Khó ở vì... vợ đẹp
Nghe người khác khen: "Mày thật khéo chọn, kiếm đâu ra cô vợ xinh thế" là anh Công cảm thấy vô cùng… khó ở.
Người ta khen thật lòng nhưng anh lại nghĩ “Nói thế khác nào bảo cô ấy là hoa nhài, còn mình là…”.
Chị Quế - vợ anh Công đẹp như người mẫu: cao hơn 1,6m, da trắng, tóc dài, mũi cao, trong khi anh hơi thấp, da đậm màu. Mỗi lần chị dắt xe ra cổng là anh săm soi, phê bình chị, khi thì vì chiếc áo hơi rộng cổ, lúc lại do áo hơi… mỏng. Sở hữu một vóc dáng chuẩn nhưng chị không bao giờ dám mặc váy đi làm.
Chị Quế - vợ anh Công đẹp như người mẫu: cao hơn 1,6m, da trắng, tóc dài, mũi cao, trong khi anh hơi thấp, da đậm màu. Mỗi lần chị dắt xe ra cổng là anh săm soi, phê bình chị, khi thì vì chiếc áo hơi rộng cổ, lúc lại do áo hơi… mỏng. Sở hữu một vóc dáng chuẩn nhưng chị không bao giờ dám mặc váy đi làm.
Có hôm trời nóng nực, thấy đồng nghiệp váy áo tưng bừng, chị không nhịn được, cũng diện một chiếc váy thì bị chồng mắng như tát. Anh còn nói mát: “Mặc thế thà đừng mặc gì còn hơn...”.
Khi chưa lấy chồng, năm nào chị Quế cũng đi nghỉ mát cùng cơ quan, nhưng hơn chục năm nay, chị đành bỏ thú vui đó. Vài lần, chị đăng ký để chồng con cùng đi với cơ quan mình, nhưng thuyết phục thế nào anh cũng không chịu. Ngay đến việc chị chơi tennis ở sân gần nhà, anh cũng rất khó chịu. Vào sân tennis phải mặc quần soóc mà chân chị lại trông “ngon mắt” quá. Bắt gặp những con mắt dán vào đôi chân vợ mình, ruột gan anh như kiến đốt. Mỗi lần chị chơi tennis về, mặt anh lại hầm hầm, đá thúng đụng nia.
Nhịn mãi không chịu nổi, khéo mấy cũng không thể chiều được lòng chồng, chị điên lên đòi ly hôn, anh lại ngọt nhạt: “Không phải vì anh hẹp hòi nhưng em cứ hơn hớn như vậy… anh sợ mất em”.
Cũng vì mặc cảm “hoa nhài cắm bãi …” mà vợ chồng anh Thế không có nổi một ngày hạnh phúc. Anh và chị Hoa cùng quê ở Hà Nam, vào Bình Dương lập nghiệp, làm công nhân cho một công ty. Ngày lấy anh, chị Hoa còn rất trẻ và vô cùng xinh đẹp. Ngay trong ngày cưới, đang cầm ly nhận sự chúc tụng của bạn bè, thấy vợ cười lúng liếng với đám bạn trai, anh đã không nén được, gạt phăng bàn tiệc, bát đĩa bay vèo vèo làm mọi người hết hồn. Chị Hoa bị một phen bẽ mặt, đòi hủy đám cưới nhưng mọi người can ngăn nên thôi.
Bình thường anh Thế là người hiền lành nhưng trong quan hệ vợ chồng, anh luôn bị chứng ghen tuông hành hạ. Đêm, nếu quan hệ vợ chồng trục trặc, anh lại đổ tại chị ngủ với thằng khác nên chán chồng. Nếu bắt gặp tin nhắn nào có từ anh anh, em em nhắn đến điện thoại của chị là anh truy hỏi chị như một phạm nhân. Nhiều lần quá ấm ức, chị to tiếng lại là thể nào cũng bị anh “tẩn” cho một trận. Sống tủi nhục như vậy được gần chục năm, chị đơn phương ly hôn.
Sau khi ly hôn, chị nuôi con, anh đi bước nữa. Người vợ sau của anh vừa già lại vừa xấu nhưng lạ là anh lại sợ bà vợ này một phép. Trước đây anh “ghê gớm” với chị Hoa bao nhiêu, giờ bà vợ mới lại “ghê gớm” với anh bấy nhiêu mà anh luôn nín nhịn.
Tâm lý đề phòng “kẻ gian”
Chuyên viên tâm lý Phạm Nhật Lệ, Trung tâm tư vấn Người Bạn Tri Kỷ (Tổng đài tư vấn 1088 Hà Nội) cho biết, những trường hợp trên không phải cá biệt. Thường đó là những ông chồng kém hơn vợ về hình thức, không thành đạt và không kiếm được nhiều tiền.
Ở họ thường nẩy sinh mặc cảm tự ti. Tâm lý “vợ đẹp là vợ người ta” ăn sâu vào nếp nghĩ khiến họ luôn đề phòng “kẻ gian”. Trong suy nghĩ của họ, bất cứ người đàn ông nào quanh vợ mình, nhòm ngó hay trêu chọc vợ mình đều “có ý đồ”. Sự ghen tuông vô lối nẩy sinh từ ý nghĩ đó.
Tâm lý phòng giữ vợ khiến họ luôn ức chế, căng thẳng. Một người bạn cũ hỏi thăm vợ, một người hàng xóm vui miệng trêu chọc… là họ lập tức đặt câu hỏi, nghĩ ngay là biết đâu hai người có “vấn đề”... Những ý nghĩ đó luôn xuất hiện nhưng trên thực tế, nó không hề tồn tại nên họ không bao giờ bắt gặp. Vì thế, họ tìm cách trút nỗi hằn học đó lên đầu vợ. Người vợ bị oan mãi cũng không thể chịu nổi. Họ cáu gắt, thậm chí nổi điên lên vì những ý nghĩ “bệnh hoạn” của chồng. Chồng căng thẳng vì đa nghi. Vợ căng thẳng vì sự ghen tuông vô lối của chồng. Người chồng càng nghi ngờ, người vợ càng bị ức chế. Vòng quay căng thẳng đó đẩy dần hai người vào hố sâu của địa ngục.
Nói như vậy không có nghĩa bất cứ người đàn ông nào lấy vợ đẹp cũng đều bất hạnh. Bi kịch thường chỉ xuất hiện khi người đàn ông đó quá bảo thủ và mang nặng tư tưởng gia trưởng. Với những người chồng hiểu biết, tự tin vào bản thân, tin yêu vợ thì dù vợ mình có nhiều người nhòm ngó, họ vẫn nhìn nhận điều đó theo cách tôn trọng vợ, thậm chí còn rất tự hào.
Tính gia trưởng luôn tạo ra những “ông chủ” đầy quyền hành trong gia đình. Sự đa nghi và mặc cảm đã làm họ không còn kiểm soát được chính mình nên cũng không còn khả năng kiểm soát được bất cứ thứ gì khác, kể cả vợ. Những hành xử tiêu cực nẩy sinh. Điều này giải thích vì sao không ít người bạo hành vợ là do… bất lực.
Đối với những người chồng mặc cảm nhưng nhận thức được sự sai lệch của mình, chỉ cần người vợ tinh tế, khéo léo, biết đề cao chồng và biết thể hiện tình yêu của mình, sẽ xóa dần được mặc cảm và chữa được bệnh ghen của chồng.
Đối với người mang mặc cảm “không tương xứng” nhưng lại bảo thủ và nặng tư tưởng gia trưởng, cách duy nhất là giúp họ ý thức được điều đó một cách gián tiếp: chỉ cho họ thấy cái sai nhưng làm như mình không hề biết gì về cái sai đó. Tuy nhiên, để “cải tạo” được “tư duy” gia trưởng là việc vô cùng khó và không phải người phụ nữ nào cũng đủ khéo léo và kiên nhẫn để làm được.
Những người vợ khi gặp người chồng như thế, sau khi đã cố gắng hết cách không được, giải pháp cuối cùng còn lại có lẽ là phải giải phóng cho nhau để mỗi người có thể tìm được người khác, tương xứng với mình hơn.
Theo PNO
Khi chưa lấy chồng, năm nào chị Quế cũng đi nghỉ mát cùng cơ quan, nhưng hơn chục năm nay, chị đành bỏ thú vui đó. Vài lần, chị đăng ký để chồng con cùng đi với cơ quan mình, nhưng thuyết phục thế nào anh cũng không chịu. Ngay đến việc chị chơi tennis ở sân gần nhà, anh cũng rất khó chịu. Vào sân tennis phải mặc quần soóc mà chân chị lại trông “ngon mắt” quá. Bắt gặp những con mắt dán vào đôi chân vợ mình, ruột gan anh như kiến đốt. Mỗi lần chị chơi tennis về, mặt anh lại hầm hầm, đá thúng đụng nia.
Nhịn mãi không chịu nổi, khéo mấy cũng không thể chiều được lòng chồng, chị điên lên đòi ly hôn, anh lại ngọt nhạt: “Không phải vì anh hẹp hòi nhưng em cứ hơn hớn như vậy… anh sợ mất em”.
Cũng vì mặc cảm “hoa nhài cắm bãi …” mà vợ chồng anh Thế không có nổi một ngày hạnh phúc. Anh và chị Hoa cùng quê ở Hà Nam, vào Bình Dương lập nghiệp, làm công nhân cho một công ty. Ngày lấy anh, chị Hoa còn rất trẻ và vô cùng xinh đẹp. Ngay trong ngày cưới, đang cầm ly nhận sự chúc tụng của bạn bè, thấy vợ cười lúng liếng với đám bạn trai, anh đã không nén được, gạt phăng bàn tiệc, bát đĩa bay vèo vèo làm mọi người hết hồn. Chị Hoa bị một phen bẽ mặt, đòi hủy đám cưới nhưng mọi người can ngăn nên thôi.
Bình thường anh Thế là người hiền lành nhưng trong quan hệ vợ chồng, anh luôn bị chứng ghen tuông hành hạ. Đêm, nếu quan hệ vợ chồng trục trặc, anh lại đổ tại chị ngủ với thằng khác nên chán chồng. Nếu bắt gặp tin nhắn nào có từ anh anh, em em nhắn đến điện thoại của chị là anh truy hỏi chị như một phạm nhân. Nhiều lần quá ấm ức, chị to tiếng lại là thể nào cũng bị anh “tẩn” cho một trận. Sống tủi nhục như vậy được gần chục năm, chị đơn phương ly hôn.
Sau khi ly hôn, chị nuôi con, anh đi bước nữa. Người vợ sau của anh vừa già lại vừa xấu nhưng lạ là anh lại sợ bà vợ này một phép. Trước đây anh “ghê gớm” với chị Hoa bao nhiêu, giờ bà vợ mới lại “ghê gớm” với anh bấy nhiêu mà anh luôn nín nhịn.
Tâm lý đề phòng “kẻ gian”
Chuyên viên tâm lý Phạm Nhật Lệ, Trung tâm tư vấn Người Bạn Tri Kỷ (Tổng đài tư vấn 1088 Hà Nội) cho biết, những trường hợp trên không phải cá biệt. Thường đó là những ông chồng kém hơn vợ về hình thức, không thành đạt và không kiếm được nhiều tiền.
Ở họ thường nẩy sinh mặc cảm tự ti. Tâm lý “vợ đẹp là vợ người ta” ăn sâu vào nếp nghĩ khiến họ luôn đề phòng “kẻ gian”. Trong suy nghĩ của họ, bất cứ người đàn ông nào quanh vợ mình, nhòm ngó hay trêu chọc vợ mình đều “có ý đồ”. Sự ghen tuông vô lối nẩy sinh từ ý nghĩ đó.
Tâm lý phòng giữ vợ khiến họ luôn ức chế, căng thẳng. Một người bạn cũ hỏi thăm vợ, một người hàng xóm vui miệng trêu chọc… là họ lập tức đặt câu hỏi, nghĩ ngay là biết đâu hai người có “vấn đề”... Những ý nghĩ đó luôn xuất hiện nhưng trên thực tế, nó không hề tồn tại nên họ không bao giờ bắt gặp. Vì thế, họ tìm cách trút nỗi hằn học đó lên đầu vợ. Người vợ bị oan mãi cũng không thể chịu nổi. Họ cáu gắt, thậm chí nổi điên lên vì những ý nghĩ “bệnh hoạn” của chồng. Chồng căng thẳng vì đa nghi. Vợ căng thẳng vì sự ghen tuông vô lối của chồng. Người chồng càng nghi ngờ, người vợ càng bị ức chế. Vòng quay căng thẳng đó đẩy dần hai người vào hố sâu của địa ngục.
Nói như vậy không có nghĩa bất cứ người đàn ông nào lấy vợ đẹp cũng đều bất hạnh. Bi kịch thường chỉ xuất hiện khi người đàn ông đó quá bảo thủ và mang nặng tư tưởng gia trưởng. Với những người chồng hiểu biết, tự tin vào bản thân, tin yêu vợ thì dù vợ mình có nhiều người nhòm ngó, họ vẫn nhìn nhận điều đó theo cách tôn trọng vợ, thậm chí còn rất tự hào.
Tính gia trưởng luôn tạo ra những “ông chủ” đầy quyền hành trong gia đình. Sự đa nghi và mặc cảm đã làm họ không còn kiểm soát được chính mình nên cũng không còn khả năng kiểm soát được bất cứ thứ gì khác, kể cả vợ. Những hành xử tiêu cực nẩy sinh. Điều này giải thích vì sao không ít người bạo hành vợ là do… bất lực.
Đối với những người chồng mặc cảm nhưng nhận thức được sự sai lệch của mình, chỉ cần người vợ tinh tế, khéo léo, biết đề cao chồng và biết thể hiện tình yêu của mình, sẽ xóa dần được mặc cảm và chữa được bệnh ghen của chồng.
Đối với người mang mặc cảm “không tương xứng” nhưng lại bảo thủ và nặng tư tưởng gia trưởng, cách duy nhất là giúp họ ý thức được điều đó một cách gián tiếp: chỉ cho họ thấy cái sai nhưng làm như mình không hề biết gì về cái sai đó. Tuy nhiên, để “cải tạo” được “tư duy” gia trưởng là việc vô cùng khó và không phải người phụ nữ nào cũng đủ khéo léo và kiên nhẫn để làm được.
Những người vợ khi gặp người chồng như thế, sau khi đã cố gắng hết cách không được, giải pháp cuối cùng còn lại có lẽ là phải giải phóng cho nhau để mỗi người có thể tìm được người khác, tương xứng với mình hơn.
Theo PNO
Nhãn: Tình yêu hôn nhân
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ