Quần áo

Quần áo

8 thg 9, 2011

Cháu Bích có thể tổn thương tâm lý suốt đời

Mới 8 tuổi nhưng cháu Bích đã trải qua một cú sốc trong đời quá lớn, sự mất mát chia lìa người thân. Các chuyên gia tâm lý lo ngại rằng cháu Bích sẽ bị tổn thương tâm lý suốt đời.

Vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích đã xảy ra hơn hai tuần nay nhưng dư luận vẫn sục sôi niềm căm phẫn với tên thủ ác và động lòng thương cảm với gia đình nạn nhân. Nhất là với cháu Bích, người còn sống duy nhất trong vụ thảm sát trên.

Dư luận căm phẫn tên Luyện, kẻ thủ ác bấy nhiêu thì lại lo lắng cho cuộc sống của cháu Bích từng ấy. Bởi mới 8 tuổi mà cuộc đời lại bắt cháu phải nếm trải những nỗi đau quá lớn, một lúc phải chia lìa mãi mãi tất cả người thân. Rồi đây làm sao cháu có thể tiếp tục sống những ngày tháng còn lại khi dư chấn về tâm lý của một đứa trẻ còn non nớt là quá lớn.



Cháu Bích đang dần hồi phục những vết thương trên cơ thể, còn vết thương tâm lý thì...

Theo như lời của các y bác sĩ trực tiếp chăm sóc cháu thì sức chịu đựng về nỗi đau da thịt của cháu là rất lớn, bằng chứng khi điều trị cháu Bích không hề khóc. Cho đến nay sức khỏe của cháu Bích đã bình phục khoảng 80%, tay bị đứt lìa có thể cử động được. Thế nhưng vấn đề đang khiến mọi người lo ngại là cháu hay khóc về đêm, khoảng từ 12 giờ trở đi là cháu khóc đến 1 - 2 tiếng mới thôi. Cho tới hiện nay cháu Bích vẫn chưa biết bố mẹ cháu đã chết, mỗi lần cháu hỏi tới là mọi người cố nén lòng nói cho cháu biết là bố mẹ đang trị bệnh ở nước ngoài.

Một chuyên gia về tâm thần chuyên biệt, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau thảm cảnh, Bích có thể gặp một số vấn đề tâm lý do sang chấn: stress cấp như hoảng loạn, kích động, loạn thần; hay rối loạn thích ứng: bé không thể thích ứng với cuộc sống hiện tại, luôn lo âu, sợ hãi, bi quan, không muốn tiếp tục tới trường...

Tuy nhiên, hai vấn đề trên chưa đáng lo bằng việc em có thể mắc các rối loạn stress sau sang chấn: Có thể sau một năm hay 10-20 năm nữa, Bích vẫn có những cơn hồi ức về thảm cảnh gia đình gặp phải. Điều này cũng hay thấy ở những người từng vượt biên hay các binh lính trở về sau chiến tranh khốc liệt...

Bác sĩ này cho rằng, vấn đề can thiệp tâm lý với Bích cần thực hiện càng sớm càng tốt và phải có sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, tâm thần nhi. Về việc có nên sớm cho Bích biết sự thật bố mẹ và em đã mất, chuyên gia cho rằng, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại cũng như khả năng đương đầu với thực tế của em. "Sẽ không thể nói làm gì là tốt nhất cho Bích khi chưa gặp gỡ, thăm khám, làm test tâm lý cho em", ông nói.

Còn tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, tư vấn đường dây bảo vệ trẻ em 18001567 (Cục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em), thì cho rằng ngoài việc chăm sóc sức khỏe ra cháu Bích cần được sự giúp đỡ để vượt qua cú sốc về tinh thần. Theo cách của bà thì sau khi điều trị xong không nên đưa cháu Bích về nhà, mà hãy đưa cháu đến một môi trường hoàn toàn mới, ở lâu dài để tránh trường hợp cháu bị ám ảnh về những việc xảy ra.

"Em sẽ phải trải qua hành trình đau khổ: từ phủ nhận sự thật rồi đổ lỗi (cho người khác và cho chính mình), tiếp đó là rơi vào trạng thái tự oán trách bản thân rồi mới dần dần chấp nhận được sự thật. Và khi đó, em sẽ cảm nhận sâu sắc mất mát không thể bù đắp của mình", nhà tâm lý chia sẻ.

Bên cạnh đó, em sẽ có dấu ấn kinh hoàng với thủ phạm và cần được giải tỏa những ẩn ức này. Các nhà chuyên môn cần giúp em bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn với kẻ đã hại gia đình mình, hướng dẫn em cách thư giãn, luyện thở, để tĩnh tâm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Người trị liệu cũng sẽ phải giúp em đối mặt và chấp nhận sự thật, sau đó làm sao không suy sụp tinh thần, bằng cách hướng em tới những suy nghĩ tích cực, rằng bố mẹ và người em vẫn luôn dõi theo Bích và mong những điều tốt đẹp nhất cho con, nên con cần sống tốt để họ yên lòng.

Mong rằng trong thời gian sắp tới các chuyên gia về tâm lý sẽ có những phương pháp ưu việt nhất để giúp cháu Bích sống tốt trong những ngày sắp tới. Cháu Bích ơi, hãy cố gắng lên nhé, mọi người trên khắp đất nước này luôn bên cạnh cháu và luôn dõi theo từng bước cháu đi

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ