Quần áo

Quần áo

24 thg 3, 2011

Mây phóng xạ từ Nhật có thể đến VN

Các cơ quan chức năng đang ráo riết kiểm tra, nếu phát hiện phóng xạ sẽ kịp thời cảnh báo đến người dân.

Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân cho biết, theo dự báo của các nhà khoa học Na Uy, ngày 25/3, mây phóng xạ có thể sẽ đến các tỉnh miền Nam Việt Nam nhưng không gây nguy hại đến sức khỏe người dân.

Mây phóng xạ lan rộng
Ngày 23/3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi 1 tại Nhật Bản của Bộ Khoa học - Công nghệ cũng cho biết theo số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm Dữ liệu quốc gia của Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO), thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, đám mây phóng xạ đang di chuyển và hiện đã đến vùng Đông Bắc quần đảo Philippines.
Ngoài ra, số liệu của CTBTO cũng cho thấy vùng biển Đại Tây Dương đã xuất hiện đám mây phóng xạ. Trên biển Thái Bình Dương, đám mây phóng xạ ngày càng lan rộng xuống phía Nam.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, ông Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - cho biết khả năng các đám mây phóng xạ có vào Việt Nam hay không vẫn chưa thể biết được.
Sự di chuyển của các đám mây phóng xạ được theo dõi dựa trên sự mô phỏng vận động của khí quyển. Bản thân các đám mây phóng xạ cũng sẽ bị phân rã theo thời gian và loãng đi theo không gian. “Chúng tôi đang theo dõi thông tin từ thế giới cũng như theo dõi sự thay đổi trong môi trường. Nếu có phóng xạ, sẽ kịp thời cảnh báo đến người dân. Tuy nhiên, bụi phóng xạ từ Nhật Bản khó có thể thổi tới Việt Nam” - ông Vương Hữu Tấn nhận định.
Theo TS Đặng Thanh Lương - Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân: Thời điểm này, tại Việt Nam chưa phát hiện có dấu hiệu bất thường nào dựa trên các số liệu quan trắc đo được. Trong trường hợp có sự cố, Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân sẽ đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho người dân.
Ngược hướng di chuyển của mây phóng xạ
Liên quan đến vấn đề di chuyển của mây phóng xạ, ông Nguyễn Văn Tuệ, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết những ngày cuối tháng 3, 4 và 5/2011, hoàn lưu chủ yếu chi phối khu vực Bắc châu Á là các hệ thống gió theo hướng từ phía Tây sang Đông.
Do vậy, trong khoảng thời gian trên, ít có khả năng những tro bụi hoặc các chất thải độc hại (kể cả bụi phóng xạ) chứa trong các khối không khí có thể di chuyển ngược lại về phía Tây và Tây Nam ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam châu Á.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, thực tế đã chứng minh từ thảm họa Nhà máy Điện nguyên tử Chernobyl (Ukraine), chỉ có các nước ở phía Đông và phía Tây cùng vĩ độ của nhà máy này mới bị ảnh hưởng của bụi phóng xạ. Thậm chí, tại Mông Cổ và Trung Quốc cũng không bị ảnh hưởng.
Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở xa về phía Tây Nam của Nhật Bản và nằm ở vĩ độ rất thấp so với vị trí của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi 1 (thuộc khu Đông Bắc Nhật Bản).
Lãnh đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định cùng với phân tích về hoàn lưu gió trong thời gian tới, có thể kết luận khu vực Việt Nam khó có thể bị ảnh hưởng của tro bụi và phóng xạ do sự cố nhà máy điện nguyên tử tại Nhật Bản gây ra.
Chiều 21 và 22/3, Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân cũng đã đo khả năng nhiễm phóng xạ cho 3 người Việt Nam (1 người sống ở Tokyo, 1 người sống ở Yokohama và 1 lưu học sinh ở Sendai). Cả ba người này đều không bị nhiễm phóng xạ,

Theo Người lao động

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ