Quần áo

Quần áo

13 thg 8, 2011

Tăng lương, niềm vui có trọn vẹn?

Mới có tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh cao nhất là 2 triệu đồng/ tháng. Nghe thì thấy vui đấy nhưng không biết sau khi tăng lương có cái gì tăng lên theo không. Sợ nhất, khi chưa được nhận phần lương cơ bản tăng thêm thì đã có hàng trăm thứ đã với lên một sàn khác rồi.



Ai cũng biết, mỗi lần Nhà nước đề xuất tăng lương là y rằng lần đó công chức và người lao động lại song hành 2 nỗi niềm xem lẫn, vui có mà buồn cũng có. Họ vui vì tiền lương cơ bản tăng nhưng sau đó lại thấy lo lắng vì không biết sau khi lương tăng giá cả có theo đó là đội giá lên không.

Nhìn lại đợt tăng lương gần đây nhất, 1/5/2011 mức lương tăng 100 ngàn đồng/hệ số, tức chỉ khoảng 15% lương cơ bản, trong khi đó, từ nhiều ngày trước thời điểm tăng lương, giá cả hàng hóa đều đã tăng từ 30-80% với lý do được đưa ra rất ngắn gọn nhưng cũng đầy “thuyết phục”: xăng tăng giá, lương tăng lên

Thiết nghĩ, lương tăng thì hay chứ sao, như thế có thể giúp gánh đỡ phần nào chi tiêu trong gia đình, nhưng mối quan hệ giữa lương và giá là không thể tách rời, có thể nói là tỉ lệ thuận với nhau. Hễ lương tăng là giá tăng. Lương tăng 1 thì giá tăng 2, 3. Coi như lương tăng cũng như không, thà lương cứ như cũ để bình ổn giá cả còn hơn. Nó chẳng khác gì một cuộc đua mà chưa đến đích. Trong cuộc đua này, giá bao giờ cũng phi nước đại, nhanh hơn lương gấp bội phần.

Có ý kiến một chuyên gia kinh tế nhận định về đợt tăng lương trước trong năm 2011 thì: Tăng lương là giải pháp an sinh xã hội, là giải pháp cần thiết để vin vào đấy chống chọi với bão giá. Không tăng lương nhưng mà giá vẫn tăng là điều cũng vẫn cứ xảy ra. Khi giá thế giới tăng thì nó vẫn tăng, nhà nước điều chỉnh giá một số mặt hàng khác thì nó vẫn tăng.

Thật ra thì ai cũng biết rằng, khi Nhà Nước đưa ra quyết định tăng lương đều đã phải tính toán và cân nhắc rất nhiều. Nhưng đứng trên phương diện là người dân, là người tiêu dùng thì mối lo về giá không thể nói là không có cơ sở. Vì thế, bất cứ người dân nào cũng hi vọng, Nhà Nước cần có những điều chỉnh đúng đắn và kịp thời để hạn chế được các hệ quả mặt trái và đưa tăng lương trở thành hiện tượng bình thường, chứ không còn là hiện tượng để tăng giá, và là cái cớ để tăng giá.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ