăng ký kết hôn, hợp thức hóa quan hệ vợ chồng chưa kịp ráo mực thì đã xảy ra cơ sự. Nguyên trước đây, hai người là hàng xóm thân thiết của nhau, đùng một cái cụ Quá mất vợ, còn bà Tươi mất chồng. Họ xa con cái, lại sống gần nhau nên tình già nảy nở theo thời gian, rồi họ về với ở nhau để tiện bề chăm sóc đã được gần chục năm..

Mới đây, đầu năm 2011, vì có liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng nên xã đã khuyên họ đăng ký kết hôn và hai ông bà làm thật. Bỗng dưng có một khoản tiền lớn trong tay, con ông, con bà mất tích đâu bỗng dưng ùa về. Trong cơn bão ấy, cả ông Quá lẫn bà Tươi bị lung lay, tình cảm chục năm yêu thương gắn bó bỗng dưng bị tiền làm cho lóa mắt.

Vậy là dắt díu nhau ra tòa, chấp nhận sự đổ vỡ. Lúc bước chân ra khỏi cổng tòa án, ông Quá còn quay lại nhìn bà Tươi, tự hỏi trở về rồi không biết có trở lại được như ngày xưa, không tiền bạc, chỉ có hai thân già chăm bẵm nhau như hai người tình đang trong giai đoạn yêu đương đắm đuối?. tin là sẽ bay sang Hàn để gặp nhau. Chưa kịp mừng vì chuyến viếng thăm bất ngờ thì ngay lúc vừa giáp mặt, cô vợ trẻ đã chìa ra lá đơn ly dị sau khi tuôn một tràng lý do chán chồng, hôn nhân… không tình yêu, không sống được cảnh có chồng mà đêm đêm phòng không đơn chiếc...

Níu kéo không thành, Lâm đành ký vào đơn ly hôn. Anh không về nước, cũng không màng đến chuyện phân chia tài sản. 7 năm yêu nhau, 3 năm sống như vợ chồng với nhau, bỗng chốc tan như bong bóng xà phòng sau đúng 210 ngày chính thức là chồng vợ, hai người đường ai nấy đi, ráo hoảnh như không hề có chuyện xảy ra.




Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ