Quần áo

Quần áo

1 thg 8, 2011

Nuôi thú cưng, coi chừng rước bệnh vào thân

Ðời sống kinh tế phát triển khiến ngày càng có nhiều người thích nuôi các loại "thú cưng" như chó, mèo... Cho chó/mèo ngủ chung giường, bồng bế hôn hít chó/mèo… là những thói quen có thể dẫn đến việc mắc phải bệnh giun đũa chó/mèo với nhiều biểu hiện nặng mà ít ai ngờ đến... PHÒNG BỆNH hơn CHỮA BỆNH, nên chăng?.

TRẺ EM: ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ MẮC BỆNH NHẤT

Theo tiến sĩ – BS Trần Thị Hồng, chủ nhiệm bộ môn ký sinh - vi nấm Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM: tác nhân gây bệnh ở đây là giun đũa chó (toxocara canis) sống ký sinh trong ruột súc vật. Trứng thải theo phân chó/mèo ra ngoài, sau một thời gian phát triển thành ấu trùng. Bằng cách nào đó ấu trùng chui vào dạ dày người, ấu trùng đi qua thành ruột non vào máu, đến nhiều cơ quan trong người (tim, gan, phổi, não, mắt…) hoặc đến da và gây bệnh.

Nghịch đất cát, có thói quen đưa tay lên miệng, ngậm liếm đồ chơi, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất (bắn bi, bán đồ hàng, bồng bế chó/mèo)… là những hành vi nguy cơ để trẻ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng toxocara canis vào người. Qua nghiên cứu, trẻ từ gia đình nghèo và học vấn của cha mẹ thấp dễ nhiễm bệnh hơn trẻ từ gia đình có tình trạng kinh tế và học vấn của cha mẹ cao; trẻ ở nông thôn dễ nhiễm hơn trẻ thành thị.

Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở độ tuổi lao động, ở người có trình độ học vấn và kinh tế thấp, có hành vi tiếp xúc với đất (làm ruộng vườn…), vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó/mèo và người ở nông thôn. Một điều tra tỷ lệ nhiễm toxocara canis trong cộng đồng dân cư xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM - nơi người dân thường thả rông chó, mèo - đã cho thấy: số người mắc bệnh lên tới 38,4%.

PHÒNG NGỪA LÀ CHÍNH

Theo tiến sĩ Hồng: để phòng bệnh, chó/mèo cần được xổ giun định kỳ (ít nhất 2 lần/năm - mùa xuân và mùa thu - cho súc vật lớn và mỗi 3 tháng cho súc vật nhỏ).

Không cho trẻ bồng bế chó/mèo và chơi chung với chúng. Trẻ cần rửa tay sạch sau khi chơi đùa với đất cát, vuốt ve chó/mèo lạ và trước khi ăn.

Nếu nuôi chó/mèo, cần dạy cho chúng phóng uế ở nơi trẻ con ít khi lui tới. Rửa kỹ rau sống và trái cây trước khi ăn.

1.001 BỆNH LÝ KHÁC NHAU

Tiến sĩ – BS Trần Thị Hồng cho biết: 2 hội chứng thường gặp ở trẻ em là HỘI CHỨNG ẤU TRÙNG DI CHUYỂN NỘI TẠNG và HỘI CHỨNG ẤU TRÙNG DI CHUYỂN Ở MẮT:

Ở hội chứng đầu tiên, trẻ có những biểu hiện thần kinh như đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi thậm chí yếu liệt. Ở da, thường gặp nhất là xuất huyết, sưng phù một vùng da. Về hô hấp, trẻ có thể ho kéo dài, không đáp ứng với những điều trị thông thường. Về tiêu hóa, trẻ đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lách to. Biểu hiện ở thận là hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp. Ngoài ra, trẻ thường gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.

Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt: bệnh nhân có biểu hiện mờ mắt, giảm thị lực, khám tại chỗ thấy có viêm màng bồ đào. Do bệnh thường không được phát hiện sớm, nên khi đến bệnh viện thường trễ, ấu trùng ăn hư một bên mắt làm trẻ mất thị lực một bên (bệnh hiếm khi xảy ra ở hai mắt). Ở người lớn, bệnh ở mắt rất hiếm, chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.

Chẩn đoán bệnh thường dựa vào test huyết thanh chẩn đoán với mẫu máu ngoại vi. Ðối với bệnh ở mắt, người ta còn có thể xét nghiệm dịch trong mắt để có kết quả chính xác hơn.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ