Quần áo

Quần áo

26 thg 10, 2009

Tin tức - Sự kiện - Văn hóa giao thông xuống cấp trầm trọng!




Tham gia giao thông cũng cần phải có văn hóa!


Bình tĩnh, biết nhường nhịn và “tránh voi chẳng xấu mặt nào” là giải pháp nên chọn, để tránh họa vào thân khi va chạm, nhưng cũng là cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}
Không phải ngẫu nhiên mà các địa phương trên cả nước rầm rộ phát động tháng “Văn hóa giao thông”, khi ứng xử của người tham gia giao thông ngày càng có nhiều chuyện đáng bàn.
Ở TP.HCM, nơi mật độ người, xe dày đặc nhất nước, các tuyến đường đang gồng mình gánh “lô cốt”, rào chắn, ngập nước, khiến tình trạng kẹt xe càng trầm trọng.
Đô thị này là điểm nóng về giao thông và văn hóa giao thông. Không ít vụ việc đánh nhau giữa đường chỉ vì chút va chạm nhẹ giữa các phương tiện. Và kết quả những trận đánh nhau… lãng xẹt ấy, ngoài đương sự bị sức đầu mẻ trán, thì người đi đường cũng phải gánh chịu cảnh kẹt xe liên hoàn.
Đơn cử, vụ đánh nhau “loạn xị cào cào” trên đường Cách Mạng Tháng Tám xảy ra trưa 19/10 giữa bốn người đi trên hai xe gắn máy, mà nguyên nhân xuất phát từ việc chen lấn khi lưu thông dẫn đến va quệt.
Chuyện tưởng nhỏ chỉ cần vài câu xin lỗi là xong, đằng này cả bốn cái đầu nóng lập tức “xáp lá cà”, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân để “giải quyết”, khiến con đường có "truyền thống" ùn tắc này càng trở nên hỗn loạn, dồn ứ. Vậy là, cả nghìn con người và xe phải đứng chôn chân, toát mồ hôi giữa cái nắng hầm hập ban trưa.

Vụ rượt đuổi, ẩu đả giữa hai thanh niên với một người đáng tuổi cha chú mình tại ngã tư Bảy Hiền cũng diễn ra tương tự. Trước đó, do va quệt giữa hai xe gắn máy, hai bên thay vì từ tốn xử lý hậu quả vụ việc, thì lại kiệm lời xin lỗi, thậm chí không tiếc lời xỉ vả, mạt sát nhau. Hậu quả của việc “tranh luận” bằng chân tay đó là chiếc xe gắn máy của người lớn tuổi bị đập phá tan nát. Nhưng tồi tệ hơn, hàng nghìn phương tiện giao thông bỗng dưng… dồn cục tại ngã tư.
Hay vụ va quệt khác xảy ra mới đây giữa hai người đi xe máy xảy ra ở quận Tân Bình, dẫn đến hậu quả một người chết, một người bị thương nhưng không phải vì tai nạn giao thông mà vì ẩu đả giữa hai người. Số là sau khi va quệt, cả hai lời qua tiếng lại thách thức nhau, rồi lao vào tấn công nhau không thương tiếc.
Đường Quang Trung, con đường nổi tiếng với nhiều vụ ẩu dả, cãi vã nhau chỉ vì va chạm khi tham gia lưu thông, khiến UBND quận Gò Vấp phải giăng cả băng rôn ngang đường, với những khẩu hiệu: “Hãy tỏ ra lịch sự khi va chạm giao thông”, hoặc “Hãy kiềm chế khi xảy ra va chạm giao thông”.
Nhưng khẩu hiệu dù nhan nhản trước mắt, vẫn không làm giảm bớt những màn ẩu đả vì va quệt trên đường. Bởi đơn giản, đường nào cũng chật, lại thêm lô cốt, ngập nước, kẹt xe cứ thế gia tăng, như làm tăng thêm nỗi bực tức của người tham gia giao thông giữa dòng người, dòng xe.
Theo các chuyên gia về tâm lý, cách ứng xử thiếu kiềm chế của một số người khi tham gia giao thông hiện nay, là do đường quá chật chội, hay ùn tắc… khiến tính cộc cằn dễ bộc phát, nhất là đối với đàn ông.
Bình tĩnh, biết nhường nhịn và “tránh voi chẳng xấu mặt nào” là giải pháp nên chọn, để tránh họa vào thân, nhưng cũng là cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông!

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ