Quần áo

Quần áo

10 thg 10, 2009

Giới trẻ - Đừng vội gọi Chi là “hot girl”

Học năm thứ hai ở Trường ĐH Huflit (TPHCM), nhưng hằng tháng, Chi kiếm được trên chục triệu đồng từ những “sô” dẫn chương trình. Nhưng khi nghe mọi người gọi mình là “hot girl”, Chi giật bắn, lắc đầu liền: “Đừng gọi mình như thế!”.



Theo Quỳnh Chi thì đánh giá bản thân là điều cần thiết, nó khác hẳn với khoe khoang

Đường đi có nhiều ngã rẽ

Những năm học cấp hai, Quỳnh Chi học chuyên Toán, nhưng lại đạt giải học sinh giỏi môn Sinh. Vào trường THPT Gia Định, Chi học chuyên Văn nhưng lựa chọn thi đại học ngành Ngoại ngữ. Vào đại học một năm, Chi nhận thấy chuyên ngành tiếng Nhật mình đang học không bổ trợ nhiều cho sở thích làm MC, quan hệ công chúng…

Thế là cô chuyển từ ngành Đông Phương học sang ngành Quan hệ Quốc tế để đầu tư vốn tiếng Anh. Chi nói, chấp nhận mất một năm còn hơn để rồi tương lai phải hối hận. Khi còn trẻ, ai cũng có những ngộ nhận trong lựa chọn. Nhưng quan trọng là biết tỉnh táo nhận ra và sửa chữa để đi đúng đường.

Sau này, Chi muốn làm người dẫn chương trình. Nhưng cô biết nghề này tuổi thọ cũng không dài. Thế nên, Chi quyết dành dụm tiền từ bây giờ để mở quán cà phê, vì mê không gian đẹp. Nếu ham kiếm tiền, sẽ không thể thấy ngay tác hại…

Chi đến với nghề dẫn chương trình và kiếm được thù lao từ năm học lớp 11. Hiện nay, các chương trình tuổi teen mời Chi tham gia rất nhiều.
Những năm học cấp hai, Quỳnh Chi học chuyên Toán, nhưng lại đạt giải học sinh giỏi môn Sinh. Vào trường THPT Gia Định, Chi học chuyên Văn nhưng lựa chọn thi đại học ngành Ngoại ngữ. Vào đại học một năm, Chi nhận thấy chuyên ngành tiếng Nhật mình đang học không bổ trợ nhiều cho sở thích làm MC, quan hệ công chúng… Thế là cô chuyển từ ngành Đông Phương học sang ngành Quan hệ Quốc tế để đầu tư vốn tiếng Anh. Chi nói, chấp nhận mất một năm còn hơn để rồi tương lai phải hối hận. Khi còn trẻ, ai cũng có những ngộ nhận trong lựa chọn. Nhưng quan trọng là biết tỉnh táo nhận ra và sửa chữa để đi đúng đường. Sau này, Chi muốn làm người dẫn chương trình. Nhưng cô biết nghề này tuổi thọ cũng không dài. Thế nên, Chi quyết dành dụm tiền từ bây giờ để mở quán cà phê, vì mê không gian đẹp. Nếu ham kiếm tiền, sẽ không thể thấy ngay tác hại…
Chi đến với nghề dẫn chương trình và kiếm được thù lao từ năm học lớp 11. Hiện nay, các chương trình tuổi teen mời Chi tham gia rất nhiều.



Nhưng cô chọn lọc kỹ để việc làm thêm không ảnh hưởng giờ học trên giảng đường. Chi chỉ lựa chọn những chương trình mà mình thích. Chi thành thật: “Ôm đồm nhiều chương trình thì kiếm thêm được chút đỉnh, nhưng tác hại ngay bây giờ chưa thấy đâu mà phải vài năm nữa. Ra trường sẽ hối hận lắm vì kiến thức thiếu hụt!”.

Tôi hỏi nếu trong giờ học, giám đốc đài truyền hình bất ngờ gọi đi quay chương trình, Chi có bỏ học không? Suy nghĩ mười giây, Chi trả lời: “Chỉ có công việc cần kíp hoặc không cần kíp, chứ ai gọi không quan trọng!”. Chi xác định đến giảng đường là toàn tâm toàn ý cho việc học. Vì vậy, những cái nhìn, nhận xét hiếu kỳ không bao giờ làm cô rối trí.

Tôi sẽ nhận mình giỏi nếu tôi thực sự giỏi

Điểm mạnh của Chi là tự tin và điểm yếu của cô cũng là tự tin (thái quá). Nhiều cuộc thi Chi tham gia, chỉ vì quá tự tin vào tài ứng đối của mình mà bị loại đáng tiếc. Bởi vậy, Chi rút ra kinh nghiệm: Đánh giá đúng bản thân mình là cần thiết nhất. Chi không quan niệm phải khiêm tốn bằng mọi giá. Chứng minh được khả năng của mình bằng công việc thì khác hẳn với khoe khoang.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ