Quần áo

Quần áo

15 thg 6, 2010

Ước mong đổi đời

World Cup mang đến không khí lễ hội của môn thể thao vua đồng thời cũng là dịp để nhiều người dân nghèo đổi đời. Ngày càng nhiều trẻ em Zimbabwe liều mình đánh đổi mạng sống để băng qua biên giới Nam Phi mong làm giàu nhờ World Cup.

Cậu bé Johnson, 14 tuổi, rời bỏ ngôi làng ở Zimbabwe ra đi với một ý nghĩ trong đầu, tới Nam Phi và World Cup. Cuối cùng, Johnson đã thực hiện được ước mơ ấy cách đây vài tuần. Chui qua


Một phụ nữ Zembabwe cõng con chui qua hàng rào dây thép gai
một cái lỗ nhỏ ở hàng rào dây thép gai, cậu bé này đã bước chân sang Nam Phi. Những hình ảnh Johnson gặp trong suốt hành trình của mình sẽ mãi mãi ám ảnh khiến cậu không thể nào quên. Trên đoạn đường tới nơi mơ ước, cậu từng bị các băng nhóm có vũ trang đánh đập dã man, chứng kiến cảnh cướp bóc và cả những tiếng thét kinh hoàng của các cô gái trong bụi cây.

Cậu bé kể: "Ở quê, cháu chẳng có gì để ăn. Cháu nghe nói có rất nhiều cơ hội kiếm tiền ở Nam Phi nên đã quyết định tới đây. Chặng đường băng qua biên giới thật kinh khủng. Cháu đi cùng bốn đứa trẻ khác nhưng chỉ có cháu và một đứa nữa vượt qua được hàng rào đầy gai đó".

Trong chiếc áo phông Arsenal bạc màu, Johnson chỉ những vết thương trên chân mình. Đó là vết sẹo từ những lần bị các đám cướp hoạt động gần khu vực biên giới đánh đập. Nhóm cướp này chuyên trấn tiền, cưỡng hiếp và ăn trộm của những người qua biên giới.

"Lúc băng qua sông, chúng cháu đụng phải nhóm cướp. Đám này lấy gậy gộc đánh và ăn cắp hết tiền chúng cháu có trong người. Chúng còn đuổi theo các cô gái và làm hại họ. Cháu nghe thấy tiếng kêu của các cô trong những bụi cây".

Trải qua bao nguy hiểm, Johnson trở thành một trong số những người may mắn sống sót. Hàng tháng, ước tính có khoảng 3.000 trẻ em Zimbabwe vượt biên vào Nam Phi bằng mọi giá. Khi sức nóng của World Cup thổi khắp lục địa đen, số trẻ nhập cư trái phép tăng lên từng ngày, bất chấp nguy hiểm rình rập, mặc cho nguy cơ bị cướp bóc, hãm hiếp hay bạo hành có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Không giống Johnson sang Nam Phi với ước mong đổi đời, nhiều cậu bé khác tới đó chỉ đơn giản được xem bóng đá. Raphael 17 tuổi cho biết, đã sáu tháng nay cậu ở Nam Phi và đã tiết kiệm gần đủ số tiền để tới được thành phố Johannesburg.

"Tôi tới Nam Phi bởi ở Zimbabwe có quá nhiều vấn đề, không tiền và cũng chẳng có việc làm. Tuy nhiên, đến Nam Phi để xem bóng đá là một trong những lý do khiến chúng tôi liều mình. Tôi chắc mình sẽ kiếm được tấm vé của một trận đấu".

Theo Nemaranzhe Themba, nhân viên xã hội, rất nhiều người khác đến Nam Phi bằng con đường chui lủi. "Bạn có nhìn thấy hàng tốp người trên đường hàng đêm không? Chúng tôi không thể tiếp cận hết tất cả họ. Cảnh sát đã gom họ ở biên giới. Những người này không quần áo và bị đánh dã man. Nhiều điều tồi tệ hơn còn xảy ra với các cô gái".

Tuần trước, có gần 50 người mới tới đây. "Tất cả những người này đều muốn đến Johannesburg nhưng họ thậm chí còn chẳng biết đó là nơi nào. Chúng tôi đã yêu cầu họ quay về nhưng chỉ vài tuần sau đã lại thấy họ xuất hiện", Themba nói.

Cách đây vài ngày, cô bé Cecilia 10 tuổi với dáng người còm nhom, tóc cắt nham nhở được các nhân viên xã hội tìm thấy khi đang lang thang tìm thức ăn trên đường. Cecilia được đưa tới một trại tị nạn dành cho phụ nữ và trẻ em. Mặc chiếc váy màu xanh cũ nát, cô bé ngồi yên lặng trong góc nói chuyện một mình. Các nhân viên ở trại cho rằng bố mẹ em đã chết vì bệnh tả năm ngoái. Từ đó, cô bé phải kiếm sống và tự bảo vệ mình.

"Chúng tôi đã gặp cô bé trước đó. Cecilia loanh quanh khu vực biên giới để kiếm tiền. Thời điểm ấy, bé gái này bị nhiều vết thương nặng trên người nhưng Cecilia vẫn chẳng nói lời nào nên chúng tôi không biết phải làm gì với con bé. Có thể ai đó đã đưa Cecilia đi hoặc cô bé đã tới thành phố nào đó. Chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với em".

Mặc cho những nguy hiểm rình rập, phần lớn những đứa trẻ nhập cư đều cho rằng cuộc sống đường phố ở Nam Phi vẫn còn tốt chán so với những gì chúng phải bươn chải ở quê nhà.

Bé gái người Gwanda 16 tuổi, Memory Gokwe, tâm sự: "Ở nhà không có gì để ăn. Cháu muốn đến trường nhưng điều này dường như là không thể ở Zimbabwe". Cũng giống bao đứa trẻ khác, Memory phải mất tiền cho một người dẫn đường qua biên giới.

"Chị gái cháu cử một người đàn ông về làng để đưa cháu tới Nam Phi. Theo thoả thuận, anh ta sẽ đưa cháu qua biên giới bằng xe tải nhưng người này lại giao cháu cho một gã khác. Cả nhóm tới biên giới bằng đường thủy. Người dẫn đường muốn cưỡng hiếp các bé gái nhưng hai phụ nữ đi cùng đoàn đã đứng ra chịu báng để chúng cháu chạy đi", cô bé nhớ lại.

Theo Guardian, trước khi World Cup diễn ra, UNICEF em đã cảnh báo sẽ có một "trận lụt" làn sóng nhập cư là trẻ em vào Nam Phi. Chính phủ nước này đã bố trí nhiều đội tuần tra dọc đường biên giới để ngăn không cho người nào lọt qua hàng rào dây thép.

Bình Minh

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ