Quần áo

Quần áo

20 thg 8, 2011

3 kiểu mẹ chồng “quái chiêu”

Mẹ chồng đa nghi, mẹ chồng quá yêu thương con trai mình hay thích làm tổng chỉ huy đều là nỗi ám ảnh khiến các nàng dâu... khiếp vía.



1. Mẹ chồng đa nghi

Không bao giờ đồng tình với con dâu và luôn có ý định xem xét lại tất cả những câu nói của con dâu, đó là biểu hiện của mẹ chồng đa nghi.

Những bà mẹ chồng đa nghi thường luôn tưởng tượng ra một tình huống nào đó và cho rằng con dâu đang nói dối mình. Chính vì vậy, bà sẽ tìm mọi cách để “do thám”con dâu.

Như trường hợp của chị Dung (Q. Ba Đình, Hà Nội) luôn bị mẹ chồng nói bóng gió rằng đứa cháu trai kia không phải là cháu nội của bà. Chị Dung nhiều lần nhẫn nhịn nhưng rồi cũng bùng nổ khi nghe mẹ chồng nhỏ to với chồng mình rằng nên “đưa thằng bé đi xét nghiệm AND, trông nó chẳng có gì là giống con cả, khéo rồi lại nuôi ong tay áo”.

Biết chuyện, chị Dung giận tím mặt, nằng nặc lôi đứa con trai 3 tuổi của mình đi xét nghiệm và... hả hê khi “trình” ra trước mặt mẹ chồng “bằng chứng” về đứa cháu nội máu mủ ruột già của bà.

Sau lần đó, mẹ chồng có vẻ bớt đa nghi hơn nhiều.

2. Mẹ chồng giữ khư khư con trai cho riêng mình

Vì quá yêu thương con trai nên một số bà mẹ chồng khó lòng chấp nhận phải “chia sẻ” cục vàng của bà với bất kỳ người phụ nữ nào khác.

Với Duyên, vì mẹ chồng quá “cưng” con trai mà vợ chồng cô phải chịu cảnh “ly tán”. Duyên tâm sự: “Mình lấy chồng mà cũng như không. Lúc ăn, mẹ chồng mình cũng muốn ngồi cạnh con trai. Lúc xem tivi, mình cũng bị mẹ chồng tranh mất ghế. Khó chịu là những hôm mưa bão, mẹ chồng mình lại lọc cọc gõ cửa, đòi con trai xuống nhà ngủ cùng, vì bà lý luận rằng, anh ấy vốn sợ sấm sét từ nhỏ”.

Việc mẹ chồng yêu con trai thái quá cũng có nguyên nhân. Chồng Duyên là con trai độc trong nhà nên mọi tình thương mẹ chồng cô đều dành cho con. “Có buổi cuối tuần, hai vợ chồng mình xin phép mẹ ra ngoài ăn là bà than đau đầu, mệt mỏi hoặc thỉnh thoảng bà... lăn đùng ra ốm. Tiếp đến, bà sẽ tìm đủ mọi tội lỗi của mình như lau nhà chưa sạch, mạng nhện vương trên trần mà chưa quét để vợ chồng mình phải ở nhà” - Duyên cho biết.

Tình yêu của mẹ chồng cô dành cho con trai luôn mang đậm tính chất sở hữu. Bà không muốn cậu “con cưng” chia sẻ tình cảm cho người khác, dù đó là vợ.

Vậy nên, những lúc vợ chồng thân mật, mẹ chồng có thể cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và sinh kiểu chán ghét con dâu. Điều này lý giải vì sao tình cảm mẹ chồng dành cho con dâu theo kiểu lên dốc, xuống dốc - lúc thì rất dễ tính, lúc lại lại khó chịu một cách vô cớ.

Sẽ vô cùng khó khăn khi người chồng đồng tình với quan điểm của mẹ mình hoặc im lặng, không động viên vợ. Lúc ấy, người vợ sẽ phải chật vật một mình trên một chiến hào. Những nỗi ức chế được tích tụ, dần dần sẽ khiến người vợ nảy sinh tâm lý chán nản, suy giảm tình yêu dành cho chồng và có thể hạnh phúc gia đình sẽ đứng bên bờ vực thẳm.

3. Mẹ chồng thích làm tổng chỉ huy

Mọi việc trong nhà, từ lớn đến bé, từ quan trọng đến không quan trọng đều nhất nhất phải theo ý mẹ chồng. Nếu chẳng may con dâu có góp ý thì y như rằng bị mẹ chồng quy cho cái tội “cãi láo”.

Không ít lần Hương bị mẹ chồng lườm cho cháy lông mày và quy vào tội “tôi còn sống sờ sờ thế này mà chị đã không coi ra gì rồi” chỉ vì dám đưa ra ý kiến trong việc mua đồ ngày Tết.

Mẹ chồng Hương là người kỹ tính, bà luôn soi xét mọi chuyện trong nhà như dùng loại nước mắm gì, khăn trải bàn màu nào. Nếu sai ý mẹ chồng thì y như rằng Hương không được yên thân. Lâu dần, biết tính mẹ chồng, Hương đành chịu phận làm cái bóng trong nhà dù một nửa tiền xây ngôi nhà này là của cô “đóng góp”.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ