Tá hỏa phát hiện chồng là gay sau cưới
Có những người phụ nữ rơi vào nghịch cảnh: Lấy chồng, có bầu, có con rồi mới phát hiện ra chồng mình là … gay chính hiệu!
Có nhiều người phụ nữ chia sẻ đã rất sốc, đau khổ vì phát hiện chồng mình là gay sau một thời gian dài chung sống.

Ngay cả khi con đã hơn 1 tuổi, nhu cầu tình dục của chồng chị H. (với chị) gần như không có, dù chị đã hồi phục như thời chưa sinh con.
Mọi tin nhắn đã được xóa nhưng còn duy nhất 1 tin chưa kịp đọc (do gửi lúc chồng chị đã ngủ).
Chị đã mạnh dạn đọc trộm tin nhắn này và phát hiện những lời đầy nồng nàn, yêu thương. Nhưng lạ nhất là người gửi tin nhắn gọi chồng chị là “em”. Bị kích thích vì tò mò, chị liền gọi điện thử và đầu dây bên kia vang lên một giọng nam ngọt xớt: “Anh đây. Em yêu vẫn chưa ngủ à?”. “Kể từ lúc đó, tôi nhận ra chồng là gay”, chị nói.
Người đàn ông là gay thường không cố ý để lộ bí mật này. Và theo nghiên cứu, hầu hết họ đều bị phát hiện bởi những người thân thích trong gia đình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Cứ gần vợ là “xìu”
Nghiên cứu của SHAPC cho thấy, rất nhiều người thanh niên là gay nhưng do sợ bị kì thị nên họ không dám thổ lộ điều gì (trừ những người là “bóng lộ”, không thể che giấu). Vì thế, họ chịu áp lực lớn từ gia đình trong việc lấy vợ sinh con, thậm chí, có không ít người còn lấy vợ và sinh con để làm “bình phong” an toàn, che giấu sự thật trước tất cả mọi người.
Dù vậy, họ vẫn không thể che giấu bản năng của mình. Một người đàn ông 34 tuổi, là gay, sống tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi phát hiện mình là gay năm 22 tuổi. Gia đình tôi cũng biết chuyện đó và họ bắt tôi lấy vợ. Khi lấy vợ, chúng tôi vẫn có thể quan hệ bình thường, rồi tôi có con. Nhưng vợ là người đàn bà đầu tiên và cuối cùng. Tôi quan hệ với vợ rất ít, chủ yếu tôi phải tìm người cùng giới bên ngoài để giải tỏa”.
Chuyện “phải lấy phụ nữ” trở thành bi kịch của những người đàn ông gay, bởi không phải lúc nào mọi chuyện cũng được suôn sẻ. Một nam đồng tính 30 tuổi tại Hà Nội cho các chuyên gia nghiên cứu biết, anh “không thể thay đổi được sở thích đồng tính'.
“Tôi đã vài lần “thử” nhưng không được. Bố tôi đã gần 80 tuổi và tôi cũng muốn lấy vợ cho bố yên tâm. Cuối cùng tôi cũng có bạn gái, nhưng một tháng sau cô ấy bỏ đi. Vì mỗi lần gần gũi bạn gái là hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” lại xuất hiện. Tôi đau khổ lắm nhưng chẳng biết làm thế nào” - anh tâm sự.
Trăm mối tơ vò
Việc phát hiện chồng là gay trở thành nỗi ám ảnh của những người phụ nữ này. Phản ứng phổ biến của họ là muốn chia tay. Nhưng với những người mới cưới và chưa có con thì lựa chọn này trở nên dễ dàng. Còn với những người đang mang thai, hoặc đã có con, thì không ít người phải trăn trở, dằn vặt về cách giải quyết.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến xã hội còn kì thị người đồng tính (ở mức độ lớn) là vì họ chưa có đủ kiến thức hoặc tiếp cận với những kiến thức chưa chính xác về đồng tính nam. Hiện nay, quan niệm phổ biến về gay là bệnh hoạn, bất thường, vv… Bản thân người đồng tính cũng tự kì thị họ, tiếp đến là những người thân trong gia đình.
Vì thế, tình trạng hôn nhân của những người đồng tính hiện nay rất bấp bênh. Trong tổng số 200 người đồng tính tại Hà Nội, có tới 87% còn độc thân, 8% đang có và chung sống với vợ, 2% đã ly hôn, 2% đã kết hôn nhưng ly thân.
Người đồng tính khó tiếp cận các dịch vụ xã hội
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng sự kì thị của gia đình và cộng đồng đối với người đồng tính nam đã làm cho cuộc sống của họ (đặc biệt là những người bóng lộ) gặp khó khăn về nhiều mặt, có thể gây ra những hệ quả xấu cho bản thân họ hoặc cho cả cộng đồng.
Nhiều người đồng tính nam đã phản ứng tiêu cực khi đối diện với sự kì thị của cộng đồng.
Họ có thể bỏ học, bỏ nhà đi, chuyển ra sống riêng, thậm chí tự tử. Nhiều người rời xa gia đình và không có việc làm ổn định, không được tham gia vào các họat động cộng đồng một cách công khai, đàng hoàng, thậm chí không dám đi khám chữa bệnh (với người bóng lộ).
Nhãn: Gia đình
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ