Bé 9 tuổi mắc hội chứng... bạo lực
Cô bé Grace Fishwick mắc một hội chứng di truyền hiếm gặp khiến cô bé có thể thay đổi từ một người dễ mến thành một cô bé... bạo lực trong vài giây.
Mỗi ngày, tình trạng trên diễn ra khoảng chục lần và nạn nhân của những cuộc tấn công không ai khác chính là cha mẹ, anh em, thậm chí là cả bản thân cô bé.
Lo sợ những phút tức giận không thể kiềm chế được sẽ khiến Grace tự hại mình, cha mẹ cô bé buộc phải thuê người lót bông khắp bốn bức tường trong căn phòng riêng của cô và thậm chí là cả lò sưởi... để Grace không tự làm mình bị thương.
Bà mẹ đau khổ Lisa (33 tuổi) sống tại vùng Erdington, Birmingham, nước Anh mô tả về tình trạng của con gái họ: "Chỉ phút trước con bé còn đang cười đùa, chơi đồ chơi vui vẻ đã quay sang đánh mọi người và tự hành hạ bản thân mình".Ngoài những phút nổi giận vô cớ, Grace thực sự là một cô bé rất đáng yêu. Grace thích múa hát, yêu mọi thứ thứ màu hồng. Nhưng căn bệnh, mà đôi khi nó tấn công cô bé lên tới 10 lần mỗi ngày, khiến cô bé trở nên "nguy hiểm" với những người khác và buộc phải ở nhà không thể có bạn như những cô bé bình thường.Mỗi lần Grace có biểu hiện phát bệnh, mọi người trong nhà cô bé đều tìm mọi cách làm cho Grace xao lãng cho cơn giận đi qua. Nhưng đôi khi, Grace cũng không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, cô bé lao vào đánh đấm, cắn mọi người trong nhà và thậm chí là tự bứt tóc, hành hạ bản thân mình hay đập đầu vào lò sưởi.
Các anh trai Mike (17 tuổi), Andrew (15 tuổi) và Ben (13 tuổi) lúc nào cũng có những vết bầm tím và nốt răng - hậu quả của những lần cố ngăn cản cô em gái lên cơn. Nhưng khi trở lại bình thường, Grace là một cô bé cực kỳ đáng yêu. Cô bé lại khá khép kín và luôn cảm thấy có lỗi vì làm tổn thương người khác trong lúc không thể kiểm soát được bản thân.Những cơn giận dữ của Grace có thể kéo dài từ vài phút cho tới 3 giờ. Bệnh xuất hiện từ khi bé Grace mới được 18 tháng tuổi và kéo dài cho tới tận bây giờ. Theo các chuyên gia y tế, hội chứng của Grace gây ra do một dạng đột biến gen hiếm gặp được gọi là hội chứng Smith-Magenis. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới vào khoảng 1/25.000 trẻ em và thường bị nhầm lẫn với bệnh tự kỷ. Hiện vẫn chưa có cách chữa.
Theo Bee.net.vn/Daily Mailkhông thể ra ngoài thường xuyên.
Nhãn: Thế giới
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ