Quần áo

Quần áo

29 thg 10, 2010

Hành trình chuyển giới đầy nước mắt

Sinh ra là một chàng trai và... chị cũng đã cố gắng sống như một chàng trai nhưng không thể.
Bi kịch "thân sâu hồn bướm" đã khiến chị lay lắt, quằn quại giữa cuộc đời như một con thú bị muôn vàn vết thương. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đã đến, chị quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những gì đã có, một mình khăn gói sang Thái Lan để thay đổi giới tính. Cuộc phẫu thuật chuyển giới đã giúp chị được là phụ nữ và có được một tấm chồng mà cả cuộc đời chị không bao giờ dám nghĩ tới - đó là câu chuyện cuộc đời của Lê Duy - chuyên gia trang điểm của Hoa hậu Mai Phương Thúy.

Chúng tôi hẹn gặp nhau ở một quán cà phê trên đường Tô Hiến Thành (Hà Nội) vào giữa trưa. Lúc tôi đến chị đã ngồi đó tự bao giờ...
Ấn tượng đầu tiên chị khiến tôi phải ngỡ ngàng, không thể tin, vì chị quá xinh đẹp và dịu dàng. Gương mặt thanh tú, hài hòa cộng với một dáng người thon gọn, đầy nữ tính... chẳng khác gì những người phụ nữ bình thường mà tôi từng gặp. Sau mấy ngụm cà phê, chị cất lời tâm sự về cuộc đời. Câu chuyện dài nhiều lúc bị ngắt lại bởi những tiếc nấc nghẹn ngào và những giọt nước mắt của chị.

Mai Phương Thúy, Ngọc Hân đều đã nhờ bàn tay "phù thủy" của chị phù phép, trang điểm.
Những đêm dài vật vã

Chị kể, tên thật của chị là Nguyễn Trường Duy nhưng nghệ danh của chị là Lê Duy. Cái tên Lê Duy bắt đầu xuất hiện khi chị tham gia làng giải trí dưới vai trò ca sĩ. Nhiều người từng khuyên chị nên đổi tên Lê Duy thành một cái tên gì đó nữ tính hơn, khi giờ đây chị đã là phụ nữ nhưng chị không muốn đổi vì đó là một kỷ niệm. Quan trọng hơn, người chồng hiện tại của chị không muốn chị đổi bởi anh nói rằng: "Dù em có đổi tên, thay họ thì em vẫn là em".
Sinh ra trong một gia đình có tới 5 anh em đều là con trai, ngay từ nhỏ chị đã cảm nhận được những khác thường trong tâm hồn mình. Thế nhưng, vì gia đình chị theo đạo, rất nghiêm khắc và nề nếp nên chị luôn phải cố gắng sống như một "thằng con trai đích thực". Năm 18 tuổi, sau khi học xong phổ thông, chị khăn gói từ Tây Ninh lên TP HCM bắt đầu một cuộc sống tự lập.
Cái bi kịch "thân sâu hồn bướm" đã khiến chị sống lay lắt, quằn quại giữa cuộc đời như một con thú bị muôn vàn vết thương. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đã đến, chị quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những gì đã có, một mình khăn gói sang Thái Lan để thay đổi cuộc đời. Cuộc phẫu thuật chuyển giới đã giúp chị được là phụ nữ và có được một tấm chồng mà cả cuộc đời chị không bao giờ dám nghĩ tới."Hồi đó, dù sống trong gia đình nhưng tôi cứ như một kẻ bị lạc giữa đảo hoang. Cho nên trong đầu tôi lúc nào cũng mong muốn được thoát ra khỏi cảnh sống đó. Tôi cần một cuộc sống tự do để được sống đúng với con người thật của mình, không đóng kịch, không che đậy, không phải nhìn ánh mắt buồn đầy lo lắng của má và cũng không phải nghe những tiếng cười đầy chua chát của ba..." - Lê Duy giàn giụa dụa nước mắt.
Vốn đam mê ca hát nên những ngày đầu mới đặt chân đến TP HCM chị tham gia ngay khóa học hát ở một Trung tâm đào tạo thanh nhạc tư nhân. Được một thời gian sau thì chị đã có các sô diễn ở nhà hàng, quán bar... Rồi chị gia nhập vào đoàn ca nhạc "Sao Đêm", thường xuyên được đi diễn chung với các ngôi sao nổi tiếng thời đó như: Bảo Yến, Kim Khánh...

Cuộc sống cứ thế nổi trôi với bao sự thăng trầm. Càng ngày chị càng có được nhiều niềm vui và tiếng cười hơn nhưng bi kịch của người mang giới tính thứ ba cũng mỗi lúc một thấm thía hơn. Rất nhiều người đàn ông đã tìm đến với chị nhưng rồi cũng nhanh chóng rời bỏ chị. Chị vẫn trơ trọi giữa cuộc đời với muôn vàn nỗi đau thầm kín dù hằng đêm vẫn cất lời ca và nhảy nhót dưới ánh đèn lung linh muôn sắc, mua vui cho thiên hạ.
Lê Duy trước ngày chuyển đổi thành phụ nữ.
Bước đi như định mệnh
Dù mới chỉ đi hát được một thời gian nhưng thời đó tên tuổi Lê Duy đã được nhiều người biết đến như một "hiện tượng" của dòng nhạc “sến”. Chị bắt đầu có nhiều sô diễn hơn ở các sân khấu chuyên nghiệp và thậm chí là được mời sang nước ngoài biểu diễn.
Trong một lần trang điểm để chuẩn bị bước lên sân khấu, diễn viên - ca sĩ Kim Khánh nhìn thấy chị chỉ có mấy món đồ ít ỏi nhưng trang điểm rất có nghề nên đã khuyên chị nên chuyển sang nghề này cho đỡ cực. Ngay từ lúc đó, trong đầu chị đã lóe lên suy nghĩ "chắc chỉ có nghề này mới giúp mình thay đổi được cuộc đời". Sau đó không lâu, chuyến bay sô đầu tiên sang Mỹ để biểu diễn không thành cộng với một biến cố lớn trong gia đình đã khiến chị quyết định dứt bỏ nghiệp cầm ca để chuyển sang làm trang điểm.
"Trong những lần ra biểu diễn ở Hà Nội không hiểu sao tôi yêu mảnh đất này đến lạ, cứ như kiếp trước tôi mắc nợ nơi đây. Bởi vậy, khi học xong nghề trang điểm, quyết định phải rời xa Sài Gòn - nơi có quá nhiều đau thương, đắng cay. Tôi đã nghĩ ngay đến Hà Nội. Ấy thế nhưng khi xách vali lên tàu trong đầu tôi vẫn mông lung lắm vì không biết ra Hà Nội sẽ sống bằng cách nào khi trong tay không có gì ngoài hộp trang điểm và một ít tiền..." - Lê Duy chia sẻ.
Ngày mới ra, chị đầu quân cho một cửa hàng áo cưới khá có tiếng ở Phố Huế (Hà Nội). Thời đó, nghệ thuật trang điểm cô dâu áo cưới ở Hà Nội dù khá phổ biến nhưng vẫn chưa thực sự phát triển nên sự xuất hiện của Lê Duy đã tạo thành một hiện tượng ở mảnh đất này. Tên tuổi của chị lại nhanh chóng nổi như cồn, các tiệm áo cưới ra sức giành Lê Duy về tiệm mình để hút khách.

Ở đây, chị cũng nhanh chóng có được một vài mối tình với một vài chàng trai Hà Thành nhưng tất cả cũng "yểu mệnh" như những mối tình đã qua. Chính điều đó đã khiến tâm hồn chị thêm tổn thương và khát khao được làm phụ nữ trỗi dậy như một ngọn lửa không thể dập tắt nổi. Chị quyết định dứt bỏ sự nghiệp đang lên ở Hà Nội, xuống Hải Phòng, cùng một người bạn mở một tiệm áo cưới nho nhỏ để có thời gian tiêm hormone.
"Vào năm 2004, các loại hormone giúp quá trình chuyển giới được thuận lợi bán khá nhiều ở trong và ngoài nước. Thời đó, mỗi tháng tôi lại gửi nhờ một người bạn mua hộ hormone từ Thái Lan về để tiêm. Sau 1 năm tiêm hormone tôi dường như thay đổi rất nhiều. Gương mặt tròn hơn, da mỏng và mềm hơn, các bắp tay và bắp chân cũng bỗng dưng biến mất. Đặc biệt, râu và lông cũng tự nhiên rụng và không mọc lại nữa..." - Lê Duy kể.
Một năm đợi chờ chẳng khác gì một năm thai nghén. Hàng ngày chị giấu mình trong phòng trọ, không dám ló mặt ra ngoài vì mặc cảm. Những thay đổi, trên cơ thể càng ngày càng rõ rệt hơn cũng là lúc chị quyết định qua Thái Lan để thay đổi mình.


Lê Duy (phải) hạnh phúc bên người chồng hiện tại.

Ngày ra đi chị chỉ có một mình. Mấy người bạn tiễn ra sân bay cứ khuyên chị quay trở lại chờ họ thu xếp thời gian sẽ đi cùng nhưng chị vẫn quyết tâm đi. Đi mà trong lòng đầy lo sợ bởi quá trình chuyển giới rất đau đớn, nếu không có người chăm sóc sẽ cực kỳ khó khăn.
Lê Duy nấc nghẹn kể: "Lúc đó tôi không có gì ngoài một ít tiền và tấm card ghi địa chỉ của bệnh viện mà bạn tôi đã từng đến đây chuyển đổi đưa cho. Tiếng Anh tôi cũng chỉ lõm bõm vài câu chứ không nói được nhiều, còn tiếng Thái thì tuyệt nhiên không biết gì hết. Vừa bước chân đến Thái Lan tôi gặp ngay một người bạn đồng hương, anh đưa bà con qua đây phẫu thuật thẩm mỹ. Khi nghe tôi nói tôi qua đây để chuyển giới anh trố mắt ngạc nhiên rồi bảo tôi trở về Việt Nam, đừng đánh đu mạng sống như thế. Nhưng tôi đã quyết tâm rồi, dù chết tôi cũng chết trong hình hài của một người phụ nữ. Người bạn đồng hương lúc đó thương tình đã ở lại với tôi 6 hôm rồi lại về Mỹ".
Theo chỉ định của bác sĩ, sau một tuần nghỉ ngơi an dưỡng chị được tiến hành phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật của chị chỉ kéo dài 4 tiếng. Khi tỉnh dậy chị mới cảm nhận hết nỗi đau đớn khôn cùng khắp toàn thân dường như chỗ nào cũng như đang có vết dao cứa, chỉ một cử động nhẹ là máu ở những vết thương lại ứa ra. Nằm trên giường bệnh chị chỉ ước giá mình được chết. Chỉ có cái chết mới giúp chị giải thoát khỏi sự đau đớn mà chưa bao giờ chị phải trải qua này.
Được 3 ngày thì bác sĩ cho chị về khách sạn vì bệnh viện quá tải, không đủ giường bệnh cho bệnh nhân. Những ngày trong khách sạn, dù đau đớn nhưng vì không có ai chăm sóc nên chị phải uống sữa cầm hơi. Hàng ngày, chị phải lom khom, đi mà như "trườn" qua bệnh viện, cách đó khoảng 200m để bác sĩ kiểm tra vết thương và tiêm thuốc. Thức ăn chủ yếu của chị trong những ngày đó là sữa và bánh mì, thi thoảng mới nhờ được nhân viên khách sạn mua hộ cho tô cháo hoặc bát bún.
Một tháng rưỡi trôi qua đằng đẵng như một thế kỷ. Chị quyết định xách vali về Việt Nam khi nỗi đau đớn thể xác đã vơi bớt. Vui trong hình hài một người phụ nữ nhưng lòng chị vẫn còn rất nhiều nỗi đau. Cuối cùng chị cũng được làm phụ nữ, đúng như khát khao, mong ước bấy lâu. Cuộc đời chị cũng bước sang một trang mới.

Hà Tùng Long

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ