Quần áo

Quần áo

4 thg 5, 2011

Xử lý nghiêm trang phục gây phản cảm

Thời gian qua, khán giả nhiều phen "nhức mắt" với những màn trình diễn phản cảm của một số ca sĩ, người mẫu... đặc biệt có nhiều sao ăn mặc khá "mát mẻ" dẫn tới trường hợp vô tình hay cố ý "lộ hàng". Tuy nhiên phớt lờ sự chỉ trích của dư luận, nhiều ngôi sao vẫn tiếp tục hớ hênh mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

Thúy Uyên với trang phục không thể... kín hơn được nữa


Nhằm xử lý nghiêm với việc diện trang phục phản cảm, trả lại khán giả môi trường "lành mạnh" cho những buổi biểu diễn nghệ thuật mang tính chuyên nghiệp, Bộ VHTTDL vừa qua đã có văn bản số 1193/BVHTTDL-PC gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về vấn đề này.

Văn bản nêu rõ, thời gian vừa qua, một số nghệ sỹ khi biểu diễn trước công chúng đã sử dụng trang phục quá ngắn hoặc quá mỏng, trong quá trình biểu diễn, một số người đã để xảy ra hiện tượng mà báo chí gọi là “lộ hàng”, gây phản cảm và phản ứng trong dư luận xã hội nhưng chưa được xử lý và ngăn chặn kịp thời. Hành vi này đã có những quy định của pháp luật để điều chỉnh, cụ thể là:

Điều 11 và điểm a khoản 2 Điều 10 Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/1/2009 của Chính phủ đã quy định người biểu diễn nghệ thuật không được sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc; Điều 4.4, 4.5 khoản 4 Điều 3 Quy chế Hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định nghiêm cấm người biểu diễn có phục trang, hóa trang trái với thuần phong, mỹ tục, không phù hợp với đặc trưng loại hình nghệ thuật; trang phục hở hang, lộ liễu; Điều c khoản 1, Điều 16 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi “mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam"; Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”; Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để”.

Siêu mẫu Hà Anh và Hiền Thục thi nhau "phơi" nội y.


Để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm nêu trên, Bộ VHTTDL đề nghị các Sở VHTTDL chỉ đạo Thanh tra Sở căn cứ tình hình thực tế để kịp thời xử lý và ngăn ngừa vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật. Khi quyết định xử phạt, cần xem xét tính chất, mức độ vi phạm và các quy định của pháp luật có liên quan để quyết định chính xác, làm lành mạnh hoạt động nghệ thuật biểu diễn, giữ gìn thuần phong mỹ tục dân tộc.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ