Quần áo

Quần áo

5 thg 11, 2009

Cư xử với trẻ - Làm sao dạy con cái chế ngự sự tức giận?


Một trong “ba cơn bệnh trầm kha” hành hạ giới thanh thiếu niên của thế kỷ 21, đó là sự tức giận. Hai thứ còn lại là trầm uất và đau về thể xác và tinh thần (pain). Nhưng có khi ba thứ này buộc chặt vào nhau và cái này có thể làm nẩy bật cái kia.

Từ lâu người ta biết tình trạng trầm uất kéo dài là nguồn nuôi tức giận chỉ chờ có dịp bùng phát. Dĩ nhiên sau khi bão tố tưc giận đi qua thì nỗi buồn kéo đến và trầm uất lại xuất hiện.

Hara E. Marano, một cây viết trên nguyệt san Psychology Today, cho hay là “tức giận là sức mạnh động viên khiến con người có hành động dữ dội, nhưng có hành động tốt và hành động xấu và cần phải phân biệt hai thứ này”.

Tức giận không bao giờ là cơn gió nhẹ nhàng. Ngực là nơi chúng ta cảm nhận sự tức giận, vì thế mới có câu “tức nghẹn lại”. Mặt cũng nhận được tín hiệu vì “mặt nóng bừng lên”

Vì thế điều dễ hiểu là cơ thể phải tìm cách tống khứ ra ngoài các tác hại tàn phá cơ thể, cho nên ta mới thấy người boss phải “dũa” nhân viên và nhân viên trút cơn phẫn nộ lên vợ con và thằng bé thì …đá con chó cho đỡ tức!

Tức giận cũng có thể làm nẩy sinh tình cảm tội nghiệp cho bản thân (self-pity), vì không sao rũ bỏ được tàn dư tức giận mà tàn dư loạì này bao giờ cũng có hại cho thân tâm.

Có một số kỹ thuật chúng ta có thể dạy con em, nhất là các thanh thiếu niên, biết chế ngự và giaỉ tỏa tức giận:

1. Đầu tiên là phải nhận dạng ra sự tức giận.
Có những nền văn minh xem tức giận là điều cấm kỵ trong giao tiếp xã hội, nên có khi con cái không nhận ra nó. Cần biết thẳng thừng là mình đang bị tức giận để dễ có cách đối phó.

2. Xem tức giận như một dấu hiệu, nhưng không cần phải lẩn tránh nó, nhất là cố gắng đè nén. Chỉ cần ý thức tức giận “như là một dấu hiệu báo động có cái gì đó bên trong cần chúng ta phải lưu tâm”

3. Cần tỉnh táo biết mình tức giận về cái gì.
Cái mà các nhà tâm lý gọi là tinh trạng “thiếu hụt, khiếm khuyết”(deficiency) khi chúng ta là đối tượng của cơn giận. Không ai tự tin được khi bị người khác quát tháo. Vì thế khi muốn “trả đũa”(vì giận dữ sẽ sinh ra giận dữ) ta cần tỉnh táo nhìn sâu bên trong nguyên do hành động của người khác và của mình

4. Trong trường hợp bị rầy oan, người trẻ nên tìm cách “đối thoại với chính mình”. Trước hết cứ chấp nhận cơn giận dữ đi, đừng phản ứng. Đừng có thành kiến và phản ứng theo thành kiến

Khi người trẻ cứ tin là mình bị bất công liên tục thì giận dữ sẽ xảy đến liên tục. Cần chấp nhận cuộc đời với tất cả phi lý của nó. Cứ tự nhủ “cái này không đáng cho mình giận, thậm chí bận tâm”.

Cảm nhận như thế còn là bài học của lòng vị tha và tính kiên nhẫn. Khi bước vào đời, một thanh niên có hai đức tính này bao giờ cũng được quý trọng. Dẹp bỏ sân hận là để dọn minh để yêu đời và yêu người…

Nguồn: www.calitoday.com




Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ